Bị bệnh thoát vị đĩa đệm có nên mổ không? Khi nào?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Hiện tại có nhiều phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bao gồm điều trị nội khoa và phẫu thuật. Tuy nhiên, khi nào cần mổ thoát vị đĩa đệm, khi nào có thể dùng thuốc thì người bệnh nhiều đều mơ hồ.

Bị bệnh thoát vị đĩa đệm có nên mổ?
Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không và khi nào thực hiện để đạt hiệu quả điều trị tối đa

Bị bệnh thoát vị đĩa đệm có nên mổ không?  

Đĩa đệm là miếng đệm giữa các đốt xương (đốt sống) riêng lẻ. Đĩa đệm này có tác dụng giảm ma sát và giúp cho các khớp hoạt động tốt hơn.

Một đĩa đệm bị thoát vị có nghĩa là nó bị trượt ra khỏi vị trí ban đầu hoặc đôi khi là bị rách, vỡ hoặc thoái hóa. Thoát vị đĩa đệm có thể kích thích các dây thần kinh gần đó và dẫn đến các cơn đau, tê hoặc yếu ớt ở cánh tay và chân.

Hầu hết các trường hợp thoát vị đĩa đệm đều không cần thực hiện phẫu thuật. Bệnh có thể được cải thiện nếu bạn điều trị đúng thời điểm và phương pháp.

Tuy nhiên, nếu bệnh đã tiến triển và chèn ép hệ thống rễ thần kinh của bạn thì việc điều trị bảo tồn hoặc dùng thuốc có thể không có tác dụng. Lúc này, phẫu thuật mổ thoát vị đĩa đệm có thể là lựa chọn tốt nhất.

thoát vị đĩa đệm có nên mổ không
Đa số các trường hợp thoát vị đĩa đệm không cần điều trị phẫu thuật

Các trường hợp nên thực hiện mổ thoát vị đĩa đệm bao gồm:

  • Bệnh nhân cảm thấy đau đớn đến mức không thể đi lại hoặc không thể hoàn thành các công việc đơn giản trong cuộc sống hàng ngày.
  • Người bệnh thường xuyên bị tê hoặc cảm thấy yếu ớt, đặc biệt là khi chạm vào cột sống.
  • Người bệnh không thể kiểm soát được bàng quang và ruột. Điều này có nghĩa là bạn mất khả năng làm chủ việc đại tiện và tiểu tiện.
  • Không thể tự di chuyển, đi lại hoặc đứng lên.

Các rủi ro có thể gặp khi mổ thoát vị đĩa đệm

bị thoát vị đĩa đệm có nên mổ không
Mặc dù hiếm khi xảy ra nhưng thoát vị đĩa đệm có thể tái phát sau khi phẫu thuật

Hầu hết tất cả bệnh nhân đều không xảy ra biến chứng sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, ca mổ vẫn có một số rủi ro nhất định. Chúng bao gồm:

  • Có nguy cơ gây tổn thương đến các dây thần kinh khác khi thực hiện phẫu thuật thoát vị đĩa đệm.
  • Hình thành mô sẹo tại khu vực phẫu thuật. Mô sẹo sẽ chèn ép dây thần kinh và gây ra các cơn đau.
  • Tổn thương đến hệ thống tĩnh mạch.
  • Nhiễm trùng, xuất huyết bên trong.
  • Rò rỉ dịch tủy sống.

Phẫu thuật có hiệu quả điều trị với hầu hết các trường hợp. Tuy nhiên vẫn có 5% các trường hợp thoát vị đĩa đệm có thể tái phát trở lại.

Các loại phẫu thuật mổ thoát vị đĩa đệm

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm nhằm mục đích loại bỏ áp lực lên dây thần kinh và giải phóng cho đĩa đệm. Các loại phẫu thuật thoát vị đĩa đệm bao gồm:

  • Phẫu thuật loại bỏ đĩa đệm: Phẫu thuật này bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ đĩa đệm bị thoát vị để giảm áp lực lên hệ thần kinh.
  • Phẫu thuật loại bỏ một phần nhỏ của cột sống: Phẫu thuật này có thể điều chỉnh lại vị trí của đĩa đệm và làm giảm áp lực tác động lên hệ thần kinh của bạn. Phẫu thuật này đôi khi cũng ngăn chặn các cơn đau chân hoặc đau thần kinh tọa.
  • Phẫu thuật tạo đĩa đệm nhân tạo: Đây là phẫu thuật hiếm khi được sử dụng bởi vì nó chỉ có tác dụng đối với một số trường hợp thoát vị đĩa đệm ở lưng dưới. Tuy nhiên, nếu phẫu thuật này được lựa chọn, bác sĩ sẽ thay đĩa đệm bị thoát vị bằng một đĩa kim loại hoặc đĩa nhựa.

Quá trình hồi phục sau mổ

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có tỷ lệ thành công khá cao và có hiệu quả nhanh hơn các phương pháp điều trị khác. Người bệnh sẽ cảm nhận thấy sự thay đổi của các triệu chứng trong vòng một vài tuần sau khi phẫu thuật.

Bác sĩ cũng có thể đề nghị vật lý trị liệu phục hồi chức năng để rút ngắn thời gian hồi phục của bạn. Người bệnh có thể đến trung tâm vật lý trị liệu hoặc tự luyện tập thể dục nhẹ tại nhà. Đi bộ cũng có thể giúp bạn lấy lại sự linh hoạt của cột sống.

Tuy nhiên, trong một vài tuần sau khi phẫu thuật, người bệnh cần chú ý:

  • Không được nâng vật nặng
  • Hạn chế việc ngồi quá lâu trong một thời gian dài
  • Không uốn cong hoặc kéo dãn cột sống quá mức

Trong vòng 2 – 4 tuần sau phẫu thuật người bệnh được xem là đã bình phục và có thể quay lại cuộc sống và công việc hàng ngày. Tuy nhiên, người bệnh cần chờ 6 – 8 tuần nếu muốn nâng các vật nặng hoặc vận hành máy móc lớn trong công việc.

Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi luyện tập hoặc bắt đầu quay trở lại công việc.

Mặc dù phẫu thuật mang lại hiệu quả điều trị khá nhanh và cao. Nhưng nó không phải là lựa chọn tốt nhất. Do đó, luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ về lợi ích và rủi ro trước khi tiến hành phẫu thuật thoát vị đĩa đệm.

Tham khảo thêm:

Tin bài nên đọc

Ngày đăng 10:32 - 15/05/2022 - Cập nhật lúc: 16:01 - 07/02/2023
Chia sẻ:
Thoát vị đĩa đệm L5 S1: Triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị
Thoát vị đĩa đệm L5 S1 là hiện tượng khối nhân nhầy trong đĩa đệm kết nối đốt sống L5 và S1 thoát khỏi vị trí bình thường, gây một…
Khi mắc bệnh thoát vị đĩa đệm nên kiêng gì?

Hầu hết các trường hợp, người bệnh đều thắc mắc thoát vị đĩa đệm kiêng gì để hạn chế các…

Bị thoát vị đĩa đệm có nên bơi không? Bơi kiểu gì? Bị thoát vị đĩa đệm có nên bơi không? Bơi kiểu gì?

Bơi là một môn thể thao dưới nước có tác dụng rất tốt đối với cột sống và xương khớp…

Thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng đến sinh sản của nữ giới?

Thoát vị đĩa đệm khiến cho phụ nữ bị đau nhức thường xuyên ở vùng cổ, thắt lưng, bả vai,…

thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm 5 bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả, dễ dùng

Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây, hiện nay, rất nhiều người đang áp dụng các bài thuốc đắp chữa…

Mổ thoát vị đĩa đệm có tái phát không? Mổ thoát vị đĩa đệm xong bệnh có tái phát không?

Phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm thường được chỉ định cho những bệnh nhân mắc bệnh lâu năm. Tuy…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang kế thừa và phát triển từ hàng chục phương thuốc cổ truyền mang đến giải pháp điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả, không xâm lấn, bảo tồn nguyên vẹn cột sống. [Đừng bỏ lỡ]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua