VTV2 Chất lượng cuộc sống giới thiệu bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang và phác đồ điều trị bệnh xương khớp không xâm lấn từ Y học cổ truyền [Đừng bỏ lỡ]

Bị thoát vị đĩa đệm có mang thai được không?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Phụ nữ mang thai bị thoát vị đĩa đệm phải gánh chịu nhiều cơn đau hơn người bình thường. Đôi khi cơn đau có thể phát triển vượt qua tầm kiểm soát và gây nhiều khó khăn cho cuộc sống của người bệnh. 

Vậy thoát vị đĩa đệm có mang thai được không? Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm thông tin.

thoát vị đĩa đệm có nên mang thai không
Thoát vị đĩa đệm có mang thai được không?

Tổng quan về thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng các đĩa đệm cột sống bị phồng, trượt hoặc vỡ ra khỏi vị trí ban đầu. Khi các đĩa đệm bị tổn thương, các đốt sống sẽ ma sát trực tiếp với nhau dẫn đến chèn ép hệ thống dây thần kinh. Thoát vị đĩa đệm có thể gây nên các cơn đau mạn tính, đôi khi ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh.

Bệnh có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào của cột sống. Tuy nhiên, tình trạng này thường xuất hiện ở lưng dưới (cột sống thắt lưng) và ở cổ (cột sống cổ). Cường độ của cơn đau cũng phụ thuộc vào khu vực bị ảnh hưởng, mức độ tổn thương và độ tuổi của người bệnh.

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc đặc trị bệnh xương khớp của Trung tâm Thuốc dân tộc kết hợp hơn 50 vị thuốc quý. Đặc biệt, bài thuốc có sự góp mặt của nhiều bí dược lần đầu tiên được nghiên cứu và ứng dụng trong điều trị bệnh xương khớp tại Việt Nam.

Ảnh hưởng của việc mang thai đến người bị thoát vị đĩa đệm

Nếu bạn có tiền sử thoát vị đĩa đệm hoặc cột sống bị tổn thương thì khi mang thai sẽ khiến bạn đau đớn nhiều hơn. Điều này có thể nghiêm trọng nếu bạn mang thai lần đầu hoặc đã lớn tuổi. Tuy nhiên, điều may mắn là trong hầu hết các trường hợp, thoát vị đĩa đệm sẽ không gây nguy hiểm đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

Phụ nữ mang thai thường bị tăng cân do đó, áp lực lên cột sống cũng tăng lên. Điều này làm cho tình trạng thoát vị đĩa đệm nghiêm trọng thêm. Mặc khác, khi em bé phát triển, có nghĩa là bào thai lớn và nặng hơn sẽ mang đến các cơn đau ở cột sống vượt ngoài tầm kiểm soát.

Bị thoát vị đĩa đệm có mang thai được không?

Bạn vẫn có thể mang thai và sinh con một cách bình thường nếu thoát vị đĩa đệm vừa mới hình thành hoặc đã được điều trị tốt. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai, người bệnh nên chú ý không khiêng nặng hoặc giữ một tư thế quá lâu, đặc biệt là ngồi. Nên dành thời gian nghỉ ngơi hoặc vận động nhẹ nhàng để hỗ trợ sức khỏe của mẹ và thai nhi. 

bệnh thoát vị đĩa đệm có mang thai được không
Người bệnh thoát vị đĩa đệm nhẹ hoặc trung bình vẫn có thể mang thai và sinh con bình thường

Trong trường hợp bệnh nặng hoặc các dấu hiệu bệnh trở nên trầm trọng thì bạn không nên mang thai ngay lập tức. Điều này có thể gây hại cho cột sống tạo ra các cơn đau thường xuyên và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Lúc này người mẹ sẽ lâm vào tình trạng mệt mỏi khiến sự phát triển của bé bị ảnh hưởng.

Do đó, hãy chú tâm vào việc chữa khỏi thoát vị đĩa đệm trước khi lên kế hoạch mang thai. Bên cạnh việc dùng thuốc và vật lý trị liệu thì bạn có thể sử dụng các món ăn chữa thoát vị đĩa đệm để rút ngắn thời gian hồi phục.

Trường hợp bạn đang điều trị thoát vị đĩa đệm và phát hiện bản thân mang thai thì cũng không nên quá lo lắng. Lo lắng có thể khiến bé không phát triển đầy đủ. Lúc này bạn cần sắp xếp thời gian để đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Trao đổi với bác sĩ để có biện pháp điều trị thích hợp.

Cách điều trị thoát vị đĩa đệm khi mang thai

Đối với phụ nữ bị thoát vị đĩa đệm nhẹ và trung bình khi mang thai, điều quan trọng là phải duy trì một cuộc sống tích cực. Bên cạnh đó là giữ liên lạc với bác sĩ chuyên khoa và tái khám đúng hẹn. Các trường này thường không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Trong các trường hợp nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể đề nghị một số liệu pháp điều trị can thiệp. Đôi khi bác sĩ cũng có thể yêu cầu bệnh nhân nghỉ ngơi tại giường cho đến khi em bé chào đời. Điều này có thể đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. Sau khi sinh con, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và điều trị tình trạng thoát vị đĩa đệm của bạn.

thoát vị đĩa đệm mang thai được không
Người bệnh có thể tham gia một lớp học yoga hoặc thiền định để chữa thoát vị đĩa đệm khi mang thai

Một số biện pháp điều trị để khắc phục các cơn đau do thoát vị đĩa đệm bao gồm:

  • Vật lý trị liệu với các bài tập an toàn cho phụ nữ mang thai.
  • Châm cứu.
  • Liệu pháp điều trị nhiệt và điều trị lạnh.
  • Massage nhẹ nhàng

Bệnh nhân cũng nên lưu ý, đau lưng dưới và đau vùng xương chậu là dấu hiệu bình thường đối với phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng cuối thai kỳ. Do đó, hãy duy trì lối sống lành mạnh, nghỉ ngơi nhiều, luyện tập thể dục nhẹ nhàng để khắc phục các cơn đau.

Những điều cần lưu ý

Nếu bạn bị thoát vị đĩa đệm trong quá trình mang thai, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không được tự ý mua thuốc về điều trị bệnh. Cũng không nên áp dụng các biện pháp điều trị bổ sung từ hướng dẫn của người không có chuyên môn. Điều này có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và em bé.
  • Đến gặp bác sĩ chuyên khoa để có liệu pháp điều trị hợp lý nhất.
  • Vận động nhẹ nhàng như đi bộ hoặc tham gia một lớp học yoga, thiền định để tăng cường sức khỏe.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé.
  • Không làm việc nặng nhọc hoặc vận động liên tục. Nên để cơ thể có thời gian nghỉ ngơi, hồi phục.
  • Không được quá lo lắng, căng thẳng. Giữ cho tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ.

Tóm lại, người bệnh thoát vị đĩa đệm vẫn có thể mang thai và sinh con bình thường. Tuy nhiên, điều quan trọng là người bệnh cần chú ý đến các hoạt động trong cuộc sống và tái khám thường xuyên. Tuân thủ theo chỉ định và hướng dẫn điều trị của bác sĩ.

Tin bài nên đọc

Ngày đăng 10:32 - 15/05/2022 - Cập nhật lúc: 16:01 - 07/02/2023
Chia sẻ:
Thoát vị đĩa đệm L5 S1: Triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị
Thoát vị đĩa đệm L5 S1 là hiện tượng khối nhân nhầy trong đĩa đệm kết nối đốt sống L5 và S1 thoát khỏi vị trí bình thường, gây một…
Bị thoát vị đĩa đệm có nên bơi không? Bơi kiểu gì? Bị thoát vị đĩa đệm có nên bơi không? Bơi kiểu gì?

Bơi là một môn thể thao dưới nước có tác dụng rất tốt đối với cột sống và xương khớp…

Cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà – Khỏi mà không cần thuốc

Người bệnh có thể áp dụng một số cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà để giảm đau và…

mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn bị đau Tại sao mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau? Cần làm gì?

Mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau là tình trạng khiến nhiều người lo lắng. Cơn đau xuất hiện…

Tìm hiểu cấu tạo của đĩa đệm

Đĩa đệm cột sống hoạt động như một trục đàn hồi mạnh mẽ để bảo vệ các khớp xương, mang…

Bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không?

Bài viết này nhằm giải quyết thắc mắc về việc bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không.…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang kế thừa và phát triển từ hàng chục phương thuốc cổ truyền mang đến giải pháp điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả, không xâm lấn, bảo tồn nguyên vẹn cột sống. [Đừng bỏ lỡ]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua