Bị thoái hóa cột sống có nên tập Gym?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Gym là một bộ môn vận động mạnh được nhiều người yêu thích, nhất là đấng mày râu. Thường xuyên luyện tập không chỉ giúp cải thiện vóc dáng mà còn giúp tăng cường sức khỏe. Nhưng liệu rằng khi đang bị thoái hóa cột sống có nên tập Gym không hay cần tránh môn vận động này?

thoái hóa cột sống nên tập Gym không
Liệu người bệnh thoái hóa cột sống có thể chọn Gym là bộ môn rèn luyện thân thể không?

Bị thoái hóa cột sống có nên tập Gym không?

Tập Gym là một trong những phương pháp được nhiều người lựa chọn để cải thiện vóc dáng cũng như sức khỏe. Tuy nhiên, khi đang sống chung với bệnh thoái hóa cột sống thì liệu bộ môn vận động này có được khuyến khích hay không?

Bệnh thoái hóa cột sống thường gây ra tình trạng đau nhức rất khó chịu. Cơn đau có thể nhẹ hay dữ dội tùy thuộc vào mức độ bệnh. Chính điều này thường khiến cho nhiều người quan ngại rằng việc vận động nhiều sẽ khiến diễn tiến của bệnh phức tạp. Trong khi đó, Gym lại là một bộ môn vận động tương đối nặng. Bởi thế lại càng khiến cho người bệnh e dè khi luyện tập.

Tập Gym đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp cho hệ thống xương khớp được đàn hồi. Đồng thời cải thiện tuần hoàn máu giúp cho sụn khớp và đốt sống được chăm sóc tốt hơn. Hơn nữa, việc tập Gym còn giúp bạn kiểm soát rất tốt cân nặng. Gym được xem là một liệu pháp giảm cân hữu hiệu được nhiều người lựa chọn.

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc đặc trị bệnh xương khớp của Trung tâm Thuốc dân tộc kết hợp hơn 50 vị thuốc quý. Đặc biệt, bài thuốc có sự góp mặt của nhiều bí dược lần đầu tiên được nghiên cứu và ứng dụng trong điều trị bệnh xương khớp tại Việt Nam.

Trao đổi trước vấn đề “Bị thoái hóa cột sống có nên tập Gym không?”, bác sĩ Trần Quang Thái – Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc cho biết:

“Bộ môn Gym đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe xương khớp. Tuy nhiên nếu đang gặp phải các vấn đề về cột sống, nhất là bị thoái hóa cột sống thì bạn cần lưu ý. Bởi Gym là môn vận động tương đối nặng, rất dễ gặp chấn thương khi luyện tập.

Bạn có thể chọn Gym là cách rèn luyện thân thể để hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống. Tuy nhiên cần chú ý đến việc chọn lựa bài tập cũng như lên kế hoạch tập luyện. Đặc biệt cần tập với thời gian và cường độ phù hợp để nhận được kết quả tốt, đảm bảo tính an toàn. Tốt nhất bạn nên thăm khám để nắm bắt hiện trạng bệnh. Đồng thời trao đổi với bác sĩ để thiết lập chế độ tập luyện phù hợp nhất.”

Lưu ý cho người bị thoái hóa cột sống khi tập gym

Nếu muốn nhận được kết quả tốt khi tập gym, người bị thoái hóa cột sống nên thực hiện một số khuyến nghị sau đây:

  • Chú ý đến vấn đề khởi động để làm nóng cơ thể và kéo giãn các cơ trước khi luyện tập. Tập trung nhiều hơn ở các động tác khởi động có thể tác dụng nhiều lên cột sống.
  • Tập luyện đúng kỹ thuật, khi thực hiện động tác cần giữ cho cột sống được thẳng để tránh ảnh hưởng đến cường cong sinh lý.
  • Nếu muốn tập với tạ nên chọn loại tạ phù hợp, cần tránh tạ quá nặng bởi rất dễ gây ra chấn thương.
  • Chỉ nên dành khoảng 30 – 45 phút mỗi ngày cho việc tập Gym. Tập quá nhiều khi cột sống đang gặp vấn đề rất dễ khiến bệnh diễn tiến xấu.
  • Nếu có vấn đề phát sinh khi tập Gym cần chủ động tìm đến bác sĩ để có biện pháp khắc phục phù hợp.

Một số bài tập Gym phù hợp với người bị thoái hóa cột sống

Nếu đang phải sống chung với bệnh thoái hóa cột sống thì bạn có thể lựa chọn một số bài Gym sau đây để luyện tập. Cần lưu ý tập luyện đúng cách cho từng bài để tránh những vấn đề không mong muốn phát sinh.

1. Bài tập Squat

Bài tập này không chỉ tác dụng lực lên vùng đùi và vùng mông mà còn giúp các đốt sống được kéo giãn. Đồng thời sẽ giúp làm tăng độ đàn hồi của các đốt sống. Từ đó giúp phần sụn khớp bị mài mòn, thoái hóa dễ dàng nhận được oxy và dinh dưỡng cho quá trình tái tạo và làm mới.

bị thoái hóa cột sống có nên tập Gym
Squat là một trong những bài tập Gym phù hợp với người bị thoái hóa cột sống

Thực hiện:

  • Đứng thẳng trên sàn tập, chân mở rộng bằng vai, tay buông thoải mái.
  • Đưa tay ra trước song song với mặt sàn.
  • Thực hiện động tác ngồi xuống sao cho phần đầu gối, đùi mà mông thẳng hàng.
  • Đầu gối không được đưa ra quá phần mũi chân.
  • Giữ tư thế này trong vài giây rồi thả lỏng về trạng thái ban đầu.
  • Thực hiện 5-7 lượt/lần, mỗi bài tập 2 – 3 lần.

Khi đang gặp phải các vấn đề về cột sống, bạn cần tránh thực hiện động tác với việc gánh tạ. Lúc tập cần giữ cho cột sống được thẳng, siết và thả lỏng hông theo nhịp thở.

2. Bài tập gập bụng

Nguyên tắc của bài tập gập bụng là siết chặt hông và dùng lực từ cơ bụng để gập. Tuy nhiên, khi thực hiện bài tập này, bạn cũng sẽ phải nhờ đến sự chuyển động của cơ lưng. Như vậy, chính bài tập gập bụng cũng sẽ khiến cho cột sống của bạn được tác dụng với lực vừa phải.

Thực hiện:

  • Nằm ngửa trên sàn tập.
  • Tay đặt sau đầu, chân co lên thoải mái.
  • Dùng lực siết chặt hông rồi đẩy phần thân trên lên đến khi ngồi cả người dậy.
  • Phần thân dưới giữ nguyên.
  • Lặp lại động tác 5 – 7 lượt/lần, mỗi bài tập khoảng 3 lần.

Ở các phòng tập Gym thường sẽ có máy hỗ trợ gập bụng. Tuy nhiên, khi sử dụng bạn nên chỉnh độ cao của máy phù hợp để tránh gặp phải rủi ro. 

3. Bài tập Hyperextension

Đây là bài tập gập lưng dưới rất phù hợp với những người đang bị thoái hóa cột sống thắt lưng. Tập luyện với cường độ phù hợp sẽ kéo giãn đốt sống. Đồng thời giải phóng các dây thần kinh khỏi sự chèn ép. Từ đó hạn chế được các triệu chứng đau nhức của bệnh.

Thực hiện:

  • Nằm sấp trên ghế Hyperextension
  • Điều chỉnh sao cho chỉ có phần đùi là tiếp xúc với ghế
  • Gót chân đặt ở đưới đệm đỡ của ghế, tay bắt chéo trước ngực
  • Thở ra đồng thời uốn lưng xuống, đến khi cơ thể song song với sàn tập
  • Giữ vài giây rồi hít vào và từ từ đưa người về trạng thái ban đầu
  • Thực hiện động tác này 5 – 7 lượt/lần, mỗi bài tập 3 lần.

Cần siết chặt hông và giữ cho cột sống được thẳng khi tập. Nếu đang gặp vấn đề về cột sống thì không nên tập với tạ nặng. Bởi có thể bạn sẽ rất dễ gặp chấn thương.

Như vậy, nếu đang bị thoái hóa cột sống bạn vẫn có thể thực hiện việc rèn luyện thân thể bằng cách tập Gym. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn cần chọn đúng bài tập và tập luyện đúng cách để hỗ trợ cải thiện bệnh và tránh những vấn đề rủi ro phát sinh. Tốt nhất nên tập luyện dưới sự theo dõi sát sao của huấn luyện viên để đảm bảo tính an toàn.

Tin bài nên đọc

Ngày đăng 08:57 - 04/06/2023 - Cập nhật lúc: 18:19 - 05/06/2023
Chia sẻ:
Thoái hóa cột sống có mổ được không? Chi phí bao nhiêu?

Rất nhiều bệnh nhân bị thoái hóa cột sống có mong muốn mổ sớm để dễ dàng trong việc vận…

yoga chữa thoái hóa cột sống 6 bài tập Yoga chữa thoái hóa cột sống nên tập hàng ngày

Yoga là một trong những bộ môn vận động đem lại vô vàn những lợi ích cho sức khỏe. Các…

Bệnh nhân thoái hóa cột sống có nên chạy bộ không?

Chạy bộ là phương pháp có tác dụng rất tốt cho sức khỏe của con người. Tuy nhiên, với những…

thoái hóa cột sống lưng có nguy hiểm không Bệnh thoái hóa cột sống có nguy hiểm không?

Thoái hóa cột sống là bệnh lý về xương khớp đặc biệt nghiêm trọng và có thể dẫn đến những…

Thoái hóa cột sống chèn ép dây thần kinh là biểu hiện bệnh của thoái hóa cột sống. Thoái hóa cột sống chèn dây thần kinh và những điều cần lưu ý

Thoái hóa cột sống chèn dây thần kinh là một trong những biểu hiện phổ biến của bệnh thoái hóa…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Y học cổ truyền Việt Nam vừa có bước tiến mới khi nghiên cứu và hoàn thiện bài thuốc đặc trị thoái hóa khớp từ nền tảng nhiều bài thuốc cổ phương. Bài thuốc giúp điều trị thoát hóa khớp hiệu quả, phục hồi và tái tạo sụn khớp chuyên sâu.
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua