Bị nấm da đầu nên ăn gì và kiêng gì? là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Theo đó, chế độ ăn uống đóng vai trò trong quá trình điều trị cũng như dự phòng bệnh tái phát. Thực tế, người có chế độ dinh dưỡng phù hợp thường có thời gian phục hồi bệnh nhanh hơn, đồng thời hạn chế một số bệnh ngoài da thường gặp.
Bị nấm da đầu nên ăn gì?
Nấm da đầu là một trong những trường hợp phổ biến của bệnh nấm da. Đây là bệnh ngoài da khởi phát do vi nấm phát triển quá mức và gây tổn thương da đầu. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng ngứa ngáy, bong tróc vảy, đau rát khó chịu. Nấm da đầu nếu không được kiểm soát tốt gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Bên cạnh điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa thì chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát các triệu chứng do bệnh lý gây ra. Theo đó, người có chế độ ăn phù hợp, lành mạnh thường rút ngắn thời gian điều trị, đồng thời phục hồi vùng da bị tổn thương nhanh chóng.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một số loại thực phẩm không chỉ bổ sung vi chất, năng lượng cần thiết cho cơ thể mà còn có tác dụng chống viêm, giảm ngứa ngáy, đau rát, đồng thời thúc đẩy phục hồi, tái tạo các mô da bị tổn thương nhanh chóng.
Dưới đây là một số thực phẩm được khuyến khích bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của của người nấm da đầu:
1. Nhóm thực phẩm giàu protein
Các loại thực phẩm giàu protein được đánh giá tốt cho người bị nấm da nói chung và nấm da đầu nói riêng. Theo đó, hàm lượng protein (đạm) trong một số thực phẩm giúp tăng cường các mô liên kết dưới da. Bên cạnh đó, thành phần này còn giúp hạn chế những tổn thương do vi nấm gây ra.
Do đó, khi bị nấm da đầu, người bệnh nên tăng cường bổ sung các thực phẩm chứa hàm lượng protein dồi dào có trong thịt lớn, trứng, sữa, các loại nấm,…
2. Bị nấm da đầu nên ăn gì? Ngũ cốc
Bên cạnh những loại thực phẩm chứa hàm lượng đạm dồi dào, người bị nấm da đầu nên tăng cường bổ sung các loại ngũ cốc vào thực đơn thường xuyên để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh đạt được kết quả tốt nhất.

Một số loại ngũ cốc như ngô, lúa, khoai,… được biết đến là nhóm thực phẩm giàu tinh bột, cung cấp nguồn năng lượng cần thiết cho cơ thể, đồng thời hỗ trợ cải thiện các chứng bệnh ngoài da, trong đó có nấm da đầu. Bên cạnh đó, việc bổ sung các loại thực phẩm này còn giúp tăng cường sức đề kháng, kháng khuẩn và bảo vệ cơ trước những tác nhân gây bệnh.
Người mắc các bệnh viêm da nói chung và nấm da đầu nói riêng nên bổ sung các loại đậu, lúa mạch, lạc,… vào chế độ ăn thường xuyên để cải thiện tình trạng sưng đỏ, ngứa ngáy. Bên cạnh đó, việc dùng ngũ cốc với liều lượng phù hợp còn mang lại hiệu quả trong việc chống lão hóa, giúp da căng mịn và khỏe hơn.
3. Các loại rau củ quả tốt cho người bị nấm da đầu
Các loại rau củ quả luôn được khuyến khích bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày của người bị nấm da đầu. Nhóm thực phẩm này chứa các khoáng chất, vitamin giúp tăng cường sức đề kháng, tăng cường hàng rào bảo vệ da, từ đó cải thiện bệnh lý đáng kể.
Một số loại rau củ quả tốt cho người bị nấm da đầu bao gồm bắp cải, cà chua, rau cải xanh, súp lơ xanh, bưởi, rau má, dâu tây, kiwi,… Theo đó, các loại thực phẩm giàu vitamin E và C mang lại hiệu quả trong việc cải tạo lớp sừng trên da, hỗ trợ tích cực trong điều trị nấm da đầu gây rụng tóc.
Bên cạnh đó, các loại rau củ quả còn giúp thanh lọc cơ thể, hỗ trợ đào thải các độc tố trong cơ thể, đồng thời cải thiện khả năng tiết mô hôi qua da. Từ đó giúp làn da được thông thoáng hơn, từ đó làm giảm các triệu chứng do bệnh lý gây ra.

Trong đó, súp lơ xanh là một trong những thực phẩm hỗ trợ cải thiện các triệu chứng nấm da đầu hiệu quả. Các nghiên cứu khoa học nhận thấy, trong thực phẩm này có chứa chất xơ, chất chống oxy hóa, khoáng chất, beta – carotene, phytochemical, axit folic,… giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống nhiễm trùng, hạn chế tổn thương ở da đầu do vi nấm gây ra.
4. Bị nấm da đầu nên ăn gì? Thịt lợn
Thịt lợn, nhất là thịt lợn nạc lợn là một trong những thực phẩm tốt cho người bị nấm da nói chung và nấm da đầu nói riêng. Các nghiên cứu nhận thấy, loại thịt này có màu đỏ, tác dụng tốt cho làn da.
Hàm lượng đạm trong thịt lợn nạc sau khi nấu chín khoảng 26% trọng lượng tươi. Khi khô, hàm lượng protein của thực phẩm có thể lên đến 89%. Với hàm lượng đạm dồi dào, thịt lợn được xem là nguồn protein giàu dinh dưỡng, chứa các loại axit amin thiết yếu cho sự tăng trưởng, phát triển của cơ thể, từ đó giúp tăng cường miễn dịch.
Tuy nhiên, người bị nấm da đầu chỉ nên dùng thịt nạc lớn với liều lượng vừa đủ trong bữa ăn. Theo đó, thực phẩm này có thể thay thế cho các loại thịt bò, thịt cừu, thịt gà,…
CHIA SẺ TRIỆU CHỨNG đang gặp phải
CHUYÊN GIA CHỈ CÁCH ĐIỀU TRỊ DỨT ĐIỂM

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
- Gần 40 năm khám chữa bệnh da liễu bằng YHCT.
- Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh, Trưởng khoa Nội Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.
- Trưởng khoa Da Liễu, Giám đốc chuyên môn Trung tâm Thuốc dân tộc.
5. Uống đủ nước
Đối với người bị nấm da đầu cũng như mắc các bệnh ngoài da thì việc bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể đóng vai trò quan trọng trong quá trình chữa trị và phòng ngừa bệnh. Theo đó, người bệnh được khuyến khích uống từ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày để giúp quá trình phục hồi da diễn ra thuận lợi hơn. Đồng thời hạn chế tình trạng da khô ráp, bong tróc, đau rát.

Ở người không uống đủ nước có thể khiến da khô, nứt nẻ, tiết nhiều dầu nhờn. Điều này có thể khiến da đầu ngứa ngáy, đau rát, tạo điều kiện thuận lợi cho vi nấm phát triển mạnh và khiến bệnh lý tiến triển nặng nề hơn.
6. Các loại cá biển tốt cho người bị nấm da đầu
Bên cạnh những thực phẩm trên, người bị nấm da đầu nên bổ sung các loại cá biển vào chế độ ăn thường xuyên. Các nghiên cứu khoa học nhận thấy, trong một số loại cá biển chứa hàm lượng Omega-3 dồi dào.
Thành phần này có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả. Việc bổ sung nhóm thực phẩm này vào chế độ dinh dưỡng thường xuyên còn giúp tăng cường hàng rào bảo vệ da, thúc đẩy phục hồi, tái tạo các mô bị hư tổn.
Một số loại cá biển tốt cho người bị nấm da đầu, bao gồm cá hồi, cá thu, dầu gan cá tuyết, cá mòi, cá trích,…
Người bị nấm da đầu nên kiêng ăn gì?
Bên cạnh những thực phẩm lành mạnh, hỗ trợ quá trình điều trị nấm da đầu cũng như phòng ngừa bệnh tái phát lâu dài. Người bệnh cần hạn chế hoặc kiêng cữ một số thực phẩm và thức uống kích thích phản ứng viêm bùng phát và khiến bệnh lý tiến triển nặng nề.
Theo đó, người bệnh cần kiêng một số thực phẩm và thức uống sau:
1. Thịt gà và thịt bò
Thịt gà và thịt bò là những thực phẩm giúp hàm lượng protein dồi dào, bổ sung nguồn năng lượng cần thiết cho cơ thể, đồng thời giúp tăng cường sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, những loại thịt này không được khuyến khích bổ sung vào chế độ ăn của người bị nấm da đầu.

Thực tế nhận thấy, việc tiêu thụ thịt bò và thịt gà có thể kích thích cơn ngứa ngáy ở da bùng phát và đi kèm một số biểu hiện lâm sàng khác. Sau điều trị, người bệnh cũng nên hạn chế các loại thịt này để tránh bùng phát bệnh. Theo đó, không nên ăn nhiều hơn 200g mỗi lần nhóm thực phẩm này.
2. Các loại hải sản có vỏ cứng
Mặc dù các loại hải sản có vỏ cứng như tôm, cua, sò, ghẹ,… chứa nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe nhưng không được khuyến khích bổ sung vào chế độ ăn của người bị nấm da đầu.
Cụ thể, sau khi dung nạp những thực phẩm này, hệ miễn dịch có thể nhầm lẫn protein trong hải sản là dị nguyên và kích hoạt phản ứng viêm. Bên cạnh đó, một số loại hải sản có nồng độ histamin cao có thể làm tăng nguy cơ dị ứng và khiến các triệu chứng bệnh lý tiến triển nặng nề hơn.
Do đó, người bệnh nên hạn chế những loại hải sản có vỏ, những loại hải sản lại. Đồng thời kiêng hoàn toàn những loại thực phẩm có tiền sử dị ứng.
3. Bị nấm da đầu nên kiêng gì? Các loại trái cây giàu vitamin C
Mặc dù mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng các loại trái cây giàu vitamin C không được khuyến khích cho người bị nấm da đầu. Theo đó, các cơn ngứa ngáy, đau rát, khó chịu có thể tiến triển nặng nề nếu dung nạp quá nhiều vitamin C.

Vì vậy, trong thời gian điều trị bệnh lý cần kiêng các loại thực phẩm giàu vitamin C như các cam, chanh, bưởi, xoài, ổi,…
4. Dưa muối
Sở thích ăn dưa muối thường xuyên có thể làm giảm khả năng đào thải độc tố của thận. Tình trạng này lâu dần có thể gây tích tụ lượng lớn độc tố trong cơ thể, từ đó gây nhiễm khuẩn, nhất là ở người có cơ địa nhạy cảm. Do đó, người bị nấm da đầu cần hạn chế dùng dưa muối trong thời gian điều trị bệnh.
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan Trưởng khoa Da Liễu, Giám đốc chuyên môn Trung tâm Thuốc dân tộc. Nhập thông của bạn để gửi tới bác sĩ
5. Sữa và những chế phẩm từ sữa
Theo khuyến cáo từ các chuyên gia dinh dưỡng, người bị nấm da đầu nên hạn chế tiêu thụ sữa và các chế phẩm từ sữa (trừ sữa chua) như pho mat, bơ, kem, sữa bò,… để hạn chế phát sinh phản ứng dị ứng, kích ứng. Từ đó khiến các triệu chứng bệnh lý bùng phát mạnh.

Trường hợp có tiền sử bị nấm da và nấm da đầu nên hạn chế dùng nhiều sữa cũng như các chế phẩm từ sữa để phòng ngừa bệnh tái phát. Để đảm bảo các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, bạn có thể thay thế bằng các loại nước ép trái cây, các loại sữa hạt,…
6. Các món ăn từ nhộng tằm
Những món ăn được chế biến từ nhộng tằm thường dễ gây dị ứng, bao gồm trường hợp chưa bị nấm da đầu. Do đó, trường hợp mắc bệnh cần kiêng các món ăn từ nhộng tằm để tránh các triệu chứng bệnh lý bùng phát dữ dội.
7. Thực phẩm chế biến sẵn
Ngoài những loại thực phẩm trên, người bị nấm da đầu cần kiêng các loại thực phẩm chế biến sẵn như mì gói, thực phẩm khô, đồ đóng hộp, trái cây sấy khô hoặc những loại thực phẩm chứa chất bảo quản, phụ gia,…
Bởi những thực phẩm này có thể gây ảnh hưởng đến quá trình hình thành kháng thể, hỗ trợ quá trình phục hồi tế bào, các mô bị tổn thương do vi nấm gây ra. Ngoài ra, việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn có thể kích thích bùng phát phản ứng viêm và khiến các triệu chứng lâm sàng tiến triển nặng nề hơn.
Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Bị nấm da đầu nên ăn gì và kiêng gì?” để giúp cải thiện bệnh nhanh chóng. Bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống khoa học, phù hợp với tình trạng bệnh lý. Người bệnh cần kết hợp dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa và sinh hoạt điều độ, chăm sóc da đúng cách để kiểm soát bệnh lý nhanh chóng, đồng thời hạn chế tái phát thường xuyên.
[MIỄN PHÍ] NHẬN TƯ VẤN TRỰC TIẾP TỪ BÁC SĨ DA LIỄU ĐẦU NGÀNH
Có thể bạn quan tâm:
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!