Bị giời leo khi đang cho con bú có nguy hiểm không?

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Nắm rõ bị giời leo khi đang cho con bú có nguy hiểm không để có những cách xử lý phù hợp. Tình trạng này không gây nguy hiểm cho trẻ, trẻ vẫn có thể bú sữa mẹ bình thường. Tuy nhiên, cần tránh để trẻ tiếp xúc với vùng da đang bị bệnh của mẹ.

Giời leo khi đang cho con bú
Cùng chuyên gia giải đáp  bị giời leo khi đang cho con bú có nguy hiểm không

Giời leo là gì?

Giời leo (Herpes Zoster) là tình trạng viêm da tiếp xúc do nọc độc của côn trùng và virus Herpes gây ra. Nguyên nhân dẫn đến bệnh giời leo là do lây nhiễm virus Herpes hoặc da tiếp xúc với chất độc của côn trùng. Từ đó dẫn đến những tổn thương và viêm ngoài da.

Triệu chứng của bệnh giời leo bao gồm:

  • Da phát ban
  • Nổi mụn nước từng cụm kèm theo ngứa, rát…

Virus gây bệnh giời leo có khả năng lây lan nhanh chóng, từ vùng da này đến vùng da khác và từ người bệnh sang người lành. Khi tiếp xúc với dịch từ mụn nước hoặc tổn thương hở, virus gây bệnh sẽ tấn công vào da và gây bệnh.

Để ngăn ngừa, người bệnh cần dùng băng gạc mềm che chắn vùng da đang bị tổn thương. Cách này không chỉ giúp hạn chế lây bệnh cho người khỏe mạnh mà còn bảo vệ da không bị nhiễm trùng.

Bệnh giời leo là tổn thương da do tiếp xúc do nọc độc của côn trùng và virus Herpes gây ra
Bệnh giời leo là tổn thương da do tiếp xúc do nọc độc của côn trùng và virus Herpes gây ra

Bị giời leo khi đang cho con bú có nguy hiểm không?

Phụ nữ bị giời leo khi đang cho con bú có nguy hiểm không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Theo chuyên gia, người bệnh có thể cho trẻ bú mẹ bình thường. Tuy nhiên cần tránh để trẻ tiếp xúc với vùng da bệnh.

Bệnh giời leo có thể xảy ra ở bất cứ ai tiếp xúc với nọc độc của côn trùng hoặc mụn nước của người bệnh. Hiện nay, chưa có công trình khoa học nào chứng minh rằng virus giời leo tấn công vào sâu trong huyết mạch của cơ thể và gây ảnh hưởng đến sữa mẹ.

Do đó, phụ nữ đang cho con bú vẫn tiếp tục cho trẻ bú bình thường, không nên băn khoăn, e ngại ảnh hưởng đến trẻ nhỏ. Tuy nhiên, các bà mẹ cần chú ý tránh để trẻ tiếp xúc với vùng da đang bị giời leo của mình.

Một trong những cách ngăn trẻ tiếp xúc với vùng da bị giời leo của người mẹ đó là hút sữa ra bình và cho trẻ bú bên ngoài. Trong trường hợp bệnh nhân bị giời leo ở vùng ngực, có thể tạm ngưng cho trẻ bú mẹ và cho trẻ uống sữa bột.

Nếu phát hiện bệnh giời leo khi đang cho con bú, bạn cần đến gặp bác sĩ da liễu để khám chữa càng sớm càng tốt.  Khi thăm khám, cần thông báo với bác sĩ về tình trạng để được hỗ trợ điều trị với những phương thức điều trị hiệu quả và an toàn nhất, tránh ảnh hưởng đến sữa mẹ.

Người bệnh có thể cho trẻ bú mẹ bình thường
Người bệnh có thể cho trẻ bú mẹ bình thường nhưng cần tránh để trẻ tiếp xúc với vùng da tổn thương

Phương pháp điều trị giời leo

Dùng thuốc và chăm sóc vết thương là phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh giời leo.

1. Uống thuốc

Bệnh nhân giời leo có thể điều trị bằng các loại thuốc uống như thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, thuốc kháng virus, thuốc kháng viêm… Những loại thuốc này có thể giúp người bệnh giảm nhanh tình trạng đau rát, nổi mụn nước.

Tuy nhiên, phụ nữ đang cho con bú cần uống thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý mua và sử dụng thuốc, không uống thuốc quá liều quy định.

2. Bôi thuốc

Một số loại thuốc bôi điều trị giời leo sẽ giúp bệnh nhân cải thiện ngay lập tức tình trạng đau, ngứa, rát khó chịu. Đây là một trong những cách điều trị bệnh hiệu quả, an toàn và thông dụng.

Trước khi bôi thuốc, người bệnh cần rửa tay và vùng da đang bị tổn thương sạch sẽ. Sau đó, lấy một lượng kem thuốc vừa đủ và thoa nhẹ lên vùng da bị giời leo. Không nên thao tác mạnh vì sẽ gây tổn thương, nhiễm trùng vùng da đang bị viêm.

Bị giời leo khi đang cho con bú
Khi bị giời leo, có thể điều trị bằng cách bôi thuốc kháng sinh tại chỗ, uống thuốc giảm đau, uống thuốc kháng sinh,…

3. Chăm sóc tại nhà

Bên cạnh cách điều trị dùng thuốc uống và thuốc bôi, người bệnh giời leo còn có thể cải thiện tình trạng bệnh bằng những biện pháp chăm sóc tại nhà. Chăm sóc vùng da bị tổn thương đúng cách sẽ giúp các triệu chứng viêm da mau chóng thuyên giảm.

Người bệnh giời leo nên thực hiện những điều sau:

  • Tắm rửa hàng ngày để loại bỏ vi khuẩn, vi trùng gây bệnh trên da.
  • Chọn lựa loại sữa tắm, xà phòng không gây kích ứng da.
  • Thay quần áo mỗi ngày, giặt giũ và phơi ở nơi có nhiều ánh nắng.
  • Tạm ngưng sử dụng mỹ phẩm tại vùng da bị tổn thương.
  • Mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi để không làm ảnh hưởng đến vùng da bị giời leo.
  • Cắt móng tay ngắn, tránh cọ gãi, tiếp xúc với vùng da đang bị viêm.
  • Uống nước đầy đủ mỗi ngày.
  • Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, giúp tăng cường sức đề kháng, chống lại bệnh tật.
  • Tránh tiếp xúc với môi trường bụi bặm, ô nhiễm, khói bụi,…
  • Không nên dùng các loại lá thuốc nào đắp lên vùng da bị giời leo hoặc uống các bài thuốc dân gian. Dùng lá thuốc đắp lên da có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng nặng nề hơn.
Người mắc chứng giời leo cần tắm rửa sạch sẽ hàng ngày, ăn uống đầy đủ, giữ tìn vệ sinh vùng da đang bị viêm nhiễm,...
Người bệnh cần tắm rửa sạch sẽ hàng ngày, ăn uống đầy đủ, giữ gìn vệ sinh vùng da tổn thương

Một số biện pháp phòng tránh bệnh giời leo

Giời leo là một căn bệnh ngoài da thường gặp, ít gây nguy hiểm. Tuy nhiên, những tổn thương gây nhiều khó chịu, đau rát. Nếu không điều trị, bệnh còn gây các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bên cạnh việc điều trị, phòng tránh bệnh cũng là một trong những việc chúng ta cần đề cao. Để phòng tránh bệnh giời leo, chúng ta cần:

  • Tránh tiếp xúc với môi trường có nhiều côn trùng.
  • Tắm gội hàng ngày, thay quần áo và giặt phơi hàng ngày.
  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt.
  • Thoa thuốc chống côn trùng khi cần thiết.
  • Tiêm vacxin phòng chống virus gây bệnh.
  • Tránh tiếp xúc ngoài da với người đang mắc bệnh giời leo.
  • Khi da có các triệu chứng mẩn ngứa, ngứa rát, nổi mụn nước,… người bệnh tuyệt đối không được cọ gãi, chà xát vì dễ làm nhiễm trùng, tổn thương da. Bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ da liễu để được khám và điều trị.

Bài viết đã giải đáp “Bị giời leo khi đang cho con bú có nguy hiểm không?”. Tóm lại, khi bị mắc bệnh giời leo ngoài da, phụ nữ đang cho con bú vẫn có thể cho trẻ bú sữa bình thường. Tuy nhiên, cần tránh để da thịt trẻ tiếp xúc với vùng da đang bị tổn thương.

Xem ngay:

Ngày đăng 12:00 - 28/10/2023 - Cập nhật lúc: 12:25 - 28/10/2023
Chia sẻ:
trẻ sơ sinh bị giời leo có sao không Trẻ sơ sinh bị giời leo có sao không?
Trẻ sơ sinh bị giời leo có sao không, điều trị như thế nào an toàn là vấn đề được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Ít khi bệnh xảy…
Bệnh giời leo là gì? Dấu hiệu và cách điều trị

Bệnh giời leo là tình trạng tổn thương da do axit phospho hữu cơ có trong nọc độc của một…

3 Cách trị giời leo ở miệng nhanh nhất không cần thuốc

Bệnh giời leo ở miệng được đặc trưng bởi nhưng đám mụn nước ở môi và quanh miệng, kèm theo…

Bệnh giời leo có thể lây từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Bệnh giời leo có lây không?

Nắm rõ bệnh giời leo có lây không để có những cách ngăn ngừa phù hợp. Căn bệnh này gây…

Các giai đoạn của bệnh giời leo và hình ảnh nhận biết

Các giai đoạn của bệnh giời leo thường kéo dài trong khoảng 5 – 7 ngày. Việc xác định giai…

Cách chữa giời leo bằng mật ong hay nhất nên tham khảo

Chữa giời leo bằng mật ong là một trong những phương pháp điều trị bệnh an toàn, giúp tiết kiệm…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua