Bị Giời Leo (Zona Thần Kinh) Có Cần Kiêng Nước Không?

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Bị giời leo có cần kiêng nước không để tránh ảnh hưởng đến quá trình chữa bệnh. Đây là một dạng viêm da do virus và nọc độc côn trùng, gây tổn thương da dạng mụn nước đau rát. Điều này khiến nhiều người không dám tắm hoặc đụng nước vì sợ nhiễm trùng.

Tìm hiểu về bệnh giời leo (zona thần kinh)

Bệnh giời leo hay còn được gọi là bệnh zona hay zona thần kinh. Bệnh xảy ra do virus thủy đậu có tên varicella zoster tái hoạt động sau nhiều năm. Sau điều trị thủy đậu, virus vẫn tồn tại trong cơ thể dưới dạng thái ngủ và trú ngụ trong các dây thần kinh cảm giác.

Bị giời leo có kiêng nước không?
Bệnh giời leo hay còn gọi là zona thần kinh – là bệnh viêm da do nhiễm virus thủy đậu Varicella zoster

Tuy nhiên, không phải ai mang virus này cũng đều mắc bệnh zona thần kinh. Bệnh xảy ra khi gặp điều kiện thuận lợi, chẳng hạn như cơ thể suy yếu, lớn tuổi… Các triệu chứng của giời leo có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể như lưng, ngực, mặt, mắt, môi, cổ, tay, chân… và biểu hiện rất đa dạng. 

Bệnh có một số triệu chứng chung sau đây:

  • Khởi phát với cảm giác ngứa ngáy, nóng ran hoặc tê bì, đau nhói tại một vùng da bất kỳ. Cảm giác đau kèm theo rát buốt, dù chạm nhẹ hay tiếp xúc với quần áo, gió thổi qua cũng gây đau. 
  • Trên da bắt đầu phát ban, xuất hiện các vết ban đỏ, theo thời gian các nốt ban này biến thành mụn chứa nước, ứ dịch mủ. 
  • Sau 7 – 10 ngày mụn vỡ ra, khô lại và đóng vảy. 
  • Khoảng 2 – 3 tuần tiếp theo sẽ bong sạch vảy và để lại sẹo. 

Mỗi đợt zona thần kinh (giời leo) thường kéo dài từ 3 – 5 tuần hoặc hơn 3 tháng. Hầu hết các trường hợp zona thần kinh nhẹ không cần điều trị chuyên sâu vẫn có thể tự khỏi. Tuy nhiên, sau một thời gian bệnh vẫn có thể tái phát trở lại nếu không chăm sóc phòng ngừa.

Đối với những trường hợp bệnh nặng và kéo dài, bệnh giời leo có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, để lại sẹo. Từ đó làm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. 

Xem ngay: Hướng dẫn cách trị giời leo cho bé an toàn và hiệu quả

Bị giời leo có cần kiêng nước không?

Bên cạnh áp dụng các biện pháp điều trị giời leo (zona thần kinh) theo sự chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng nên chủ động thực hiện chăm sóc tại nhà. Nên điều chỉnh thói quen sinh hoạt, ăn uống đủ chất và kiêng cữ đúng để bệnh phục hồi nhanh hơn.

Nhắc đến việc kiêng cữ, có nhiều người thắc mắc “bị zona thần kinh có cần kiêng nước không?”. Một số khác quan niệm rằng khi bị giời leo cần kiêng nước, kiêng tắm cho đến khi khỏi bệnh.

Dưới góc nhìn của y học hiện đại, việc kiêng nước khi bị giời leo là điều không cần thiết. Việc kiêng nước không chỉ không làm bệnh thuyên giảm mà còn ngày càng bùng phát trầm trọng, lâu khỏi hơn. 

Bị giời leo có kiêng nước không?
Kiêng nước khi bị giời leo là quan niệm hoàn toàn sai lầm khiến bệnh ngày càng trầm trọng

Mỗi ngày cơ thể tiết ra một lượng mồ hôi, chất bã nhờn, tế bào chết nhất định. Nếu không tắm rửa, vi khuẩn từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào da, khiến tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng hơn. Một số trường hợp có thể bị bội nhiễm rất khó kiểm soát.

Mặt khác, những đốm mụn nước nhỏ trên da không có khả năng lây nhiễm qua nước. Việc tắm rửa sẽ không làm lây lan phát ban, đảm bảo vùng da bệnh luôn sạch sẽ. Vì vậy người bệnh nên tắm rửa, vệ sinh cá nhân kỹ đều đặn mỗi ngày, tuyệt đối không được bỏ qua khi mắc bệnh giời leo.

Hướng dẫn cách tắm rửa vệ sinh đúng cách khi bị giời leo

Để tắm rửa, vệ sinh vùng da bị giời leo đúng cách, người bệnh nên thực hiện theo các bước sau đây:

  • Pha sẵn một chậu nước ấm, cởi bỏ quần áo nhẹ nhàng để tránh làm cọ xát lên vùng da bị tổn thương. 
  • Dùng một chiếc gáo nhỏ múc nước dội đều lên cơ thể, riêng ở những vùng da có tổn thương zona không được chà xát lên. Nếu muốn tắm bằng vòi sen, hãy chỉnh nhỏ tốc độ nước chảy. 
  • Tắm nhanh trong vòng 5 – 10 phút, tuyệt đối không ngâm nước quá lâu. Đồng thời không dùng bất kỳ sản phẩm tẩy rửa hay xà phòng nào trong thời gian điều trị bệnh. Nếu sử dụng, chỉ nên dùng những sản phẩm organic chiết xuất thiên nhiên, không chứa hóa chất, chất phụ liệu, ít kiềm để giảm thiểu kích ứng cho da. 
  • Sau khi tắm xong, dùng khăn sạch và mềm thấm khô người rồi mặc quần áo rộng rãi. 
  • Mỗi ngày chỉ nên tắm 1 lần và sử dụng riêng mọi vật dụng cá nhân. 
  • Sau khi vệ sinh thân thể xong, người bệnh tiếp tục thực hiện các bước vệ sinh vùng da bị zona bằng các dung dịch sát khuẩn, kem bôi hoặc miếng dán giảm ngứa, đau rát, xoa dịu làn da. 
Bị giời leo có kiêng nước không?
Người bệnh zona thần kinh có thể tắm bình thường, nhưng chú ý tắm nhẹ và tắm nhanh

Ngoài kiêng nước thì kiêng gió cũng là một trong những quan niệm sai lầm, khiến bệnh ngày càng trầm trọng thêm. Việc luôn ở trong không gian kín có thể tạo điều kiện cho cơ thể đổ nhiều mồ hôi hơn, khiến vùng da bị tổn thương do zona bị ẩm ướt, nhiễm trùng.

Kiêng gió kết hợp với kiêng nước làm tăng nguy cơ bội nhiễm. Do đó, người bị giời leo nên tắm rửa, sinh hoạt bình thường. Bạn chỉ cần mặc quần áo rộng rãi và tránh nơi có gió quá mạnh là được. 

Những lưu ý khác khi bị giời leo:

Bị giời leo có kiêng nước không?
Bạn chỉ cần kiêng tắm nước lạnh để tránh cảm cúm, suy yếu miễn dịch làm tăng nguy cơ tái phát bệnh giời leo
  • Kiêng các loại thực phẩm dị ứng, dễ gây kích ứng làn da như ngũ cốc tinh chế (bột làm bánh, bánh mì, ngũ cốc uống…), thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chứa arginine (yến mạch, lúa mì, men bia, socola…), đồ uống có cồn, thực phẩm dị ứng (hải sản, rau muống, thịt gà, trứng gà, đồ nếp…), thực phẩm nhiều đường, thức ăn cay nóng. 
  • Hạn chế tắm bằng nước quá lạnh hay tiếp xúc với gió lớn.
  • Không cào gãi, chà xát mạnh để giảm ngứa vết thương. Hành động này sẽ tạo điều kiện để virus lây lan nhanh hơn. 
  • Kiêng việc điều trị giời leo bằng những mẹo dân gian, chẳng hạn như nhai gạo nếp, đậu xanh rồi đắp lên da. Cách này hoàn toàn không thể tiêu diệt được virus mà còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. 
  • Không nên tiếp xúc với các loại hóa chất tẩy rửa độc hại.
  • Không tiếp xúc với người khác đang bị zona thần kinh hoặc có sức đề kháng yếu kém như trẻ em, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai và đang cho con bú, người bị suy gan, suy thận, ung thư, nhiễm HIV/AIDS… 
  • Không dùng thuốc bừa bãi. Thuốc chỉ được dùng theo sử chỉ định của bác sĩ. 

Bài viết đã giúp bạn hiểu hơn vấn đề “Bị giời leo có cần kiêng nước không?”. Người bệnh không cần kiêng nước. Việc tắm rửa vệ sinh thân thể hằng ngày bằng nước ấm là việc làm cần thiết, không được bỏ qua để giữ da sạch sẽ, bệnh nhanh khỏi và phục hồi.

Tìm hiểu thêm:

Ngày đăng 14:15 - 28/10/2023 - Cập nhật lúc: 14:34 - 28/10/2023
Chia sẻ:
trẻ sơ sinh bị giời leo có sao không Trẻ sơ sinh bị giời leo có sao không?
Trẻ sơ sinh bị giời leo có sao không, điều trị như thế nào an toàn là vấn đề được…
Khi bị giời leo đang trong giai đoạn cho con bú, người mẹ vẫn có thể cho con bú sữa mẹ bình thường. Điều này không nguy hiểm, không ảnh hưởng đến trẻ. Bị giời leo khi đang cho con bú có nguy hiểm không?
Nắm rõ bị giời leo khi đang cho con bú có nguy hiểm không để có những cách xử lý…
Nhiều người thắc mắc rằng, mắc bệnh giời leo thì có quan hệ tình dục được không? Bị giời leo có quan hệ được không?
Cần nắm rõ người bị giời leo có quan hệ được không để ngăn ngừa tình trạng lây nhiễm. Bệnh…
Bị giời leo mấy ngày thì khỏi?
Nhiều người thắc mắc bệnh giời leo mấy ngày thì khỏi. Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng giời leo…
Bị bệnh giời leo kiêng ăn gì để bệnh nhanh khỏi?

Bị bệnh giời leo kiêng ăn gì là thắc mắc chung của nhiều người. Bên cạnh thực phẩm có lợi…

Các giai đoạn của bệnh giời leo và hình ảnh nhận biết

Các giai đoạn của bệnh giời leo thường kéo dài trong khoảng 5 – 7 ngày. Việc xác định giai…

Bệnh giời leo là gì? Dấu hiệu và cách điều trị

Bệnh giời leo là tình trạng tổn thương da do axit phospho hữu cơ có trong nọc độc của một…

Các loại thuốc bôi trị giời leo tốt nhất

Bệnh nhân chủ yếu được dùng thuốc bôi trị giời leo để sát khuẩn và giảm các triệu chứng ở…

Các biểu hiện giời leo ở trẻ em dễ nhận biết

Biểu hiện của bệnh giời leo ở trẻ em không chỉ tập trung tại vùng da tiếp xúc mà còn…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua