VTV2 Chất lượng cuộc sống giới thiệu bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang và phác đồ điều trị bệnh xương khớp không xâm lấn từ Y học cổ truyền [Đừng bỏ lỡ]

Bị gai cột sống uống thuốc gì tốt?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Gai cột sống là bệnh lý mãn tính không thể chữa trị dứt điểm. Vì vậy bệnh nhân buộc phải sử dụng thuốc để cải thiện triệu chứng và ngăn chặn gai xương phát triển. Để lựa chọn được loại thuốc thích hợp, cần xem xét mức độ cơn đau, tình trạng sức khỏe và khả năng đáp ứng của từng trường hợp.

bị gai cột sống uống thuốc gì tốt
Bị gai cột sống uống thuốc gì tốt?

Người bị gai cột sống nên uống thuốc gì?

Gai cột sống là sự hình thành gai xương bất thường ở cột sống. Tình trạng này là hệ quả của quá trình thoái hóa xương và rối loạn chuyển hóa.

Một số trường hợp có gai xương nhỏ và chưa phát sinh triệu chứng thường không phải điều trị. Việc điều trị được chỉ định cho đối tượng gai cột sống đã bùng phát cơn đau, giảm khả năng vận động và co cứng cơ,…

1. Thuốc giảm đau thông thường

Thuốc giảm đau là loại thuốc phổ biến trong điều trị gai cột sống và một số bệnh lý xương khác mãn tính khác. Mục đích của việc sử dụng nhóm thuốc này là giảm cơn đau, cải thiện chất lượng cuộc sống và giúp người bệnh vận động dễ dàng.

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc đặc trị bệnh xương khớp của Trung tâm Thuốc dân tộc kết hợp hơn 50 vị thuốc quý. Đặc biệt, bài thuốc có sự góp mặt của nhiều bí dược lần đầu tiên được nghiên cứu và ứng dụng trong điều trị bệnh xương khớp tại Việt Nam.
bị gai cột sống uống thuốc gì tốt
NSAIDs được sử dụng để làm giảm viêm và cải thiện cơn đau

Thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến, gồm có:

  • Acetaminophen: Đây là loại thuốc giảm đau được sử dụng đầu tiên để làm giảm triệu chứng của bệnh. Acetaminophen đáp ứng với các cơn đau có mức độ nhẹ đến trung bình. Loại thuốc này khá an toàn, ít gây ra tác dụng phụ nguy hiểm ở liều điều trị. Tuy nhiên người bị suy gan nặng hoặc thiếu hụt men G6PD không nên sử dụng loại thuốc này.
  • NSAIDs: NSAIDs hay còn gọi là thuốc chống viêm không steroid. Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế sinh tổng hợp chất prostaglandin – một thành phần trung gian trong phản ứng viêm. NSAIDs vừa có tác dụng giảm đau vừa giúp cải thiện hiện tượng sưng viêm, nóng rát ở cột sống. NSAIDs có thể gây xuất huyết đường tiêu hóa và đột quỵ ở một số trường hợp nhạy cảm.

Ngoài các loại thuốc giảm đau đường uống, bệnh nhân gai cột sống có thể sử dụng miếng dán hoặc gel bôi ngoài để cải thiện các cơn đau khu trú.

So với thuốc đường uống, thuốc dạng điều trị tại chỗ ít gây ra tác dụng phụ nguy hiểm hơn. Tuy nhiên dạng bào chế này chỉ thích hợp với các cơn đau nhẹ.

2. Thuốc giảm đau gây nghiện (opioids)

Thuốc giảm đau gây nghiện là nhóm thuốc chứa các thành phần gây nghiện ở dạng tự nhiên hoặc tổng hợp. Nhóm thuốc này tác động lên thụ thể opioid nhằm làm giảm những cơn đau có mức độ trung bình đến nặng.

Opioids chỉ được sử dụng khi triệu chứng không đáp ứng hoặc đáp ứng kém với thuốc giảm đau thông thường. Việc sử dụng opioids có thể gây ra tình trạng phụ thuộc thuốc và dẫn đến hội chứng cai nghiện khi dừng thuốc đột ngột.

Khi dùng thuốc giảm đau gây nghiện quá liều, bạn có thể bị suy hô hấp và dẫn đến tử vong. Do đó phải tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ khi sử dụng nhóm thuốc này.

bị gai cột sống uống thuốc gì tốt
Sử dụng opioids có thể gây phụ thuộc thuốc và dẫn đến hội chứng cai nghiện

Một số loại thuốc giảm đau gây nghiện được sử dụng phổ biến cho bệnh nhân gai cột sống:

  • Codein: Codein là loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất vì ít gây ra tác dụng phụ và hạn chế được tình trạng nghiện thuốc.
  • Pethidin: Có tác dụng giảm đau nhanh nhưng thời gian tác dụng ngắn. Pethidin được chuyển hóa có thể gây độc cho hệ thần kinh, gây ra triệu chứng co giật. Vì tác dụng ngắn nên Pethidin hiếm khi được sử dụng trong điều trị dài hạn.
  • Morphin: Là Opioids có tác dụng giảm đau mạnh. Tuy nhiên, loại thuốc này có thể gây nghiện nặng nên chỉ dùng trong trường hợp thực sự cần thiết.

So với thuốc giảm đau thông thường, Opioids gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho người sử dụng. Vì vậy bạn chỉ nên dùng thuốc khi có yêu cầu từ bác sĩ chuyên khoa.

3. Thuốc chống trầm cảm 3 vòng

Thuốc chống trầm cảm 3 vòng là loại thuốc đặc hiệu trong điều trị các vấn đề về thần kinh. Tuy nhiên loại thuốc này cũng được sử dụng trong điều trị dài hạn đối với cơn đau do các bệnh xương khớp mãn tính.

Thuốc chống trầm cảm 3 vòng hoạt động bằng cách ức chế quá trình tái hấp thu serotonin và norepinephrine (các chất dẫn truyền thần kinh). Bằng cách ức chế các thành phần này, thuốc chống trầm cảm làm gián đoạn khả năng dẫn truyền tín hiệu đau của dây thần kinh lên não bộ.

Ở liều điều trị, thuốc chống trầm cảm có thể gây ra các tác dụng phụ như rối loạn thị giác, ngủ gà, khô miệng, táo bón,…

4. Thuốc corticoid

Corticoid là một hoạt chất được sản xuất từ vỏ thượng thận. Hoạt chất này có tác dụng chống viêm bằng cách giảm hoạt động của bạch cầu ái toán và ngăn chặn quá trình phóng thích phospholipid.

Hiện nay, corticoid đã được sản xuất bằng phương pháp tổng hợp. Loại thuốc này được sử dụng trong điều trị các cơn đau do phản ứng viêm kéo dài như gai cột sống, thoái hóa khớp,…

Corticoid có tác dụng ức chế miễn dịch mạnh và làm giảm nhanh các cơn đau của bệnh. Hầu hết các bệnh nhân gai cột sống đều được tiêm từ 1 – 2 liều corticoid trực tiếp vào vùng đau nhức.

bị gai cột sống uống thuốc gì tốt
Corticoid chỉ được sử dụng khi thực sự cần thiết vì thuốc có thể làm hư hại các sụn khớp khỏe mạnh

Việc sử dụng corticoid phải được kiểm soát chặt chẽ bởi bác sĩ chuyên khoa. Vì loại thuốc này có thể gây tổn thương các sụn khớp khỏe mạnh, làm suy giảm sức đề kháng và gây teo vỏ thượng thận.

5. Thuốc giãn cơ

Thuốc giãn cơ là nhóm thuốc làm thư giãn cơ, nhằm làm giảm tình trạng cơ bị căng và co cứng.

Có hai nhóm thuốc giãn cơ, bao gồm:

  • Thuốc chống co thắt: Nhóm thuốc này làm giảm co thắt cơ bằng cách ngăn chặn tín hiệu từ thần kinh cơ truyền đến não. Khi cơ ngưng co thắt, cơn đau do hoạt động này sẽ được cải thiện.
  • Thuốc chống co cứng: Nhóm thuốc này được sử dụng khi cơ bị co cứng, dẫn đến tình trạng tê bì, cứng cột sống và khó vận động.

Một số loại thuốc giãn cơ như Diazepam, Carisoprodol,… có thể gây nghiện nếu sử dụng trong một thời gian dài. Để giảm nguy cơ phát sinh tác dụng phụ khi dùng thuốc, bạn nên hạn chế sử dụng rượu, chất kích thích,… trong quá trình điều trị.

6. Thuốc bổ sung

Thuốc bổ sung là nhóm thuốc không đặc hiệu trong điều trị gai cột sống. Nhóm thuốc này không có tác dụng giảm đau, cải thiện triệu chứng hay làm giảm kích thích gai xương.

bị gai cột sống uống thuốc gì tốt
Chế phẩm chứa Glucosamine giúp tăng độ chắc khỏe và ổn định cấu trúc cột sống

Việc sử dụng thuốc bổ sung nhằm làm tăng độ chắc khỏe và ổn định cấu trúc cột sống. Khi cột sống được ổn định, gai xương ít có cơ hội phát triển và chèn ép lên những cơ quan xung quanh. Các loại thuốc bổ sung thường chứa Collagen, Glucosamine, Chondroitin,…

Hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể về hiệu quả lâm sàng của nhóm thuốc này. Vì vậy chỉ sử dụng khi bác sĩ chuyên khoa yêu cầu.

Lưu ý khi sử dụng thuốc trị gai cột sống

Sử dụng thuốc là phương pháp chính trong quá trình điều trị gai cột sống. Tuy nhiên phương pháp này có thể gây ra các tác dụng ngoại ý nếu sử dụng không đúng cách.

Để giảm thiểu nguy cơ, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Không tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc nào – ngay cả thuốc dạng bôi ngoài.
  • Chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời phải tuân thủ về liều dùng và thời gian sử dụng.
  • Thông báo với bác sĩ các tình trạng sức khỏe đặc biệt như đang có thai, nuôi con bằng sữa mẹ, bị suy gan, suy thận, nhiễm HIV,…
  • Liệt kê những loại thuốc bạn đang sử dụng để được cân nhắc về tương tác thuốc.
  • Nếu có xuất hiện những triệu chứng bất thường khi sử dụng, cần báo với bác sĩ để được xử lý.
  • Tránh tình trạng lạm dụng thuốc điều trị gai cột sống. Điều này có thể gây ra tình trạng quá liều thuốc và làm xuất hiện những tác dụng phụ nguy hiểm.
  • Nên tập thể dục và bổ sung các thực phẩm lành mạnh để làm giảm viêm, cải thiện cơn đau và ổn định cấu trúc cột sống.

Để lựa chọn được loại thuốc trị gai cột sống phù hợp, bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, cần thiết lập chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và luyện tập hợp lý để hỗ trợ quá trình điều trị.

Tin bài nên đọc

Ngày đăng 14:09 - 24/04/2023 - Cập nhật lúc: 15:44 - 25/04/2023
Chia sẻ:
Mổ gai cột sống có chữa được không? Nên mổ ở bệnh viện nào?

Mổ gai cột sống là một phương pháp điều trị ngoại khoa, trong đó bác sĩ sẽ sử dụng nhiều…

10 cách chữa gai gót chân nhanh nhất tại nhà – Hết đau

Nhiều cách chữa gai gót chân tại nhà đang được bệnh nhân rỉ tai nhau áp dụng để giảm đau…

Bệnh gai đôi cột sống S1 bẩm sinh điều trị như thế nào?

Gai đôi cột sống S1 bẩm sinh là thuật ngữ đề cập đến tình trạng khuyết tật của ống thần…

Các Mẫu Dép Cho Người Gai Gót Chân Và Điều Cần Biết

Dép cho người gai gót chân có thể giúp hỗ trợ điều trị bệnh một cách hiệu quả. Theo các…

Bệnh gai đôi cột sống và giải pháp hiệu quả từ y học cổ truyền

Gai đôi cột sống là một bệnh lý có nhiều biến chứng nguy hiểm với sức khỏe người bệnh. Vậy…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Trung tâm Thuốc dân tộc hoàn thiện phác đồ ĐẶC TRỊ các bệnh lý xương khớp từ tinh hoa Y học cổ truyền LẦN ĐẦU TIÊN ứng dụng tại Việt Nam. [Tìm hiểu ngay]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua