Bị gai cột sống có nên tập GYM? Lời khuyên từ bác sĩ

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Gym là bộ môn vận động được rất nhiều người lựa chọn để rèn luyện sức khỏe, nhất là những người trẻ tuổi. Tuy nhiên, khi gặp phải các vấn đề xương khớp, người bệnh thường có tâm lý e ngại tập Gym. Vậy bị gai cột sống có nên tập Gym hay không? Vấn đề này sẽ được làm rõ với nội dung bài viết dưới đây.

bị gai cột sống có nên tập gym
Bộ môn Gym liệu có phù hợp với bệnh nhân gai cột sống hay không?

Bị gai cột sống có nên tập GYM không?

Bệnh gai cột sống điển hình với những triệu chứng đau nhức ở vùng thắt lưng, vai gáy hay vùng cổ. Tình trạng đau nhức thường được kích hoạt dữ dội hơn khi người bệnh vận động nhiều. Chính điều này khiến không ít người quan ngại việc tập luyện thể dục thể thao, nhất là tập Gym sẽ khiến bệnh tình thêm nặng nề.

Liệu quan điểm này có thật sự đúng đắn? Khi bị gai cột sống thì có nên tập Gym hay không? Bàn về vấn đề này, bác sĩ Nguyễn Thị Lệ Quyên – Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng Thuốc Dân Tộc có tư vấn:

“Nhiều người cho rằng khi bị gai cột sống không nên tập Gym bởi đây là bộ môn vận động tương đối mạnh. Việc tập Gym sẽ tác động tiêu cực đến vùng cột sống đang bị tổn thương và khiến bệnh chuyển biến xấu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng, việc tập Gym đúng cách lại là liệu pháp hữu hiệu trong hỗ trợ điều trị bệnh.

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc đặc trị bệnh xương khớp của Trung tâm Thuốc dân tộc kết hợp hơn 50 vị thuốc quý. Đặc biệt, bài thuốc có sự góp mặt của nhiều bí dược lần đầu tiên được nghiên cứu và ứng dụng trong điều trị bệnh xương khớp tại Việt Nam.

Rèn luyện bộ môn Gym không chỉ giúp vóc đáng được cải thiện mà còn chăm sóc tốt hơn cho sức khỏe xương khớp. Đối với bệnh nhân bị gai cột sống, rèn luyện những bài Gym phù hợp sẽ giúp xương khớp được đàn hồi. Đồng thời, khi được tác dụng một lực vừa đủ, các đốt sống còn được kéo giãn, giải phóng các dây thần kinh bị chèn ép.

Tập gym còn giúp tăng cường tuần hoàn máu để hỗ trợ chữa lành tổn thương ở cột sống. Ngoài ra, tập luyện đều đặn sẽ là liệu pháp hỗ trợ duy trì cân nặng rất tốt. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế được áp lực lên vùng cột sống đang bị tổn thương khi vận động.

Mặc dù vậy, người bệnh gai cột sống cũng cần thận trọng khi tập Gym. Bởi nếu tập luyện không đúng cách, bạn sẽ rất dễ gặp các chấn thương ngoại ý. Tốt nhất khi cột sống đang gặp vấn đề nên tập luyện dưới sự dám sát của người có chuyên môn.”

Những lưu ý cho người bệnh gai cột sống khi tập GYM

Mặc dù bệnh nhân bị gai cột sống vẫn có thể tập Gym nhưng cần thận trọng khi tập luyện để tránh những rủi ro phát sinh. Đặc biệt, bạn nên chú ý đến một số vấn đề dưới đây:

1. Lựa chọn bài tập

Việc lựa chọn bài tập phù hợp là yếu tố quan trọng hàng đầu với người bệnh gai cột sống khi tập Gym. Bởi khi mắc bệnh, sức chịu lực của cột sống thường bị suy yếu. Chọn bài tập không phù hợp rất dễ khiến bạn gặp phải các vấn đề nghiêm trọng, điển hình nhất là chấn thương.

người bị gai cột sống nên tập gym không
Nên lựa chọn bài tập phù hợp theo hướng dẫn của người có chuyên môn

Khi bị gai cột sống, bạn nên ưu tiên tác bài tập nhẹ nhàng, tránh tác dụng lực quá nhiều lên cột sống. Điều này đảm bảo rằng cột sống sẽ được kéo giãn với một định mức phù hợp. Bạn nên trao đổi trực tiếp với huấn luyện viên để được giới thiếu bài tập phù hợp.

2. Khởi động trước khi tập

Khởi động là bước cơ bản nhất không thể bỏ qua khi bạn rèn luyện thân thể với bất cứ bộ môn vận động nào. Với bộ môn Gym nói riêng, việc khởi động quyết định rất nhiều đến hiệu quả tập luyện. Đặc biệt khi bạn đang bị gai cột sống thì càng phải lưu tâm đến vấn đề này.

Việc khởi động sẽ giúp cơ xương được thư giãn, đồng thời tăng cường phần nào khả năng chịu đựng áp lực của cột sống. Đặc biệt, khởi động tốt sẽ giúp bạn dễ dàng thích nghi hơn với việc tăng dần cường độ tập luyện. Khi đang bị gai cột sống, bạn nên dành thời gian nhiều hơn cho các động tác khởi động vùng cơ lưng.

3. Kỹ thuật tập luyện

Tập luyện đúng kỹ thuật không chỉ đem lại kết quả tốt mà còn ngăn ngừa được các vấn đề chấn thương. Nhất là khi đang bị gai cột sống, nếu tập luyện không đúng kỹ thuật sẽ tác động xấu đến đường cong sinh lý. Nhiều trường hợp người bệnh còn có nguy cơ gặp phải vấn đề lệch cột sống.

Trong tập luyện bất cứ động tác Gym nào dù đơn giản hay phức tạp, bạn cũng cần chú ý thực hiện đúng kỹ thuật. Tuyệt đối không sử dụng tạ nặng khi tập để tránh gây áp lực cho cột sống. Tốt nhất, việc tập luyện nên được huấn luyện viên theo dõi sát sao.

4. Cường độ và thời gian tập

Đây cũng là vấn đề rất quan trọng với người bệnh gai cột sống khi tập Gym. Đối với những người bình thường, vấn đề này có thể thực hiện tùy vào thể trạng cũng như mong muốn bản thân. Tuy nhiên, khi đang bị gai cột sống thì bạn cần chú ý.

Cột sống đang tổn thương sẽ không thể nào chịu đựng nổi áp lực khi bạn tập luyện với cường độ cao trong thời gian dài. Chính vì vậy, mỗi ngày chỉ nên dành ra khoảng 30 – 45 phút cho những bài tập Gym đơn giản. Khi các triệu chứng của bệnh dần thuyên giảm, bạn có thể từ từ điều chỉnh cường độ và thời gian tập luyện cho phù hợp.Tuyệt đối không đột ngột thay đổi cường độ tập luyện bởi rất dễ khiến rủi ro phát sinh.

5. Hướng dẫn một vài bài tập Gym phù hợp với bệnh nhân gai cột sống

Dưới đây là một vài bài tập Gym đơn giản mà bạn có thể rèn luyện khi đang bị bệnh gai cột sống:

Bài tập Hyperextension:

  • Nằm sấp xuống trên ghế Hyperextension
  • Tự căn chỉnh sao cho phần đùi tiếp xúc với đệm đỡ trên
  • Gót chân để ở đệm đỡ dưới, 2 tay đan chéo trước ngực
  • Tiến hành uốn lưng xuống đến khi nửa thân trên song song với sàn tập
  • Giữ nguyên trong vài giây rồi trả người về tư thế chuẩn bị
  • Thực hiện liên tục 5 – 7 lần động tác trên, 3 lần/1 bài tập
tập Gym khi bị gai cột sống
Hyperextension là bài tập mà bệnh nhân bị gai cột sống có thể lựa chọn để rèn luyện

Bài tập Squat:

  • Đứng vững trên sàn tập, mở rộng 2 chân 1 khoảng bằng vai
  • Đưa tay ra phía trước sao cho song song với mặt sàn
  • Ngồi từ từ xuống để phần mông, đùi và đầu gối thẳng hàng
  • Chú ý giữ thẳng cột sống, siết chặt hông
  • Giữ nguyên tư thế này 2 – 3 giây rồi trả về tư thế chuẩn bị
  • Lặp lại động tác 5 – 7 lần, thực hiện 2 – 3 lần/1 bài tập
  • Lưu ý không dùng tạ để Squat khi đang bị gai cột sống

Cả hai bài tập trên đều có tác dụng rất tốt trong việc kéo giãn các đốt sống, làm tăng sự đàn hồi. Ngoài ra, với lực tác động vừa phải lên cơ lưng, các bài tập còn hỗ trợ giải phóng các dây thần kinh bị chèn ép. Từ đó có thể cải thiện tình trạng đau nhức khó chịu mà bệnh gai cột sống gây ra.

Như vậy, người bệnh gai cột sống vẫn có thể tập Gym. Tuy nhiên, cần tập luyện đúng cách và phù hợp với thể trạng để hỗ trợ điều trị bệnh, đồng thời ngăn ngừa rủi ro phát sinh.

Bạn có thể xem thêm:

Tin bài nên đọc

Ngày đăng 07:31 - 28/06/2023 - Cập nhật lúc: 13:40 - 29/06/2023
Chia sẻ:
Hướng dẫn trị gai cột sống bằng hạt đu đủ đúng cách hiệu quả

Sử dụng hạt đu đủ để điều trị bệnh gai cột sống là bài thuốc dân gian, được ông bà…

Mẹo Chữa Đau Gót Chân Bằng Bấm Huyệt Hiệu Quả Nhanh

Chữa đau gót chân bằng bấm huyệt là giải pháp được nhiều người bệnh ứng dụng. Thực hiện biện pháp…

Những dấu hiệu gai cột sống ở người trẻ chớ nên xem thường

Gai cột sống ở người trẻ không phải là tình trạng hiếm gặp. Nếu không có biện pháp xử lý…

bị gai cột sống có nên tập gym Bị gai cột sống có nên tập GYM? Lời khuyên từ bác sĩ

Gym là bộ môn vận động được rất nhiều người lựa chọn để rèn luyện sức khỏe, nhất là những…

Cách chữa gai gót chân bằng Đông y và điều cần biết

Cách chữa gai gót chân bằng Đông y tập trung vào các liệu pháp xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Trung tâm Thuốc dân tộc hoàn thiện phác đồ ĐẶC TRỊ các bệnh lý xương khớp từ tinh hoa Y học cổ truyền LẦN ĐẦU TIÊN ứng dụng tại Việt Nam. [Tìm hiểu ngay]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua