Bệnh Xơ Gan Có Mấy Giai Đoạn? Cách Nhận Biết

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Bệnh xơ gan có mấy giai đoạn là thắc mắc của nhiều người bệnh, không những vậy, việc tìm hiểu thông tin này còn giúp người bệnh có thể biết cách phòng ngừa hiệu quả. Cụ thể, bệnh lý này có thể chia thành 4 giai đoạn, nếu việc phát hiện ở những thời điểm càng sớm thì việc điều trị sẽ nhanh chóng mang lại kết quả tốt cũng như khả năng điều trị có tỷ lệ thành công cao.

Xơ gan có mấy giai đoạn và cách nhận biết

Xơ gan được hình thành do sự tấn công của các tác nhân gây hại trong thời gian dài, điều này có thể gây ra sự hình thành các mô sẹo và chúng hầu như không có khả năng phục hồi. Tình trạng này, nếu không được nhận biết sớm từ đầu có thể khiến bệnh phát triển nhanh chóng sang giai đoạn nặng và phát triển thành ung thư gan, bệnh não gan,… rất nguy hiểm.

Bệnh xơ gan có mấy giai đoạn
Xơ gan nếu không được nhận biết sớm từ đầu có thể khiến bệnh phát triển nhanh chóng sang giai đoạn nặng.

Cụ thể, xơ gan có thể chia thành 4 giai đoạn và cách nhận biết cụ thể trong từng giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1

Giai đoạn 1 hay còn gọi là giai đoạn đầu, các triệu chứng của bệnh vẫn chưa có biểu hiện quá rõ ràng bởi người bệnh rất khó nhận biết. Ở thời điểm này các tổ chức viêm xơ chưa gây ra những ảnh hưởng nhiều nên chức năng vẫn chưa bị tác động, tình trạng tổn thương cũng không quá nhiều. Một số triệu chứng không quá rõ ràng trong giai đoạn này có thể kể đến như:

Sản phẩm được nghiên cứu bởi Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn
"Tiếng lành đồn xa", số lượng bệnh nhân đặt lịch thăm khám, điều trị bệnh gan với bác sĩ Lê Hữu Tuấn tại Trung tâm Thuốc dân tộc ngày càng gia tăng. Người bệnh tin tưởng lựa chọn bác sĩ không chỉ bởi chuyên môn cao, kê đơn bốc thuốc chuẩn bệnh mà còn vì tấm lòng y đức, sự tận tâm, nhiệt tình. Bác sĩ đã giúp hàng ngàn người chữa khỏi căn bệnh gan phiền toái nhờ bài thuốc đặc trị, được kế thừa từ Danh y Hải Thượng Lãn Ông.
  • Mệt mỏi
  • Nổi mẩn đỏ không rõ nguyên nhân
  • Chán ăn
  • Thiếu năng lượng
  • Nước tiểu đậm màu hơn bình thường

Theo các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, ở giai đoạn này nếu người bệnh phát hiện kịp thời thì tỷ lệ điều trị khỏi bệnh sẽ rất cao cũng như có cơ hội phục hồi hoàn toàn. Tuy nhiên, để đảm bảo điều này, bạn nên chú ý đến việc thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần để đảm bảo phát hiện kịp thời nguy cơ xơ gan cũng như các bệnh lý khác.

Giai đoạn 2

Bước vào giai đoạn này, các áp lực tĩnh mạch bắt đầu có dấu hiệu tăng dần. Bên cạnh đó, sự ảnh hưởng đến chức năng gan cũng có thể tăng nhanh chóng do lúc này các mô bị xơ hóa dần chiếm số lượng nhiều hơn. Lúc này, điều cần thiết nhất với các bệnh nhân chính là tìm ra nguyên nhân gây bệnh, từ đó loại bỏ chúng một cách hiệu quả thì mới kiểm soát được tình trạng này.

  • Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi
  • Nước tiểu sẫm màu
  • Hay bị đầy hơi khó chịu
  • Thỉnh thoảng thấy đau ở hạ sườn
  • Vàng da, vàng mắt (nhưng chưa rõ ràng)
  • Chảy nước muỗi
  • Thỉnh thoảng bị chảy máu chân răng

Việc nhận biết những bất thường của cơ thể và đến thăm khám các bác sĩ để phát hiện kịp thời chính là một trong những việc làm có ý nghĩa quan trọng trong việc điều trị bệnh. Nếu được kiểm soát kịp thời, việc điều trị sẽ dễ dàng hơn cũng như có thể khiến cho sức khỏe của bạn nhanh chóng phục hồi.

Giai đoạn 3

Có thể được xem là giai đoạn muộn của bệnh. Bởi lẽ đây là lúc các tổn thương đến bộ phận gan đã khá nhiều và xếp vào mức độ nghiêm trọng. bệnh nhân xuất hiện hiện tượng xơ gan cổ trướng. Đồng thời, lượng dịch tại ổ bụng bắt đầu tăng nhanh chính là báo hiệu cho mức độ xơ gan đã đến rất nhiều. Các triệu chứng nhận biết lúc này khá rõ ràng và có thể ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh:

Bệnh xơ gan có mấy giai đoạn
Lượng dịch tại ổ bụng bắt đầu tăng nhanh chính là báo hiệu cho mức độ xơ gan đã đến rất nhiều.
  • Người mệt mỏi, không có sức sống
  • Sụt cân không kiểm soát
  • Ăn không ngon, sụt cân nhanh
  • Vàng da, vàng mắt
  • Đường huyết tăng giảm thất thường
  • Trướng bụng
  • Ngứa da, nổi mẩn
  • Nhịp tim tăng nhanh
  • Gặp phải các vấn đề về rối loạn tiêu hóa, phân đen,…
  • Phù chân, mắt cá hoặc thể phù có thể xuất hiện toàn thân

Việc kiểm soát xơ gan ở giai đoạn này hầu như diễn ra rất khó khăn và phức tạp. Đó là chưa kể đến quá trình phục hồi lại là hoàn toàn không thể, trừ trường hợp bạn phải thực hiện ghép gan. Lúc này, điều cần làm chính là tuân thủ nghiêm ngặt theo phác đồ điều trị của các bác sĩ, cùng với đó là kết hợp chế độ ăn uống – sinh hoạt lành mạnh.

Giai đoạn 4 (giai đoạn cuối)

Giai đoạn này, gan gần như đã bị xơ hóa toàn bộ và các hoạt động tại đây dường như cũng đã bị đình trệ. Những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra trong giai đoạn này bao gồm: xuất huyết tiêu hóa, bệnh não gan hay tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Nguy hiểm hơn, nếu những biến chứng này xuất hiện thì người bệnh cũng không thể tiến hành ghép gan.

Cách nhận biết xơ gan ở giai đoạn này bao gồm các biểu hiện như:

  • Suy thận và dẫn tới thiểu niệu
  • Lòng bàn tay son
  • Tâm lý, tính cách thay đổi
  • Dịch ứ đọng trong ổ bụng làm tăng nguy cơ vỡ tĩnh mạch thực quản
  • Viêm màng bụng
  • Sốt cao
  • Thường xuyên buồn ngủ, thậm chí hôn mê do não bị nhiễm độc

Xơ gan ở giai đoạn cuối hầu như không có phương pháp điều trị. Vì thế, lúc này người bệnh nên chuẩn bị tinh thần sống chung với bệnh vào khoảng 12 tháng. Do đó, bạn cần chủ động trong việc thăm khám và điều trị vào những giai đoạn sớm nhất để có thể phát hiện và kiểm soát bệnh ngăn ngừa nguy cơ biến chứng một cách hiệu quả nhất.

Làm thế nào để phát hiện sớm các giai đoạn xơ gan?

Phát hiện sớm các giai đoạn xơ gan có ý nghĩa rất lớn trong việc đảm bảo sức khỏe của người bệnh. Không những vậy, nó còn giúp kiểm soát tốt những ảnh hưởng tiêu cực, nhất là vào 2 giai đoạn đầu của bệnh còn có thể giúp việc điều trị dễ dàng và tỷ lệ phục hồi cao. Cụ thể, bạn có thể phát hiện bệnh dựa trên các yếu tố sau:

Bệnh xơ gan có mấy giai đoạn
Phát hiện sớm các giai đoạn xơ gan có ý nghĩa rất lớn trong việc đảm bảo sức khỏe của người bệnh.

1. Căn cứ vào triệu chứng bệnh

Dù các triệu chứng bệnh không quá rõ ràng trong những giai đoạn sớm nhưng nếu quan sát kỹ, bạn cũng có thể nhận thấy cơ thể có những biến đổi bất thường như:

  • Ăn uống không ngon miệng
  • Sụt cân
  • Có cảm giác người mệt mỏi dù không phải hoạt động quá sức
  • Nổi mề đay, mẩn ngứa không rõ nguyên nhân
  • Mạch máu nổi lên có hình dáng như mạng nhện
  • Buồn nôn, choáng váng
  • Lòng bàn tay son hay móng tay trắng
  •  Bệnh về xương, xương dễ gãy

Ngoài ra, xơ gan trong những giai đoạn sớm còn có thể gây ra những ảnh hưởng đến sinh lý của nam giới và cả nữ giới. Theo đó, đối với nữ có thể xuất hiện dấu hiệu vô kinh, còn nam giới sẽ có ngực phát triển và giảm ham muốn tình dục. Căn cứ vào những dấu hiệu này, người bệnh có thể đến gặp bác sĩ để có những chẩn đoán cụ thể nhằm xác định cụ thể vấn đề sức khỏe đang mắc phải.

2. Phát hiện bệnh thông qua nguyên nhân gây bệnh

Xơ gan có thể âm thầm phát triển trong một thời gian dài do thói quen ăn uống không lành mạnh hoặc các nguyên nhân cụ thể như:

  • Uống rất nhiều rượu.
  • Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh xơ gan
  • Viêm gan mạn tính như viêm gan B hay viêm gan C

Đối với những trường hợp này nên chú trọng đến sức khỏe, điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh, giảm thiểu các chất kích có hại như rượu bia. Bên cạnh đó bạn cũng nên thường xuyên tham gia các hoạt động thể thao mỗi ngày để phòng ngừa nguy cơ béo phì và đặc biệt thường xuyên kiểm tra sức khỏe khi mắc phải các nguyên nhân (có thể gây xơ gan) kể trên.

3. Thăm khám sức khỏe định kỳ

Thông thường, các bệnh lý về gan sẽ tiến triển thành xơ gan rất nhanh và tiên lượng rất xấu. Do đó, cách tốt nhất để ngăn ngừa và phát hiện sớm trong trường hợp này chính là tiến hành sàng lọc gan mật định kỳ 1 năm ít nhất 2 lần. Việc phát hiện sớm những tổn thương gan sẽ đóng vai trò quan trọng trọng việc định hướng điều trị, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ biến chứng nguy hiểm.

Một số chẩn đoán bạn cần tiến hành để kiểm soát bệnh bao gồm:

  • Kiểm tra máu.
  • Hình ảnh: Siêu âm, CT scan hay chụp cộng hưởng. 
  • Sinh thiết gan.

Nói tóm lại, xơ gan là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm và nếu nó đã phát triển đến những giai đoạn nguy hiểm thì nguy cơ điều trị dứt điểm là hoàn toàn không có. Vì thế, phát hiện sớm những giai đoạn đầu chính là “chìa khóa” để bạn có thể bảo vệ gan và không phải hối tiếc khi mọi việc quá muộn.

Có thể bạn quan tâm

TIN XEM THÊM

Ngày đăng 11:39 - 06/06/2023 - Cập nhật lúc: 15:14 - 07/06/2023
Chia sẻ:
Bệnh Xơ Gan Trong Đông Y và Phương Pháp Điều Trị
Bệnh xơ gan trong Đông y được xếp vào nhóm các chứng hoàng đản, tích tụ hay hiếp thống. Căn bệnh này được chia làm nhiều thể với đặc điểm…
10 Cây Thuốc Nam Chữa Bệnh Xơ Gan Cổ Trướng Tốt Nhất

Sử dụng thuốc Nam chữa bệnh xơ gan cổ trướng là một trong những phương pháp tự nhiên đang được…

Xơ Gan Là Gì? Giải Pháp Nào Điều Trị An Toàn Và Hiệu Quả?

Xơ gan là căn bệnh có mức độ gia tăng đáng báo động. Tình trạng này chủ yếu xảy ra…

Xơ Gan Cổ Trướng Là Gì? Triệu Chứng và Cách Điều Trị

Xơ gan cổ trướng là giai đoạn nặng của bệnh xơ gan xảy ra khi phần lớn diện tích gan…

Chẩn Đoán Xơ Gan – Tiêu Chuẩn và Các Xét Nghiệm Cần

Chẩn đoán xơ gan cần được tiến hành để có thể xác định chính xác mức độ bị ảnh hưởng…

Bệnh Xơ Gan Ở Người Cao Tuổi và Thông Tin Cần Biết

Bệnh xơ gan ở người cao tuổi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa trực tiếp…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua