Bệnh viêm tai giữa có nguy hiểm không?

Bệnh viêm tai giữa là một bệnh về tai rất nguy hiểm. Nếu không điều trị kịp thời, viêm tai giữa sẽ gây ra những biến chứng như áp xe não, viêm màng não,… thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng. Bạn đọc nên tham khảo thêm một số thông tin hữu ích về bệnh viêm tai giữa trong bài viết này.

Viêm tai giữa có nguy hiểm không?
Viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng đường ống tai. Cấu tạo khoang tai gồm có 3 phần: tai ngoài, tai giữa và tai trong. Tai giữa là vùng tai nằm ở phía trong màng nhĩ. Hệ thống tai giữa bao gồm xương chũm và hòm nhĩ.
Khi niêm mạc vùng tai giữa bị tổn thương, vi khuẩn tấn công gây nên tình trạng viêm nhiễm. Từ đó, bệnh viêm tai giữa hình thành.
Một số triệu chứng của bệnh viêm tai giữa là:
- Ban đầu, người bệnh sẽ cảm thấy đau tai;
- Tai chảy nước. Dịch tai thường có màu vàng.;
- Thính lực giảm;
- Ù tai;
- Sưng sau tai;
- Chóng mặt;
- Sốt;
- Khó ngủ;
- Buồn nôn và nôn mửa.
Viêm tai giữa có thể được điều trị được nếu phát hiện bệnh và chữa trị sớm. Khi thấy những triệu chứng kể trên, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị.

Bệnh viêm tai giữa là một bệnh nguy hiểm. Nếu người bệnh chủ quan, không điều trị kịp thời, viêm tai giữa sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như:
- Suy giảm thính lực;
- Thủng màng nhĩ: Lượng mủ tiết ra trong quá trình sưng viêm sẽ gây áp lực lên màng nhĩ, từ đó gây thủng màng nhĩ. Thủng màng nhĩ sẽ gây điếc vĩnh viễn;
- Viêm xương chũm: Xương chũm là một phần xương của thái dương và hộp sọ. Nếu không điều trị viêm tai giữa sớm, tình trạng viêm sẽ lan sâu vào vùng xương chũm. Khi xương chũm bị viêm, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác như áp xe não, viêm màng não, tử vong,…
Một số phương pháp điều trị viêm tai giữa
1. Uống thuốc Tây
Khi bị viêm tai giữa, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định dùng những loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau phù hợp. Kháng sinh là thuốc tiêu diệt vi khuẩn, rất thích hợp trong việc điều trị viêm tai, nhiễm trùng tai giữa.
Thời gian dùng thuốc điều trị viêm tai giữa thường diễn ra tối thiểu trong vòng 8 ngày.

2. Dùng thuốc nhỏ tai
Trong trường hợp người bệnh viêm tai giữa chưa bị thủng màng nhĩ, bác sĩ có thể sẽ chỉ định người bệnh dùng thuốc nhỏ tai để sát trùng. Thời gian dùng thuốc nhỏ tai ít nhất là 8 ngày.
Nếu người bệnh bị thủng màng nhĩ, bác sĩ sẽ chỉ định nhỏ thuốc trong vòng từ 3 – 4 ngày đầu. Nhỏ thuốc sẽ giúp ngăn chặn tình trạng hình thành mủ trong tai. Sau 4 ngày dùng thuốc nhỏ, bệnh nhân sẽ tiếp tục điều trị rửa tai bằng nước muối sinh lý hoặc oxy già.
3. Đặt ống thông nhĩ
Ống thông nhĩ là một thiết bị y tế, được cấu tạo hình ống, làm từ nhựa cứng hoặc silicon.
Nếu bệnh nhân viêm tai giữa dùng thuốc kháng sinh không thấy có hiệu quả, bác sĩ sẽ tiến hành đặt ống thông nhĩ để điều trị. Thủ thuật đặt ống thông nhĩ được tiến hành như sau: Đặt một ống nhựa nhỏ có chiều dài từ tai ngoài vào màng nhĩ người bệnh. Biện pháp này giúp thông khí trong tai, dẫn các dịch mủ trong tai giữa ra bên ngoài tránh gây ứ tắc trong tai.

4. Phẫu thuật
Trong trường hợp viêm tai giữa đi kèm với tình trạng viêm amidan, người bệnh sẽ phải thực hiện phẫu thuật cắt bỏ amidan viêm để cải thiện tình trạng viêm tai giữa.
Khi bệnh viêm tai giữa diễn ra quá nặng, các biện pháp như đặt ống thông nhĩ, dùng thuốc nhỏ tai, uống thuốc kháng sinh,… không thể làm cải thiện tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện phẫu thuật.
Người bệnh sẽ được phẫu thuật khoét xương chũm, phẫu thuật làm sạch viêm nhiễm hõm nhĩ,…
Hậu phẫu thuật, người bệnh cần tuân thủ những hướng dẫn của bác sĩ trong việc chăm sóc để sức khỏe mau chóng được hồi phục.

Phòng tránh viêm tai giữa như thế nào?
Viêm tai giữa là một bệnh nguy hiểm. Bệnh có thể gây ra những biến chứng như thủng màng nhĩ, điếc, áp xe não, viêm màng não,… thậm chi gây ra tử vong. Chính vì tính chất nguy hiểm của bệnh, bạn không chỉ quan tâm đến việc điều trị mà còn phải ý thức trong việc phòng tránh bệnh.
Để phòng tránh viêm tai giữa, chúng ta cần:
- Thường xuyên vệ sinh, tai, mũi sạch sẽ;
- Nếu mắc các bệnh về đường hô hấp trên như viêm amidan, viêm họng,… cần điều trị dứt điểm sớm;
- Tránh khói thuốc lá;
- Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng. Điều này giúp cơ thể khỏe mạnh, sức đề kháng tốt, dễ dàng chống lại vi trùng, vi khuẩn gây bệnh;
- Đối với trẻ nhỏ, cần cho trẻ bú sữa mẹ, không nên cai sữa quá sớm. Nuôi con bằng sữa mẹ giúp trẻ có hệ miễn dịch tốt, chống lại bệnh tật;
- Giữ ấm cơ thể, ngực, cổ họng, tai khi thời tiết trở lạnh, nhiệt độ môi trường hạ xuống thấp;
- Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi,… Cần có dụng cụ bảo vệ tai, mắt, mũi, da,… khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm;
- Không đưa vật lạ vào trong tai, vì sẽ tạo điều kiện cho vi trùng xâm nhập vào tai;
- Bảo vệ tai khi đi bơi, tắm biển. Làm sạch tai, nước trong tai sau khi bơi lội, tắm biển,…
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán, phương pháp điều trị,… thay cho bác sĩ chuyên khoa.

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!