Bệnh u mềm lây nguy hiểm không? Hình ảnh nhận biết & điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Bệnh u mềm lây là tình trạng tổn thương da do nhiễm virus Molluscum contagiosum. Đặc trưng bởi sự xuất hiện các sẩn nước có kích thước nhỏ và màu sắc tương tự màu da thông thường. Đây là bệnh lành tính và hầu hết đều đáp ứng tốt khi được điều trị đúng cách.

Bệnh u mềm lây
Bệnh u mềm lây là tình trạng tổn thương da do nhiễm virus Molluscum contagiosum

Bệnh u mềm lây là gì?

U mềm lây là tình trạng tổn thương da do nhiễm virus Molluscum contagiosum. Đặc trưng của bệnh lý này là các sẩn nước có màu tương tự màu da bình thường và có lõm ở giữa. Bệnh có thể xuất hiện ở cả trẻ em và người lớn.

Nguyên nhân

Nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh u mềm lây là do virus Molluscum contagiosum (MCV) – một loại virus thuộc nhóm Poxvirus. Trong có 2 loại virus gây bệnh ở người là MCV 1 và MCV 2. Bệnh có xu hướng phát sinh nhiều ở nam giới, trẻ em từ 1 – 10 tuổi và những người suy giảm miễn dịch.

Các yếu tố nguy cơ, bao gồm:

  • Tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp lên vật dụng nhiễm virus
  • Lây nhiễm virus qua hoạt động tình dục
  • Nhiễm HIV

Biểu hiện lâm sàng và hình ảnh nhận biết u mềm lây

Biểu hiện lâm sàng của u mềm lây là các nốt mụn nước nhỏ có kích thước từ 1 – 2mm, màu trắng ngọc, màu da hoặc màu hồng nhạt. Mụn nước thường có hình bán cầu, bề mặt nhẵn và có vết lõm ở trung tâm.

Các mụn nước này có thể mọc riêng lẻ hoặc khu trú thành từng cụm tùy vào từng trường hợp. Không giống với những tình trạng da liễu khác, u mềm lây không gây ngứa hay gây ra bất cứ triệu chứng nào đi kèm. Vị trí thường gặp: Vùng mặt, hậu môn – sinh dục, quanh mắt, nách,…

Hình ảnh nhận biết bệnh u mềm lây:

Hình ảnh bệnh u mềm lây trên da
Các sẩn nước do u mềm lây có màu sắc tương tự như màu da và có xu hướng mọc ở nách
u mềm lây có ngứa không
Ở một số trường hợp, sẩn nước có màu hồng nhạt và mọc khu trú thành từng cụm

Bệnh u mềm lây có nguy hiểm không?

Bệnh u mềm lây có thể tự khỏi sau một thời gian nhất định và hiếm khi gây nguy hiểm.

Tuy nhiên nếu không điều trị đúng cách hoặc để bệnh tái phát nhiều lần, bạn có thể gặp phải tình trạng viêm da, nhiễm khuẩn thứ phát, viêm nang lông, viêm nhú kết mạc, tổn thương da vĩnh viễn,…

Chẩn đoán u mềm lây

Chẩn đoán bệnh u mềm lây thường dựa trên quan sát lâm sàng. Bác sĩ sẽ quan sát biểu hiện bên ngoài để phân biệt với những tình trạng da liễu có triệu chứng tương tự như:

  • Hạt cơm phẳng
  • U tuyến mồ hôi
  • Sùi mào gà (trong trường hợp u mềm lây xuất hiện ở vùng hậu môn – sinh dục)
  • Tăng sản tuyến bã
  • Ung thư tế bào đáy/ gai (nếu sẩn nước có kích thước to)

Trong trường hợp u mềm lây xuất hiện ở vùng sinh dục, bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục để đưa ra chẩn đoán cuối cùng.

Cách điều trị bệnh u mềm lây

Nhiều trường hợp bệnh u mềm lây không cần điều trị và tự khỏi sau một thời gian. Tuy nhiên để giảm nguy cơ lây lan và nhiễm bệnh cho người khác, bác sĩ thường khuyến khích thực hiện các biện pháp điều trị ngay sau khi phát hiện bệnh.

1. Thuốc bôi trị u mềm lây

Thuốc bôi trị u mềm lây được chỉ định cho bệnh nhân có tổn thương da trên phạm vi nhỏ và kích thước sẩn nước từ 1 – 3mm.

thuốc bôi trị u mềm lây
Dung dịch KOH 10%, Cantharidin 0.7%,… là những thuốc bôi trị u mềm lây được sử dụng phổ biến

Dung dịch KOH 10%

Là dung dịch chứa Potassium Hydroxide có đặc tính ăn mòn da. Sử dụng dung dịch này lên da 2 lần/ ngày có thể loại bỏ được các sẩn nước do bệnh u mềm lây gây ra.

Hồ Sliver nitrate 40%

Đây là dung dịch có chứa bạc nitrat – một hoạt chất có tác dụng làm se và ăn mòn da. Hoạt chất này sẽ làm đông các protein ở da và loại bỏ các khối u lành tính.

Tuy nhiên không sử dụng các chế phẩm có chứa bạc nitrat lên những vùng có vết thương hở và phụ nữ đang mang thai.

Cantharidin 0.7%

Cantharidin là một hóa chất được tìm thấy trong các loại côn trùng thuộc họ bọ cánh cứng. Tuy nhiên hóa chất này lại có độc tính cao nên chỉ được sử dụng trong trường hợp cần thiết. Thuốc Cantharidin 0.7% có thể cải thiện được bệnh u mềm lây, mụn cóc và bệnh hột cơm.

Bệnh nhân tiểu đường, suy giảm tuần hoàn ngoại vi hoặc có u mềm ở hậu môn, vùng kẽ không nên sử dụng loại thuốc này.

Podophyllotoxin cream

Podophyllotoxin cream là loại thuốc bôi ngoài da được sử dụng trong quá trình điều trị u mềm lây do hoạt động tình dục gây ra. Hoạt chất trong loại thuốc này có tác dụng ngăn chặn quá trình sao chép và nhân đôi DNA của virus nhằm ức chế phân chia tế bào.

Ngoài tác dụng điều trị u mềm lây, Podophyllotoxin cream còn có tác dụng cải thiện mụn cóc do nhiễm HPV.

Tretinoin cream

Tretinoin là dẫn xuất của vitamin A. Ở dạng bôi da, thành phần này có tác dụng thu nhỏ các khối u trên da và thúc đẩy tế bào mới hình thành.

Trong điều trị bệnh u mềm lây, bạn chỉ nên sử dụng Tretinoin ở nồng độ 0.05% – 0.1%. Khi dùng loại thuốc này, cần làm sạch và để da thật khô rồi mới tiến hành thoa thuốc. Trong trường hợp triệu chứng trên da đã được cải thiện, bạn nên giảm liều thuốc dần rồi mới ngưng thuốc.

Imiquimod cream

Imiquimod cream được sử dụng cho các tình trạng da liễu do tăng trưởng da quá mức như dày sừng do ánh sáng, u mềm lây, mụn cóc, ung thư biểu mô tế bào đáy bề mặt,…

Hoạt chất Imiquimod kích thích hệ thống miễn dịch chống lại sự tăng trưởng bất thường ở tế bào da, từ đó làm thu nhỏ các sẩn nước do u mềm lây. Tuy nhiên loại thuốc này chỉ được sử dụng cho người từ 12 tuổi trở lên.

Cidofovir cream 3%

Cidofovir là hoạt chất kháng virus. Thuốc được sử dụng để điều trị u mềm lây trong trường hợp không có đáp ứng với những loại thuốc khác. Với loại thuốc này, bạn chỉ nên sử dụng 5 ngày/ tuần hoặc dùng trong thời gian được bác sĩ chỉ định.

Axit trichloracetic

Axit trichloracetic là một thành phần tương tự như axit acetic. Hoạt chất này có tác dụng lột các u mềm lây, mụn cóc,… ra khỏi bề mặt da.

Axit trichloracetic chỉ được sử dụng 1 lần/ 2 tuần và chỉ nên áp dụng đối với bệnh nhân có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Không sử dụng cho bệnh nhân bị tổn thương ác tính và người bị cao huyết áp.

2. Điều trị u mềm lây bằng thủ thuật xâm lấn

Thủ thuật xâm lấn được thực hiện nếu các sẩn nước không thuyên giảm khi điều trị nội khoa.

Nạo bỏ u mềm

Nạo bỏ u mềm là thủ thuật sử dụng thìa nạo để loại bỏ các sẩn nước. Thủ thuật này được áp dụng cho bệnh nhân u mềm lây, người có mụn cóc sinh dục và chống chỉ định với trẻ em.

Trước khi tiến hành nạo khoảng 30 – 60 phút, bạn sẽ được sử dụng kem làm tê bề mặt (Kem Emla 2.5%) để giảm đau khi thao tác. Sau khi bác sĩ nạo bỏ u mềm, vùng da tổn thương sẽ được sát khuẩn và băng kín.

Áp lạnh nito lỏng

Áp lạnh nito lỏng còn được gọi là phẫu thuật lạnh. Thủ thuật này sử dụng dung dịch nito ở nhiệt độ âm 196 độ C để loại bỏ các u mềm lành tính trên bề mặt. Tuy nhiên phương pháp này chống chỉ định với người mắc hội chứng tắc mạch do cryoglobulin và hội chứng Raynaud.

Điều trị u mềm lây da liễu
Áp lạnh nito lỏng là thủ thuật sử dụng nito lỏng ở nhiệt độ – 196 độ C để loại bỏ các u mềm lành tính

Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ sát khuẩn vùng da bị u mềm lây. Sau đó dùng tăm bông thấm nito lỏng hoặc phun trực tiếp lên vùng da cần điều trị. Thời gian để nito lỏng trên da dao động từ 5 – 10 giây. Trẻ em và những người chịu đau kém có thể sử dụng kem làm tê bề mặt trước khi tiến hành.

Khi thực hiện thủ thuật này, bạn có thể gặp phải các biến chứng như đau nhức vùng da điều trị, bỏng da, giảm sắc tố,… Với trường hợp u mềm lớn hoặc có phạm vi rộng, bác sĩ có thể đề nghị bạn kết hợp liệu pháp nito lạnh với nạo bỏ u mềm.

3. Cách chữa dân gian u mềm lây

U mềm lây là một dạng bệnh lành tính và có thể thuyên giảm mà không cần điều trị. Nếu bệnh chỉ gây ra một vài sẩn nước nhỏ, bạn có thể thực hiện các cách chữa từ dân gian để cải thiện.

cách chữa dân gian u mềm lây bằng tỏi
Cách chữa dân gian thích hợp với trường hợp sẩn nước có kích thước nhỏ và số lượng ít

Chữa u mềm lây bằng tỏi

Tỏi có chứa hợp chất lưu huỳnh và các chất chống oxy hóa với nồng độ khá cao. Những thành phần này có tác dụng sát trùng và tiêu diệt vi khuẩn nên có thể loại bỏ các sẩn nước và mụn cóc kích thước nhỏ.

  • Thực hiện: Sử dụng 1 – 2 tép tỏi tươi, bóc vỏ và thái mỏng. Sau đó chà nhẹ lên vùng da có sẩn nước từ 5 – 7 phút. Thực hiện 1 – 2 lần/ ngày để nhìn thấy hiệu quả.

Điều trị u mềm lây bằng vỏ chuối xanh

Vỏ chuối xanh có chứa hàm lượng lutein cao – một thành phần chống oxy hóa mạnh. Thành phần này có thể loại bỏ các tế bào sừng và những tế bào tăng sản quá mức ở thượng bì.

  • Thực hiện: Dùng vỏ của trái chuối xanh chà xát nhẹ nhàng lên vùng da cần điều trị. Sử dụng băng gạc cố định, thay vỏ chuối mới 1 lần/ ngày. Duy trì cách này liên tục trong vài tuần để loại bỏ sẩn nước trên da.

Loại bỏ u mềm lây với nha đam

Nha đam có tác dụng làm dịu, mềm da. Thành phần axit malin có trong nhựa cây nha đam có thể bào mòn tế bào da tăng sản và giảm kích thước của các sẩn nước.

  • Thực hiện: Sử dụng gel nha đam thoa lên vùng da cần điều trị, rửa sạch sau 15 phút. Thực hiện 2 – 3 lần/ ngày cho đến khi sẩn nước được loại bỏ hoàn toàn.

Chữa u mềm lây từ dân gian có cách thực hiện nhanh gọn, nguyên liệu dễ tìm và không tốn kém. Tuy nhiên cách chữa này có thể không đem lại hiệu quả đối với những sẩn nước có kích thước lớn. Bên cạnh đó, một số người có làn da nhạy cảm còn có thể bị kích ứng khi tiếp xúc với mủ của các loại thảo dược này.

Phòng ngừa bệnh u mềm lây tái phát

U mềm lây có nguy cơ tái phát nếu bạn không chủ động phòng ngừa. Tình trạng tái phát nhiều lần có thể dẫn đến những biến chứng như viêm nang lông, viêm nhú kết mạc, nhiễm trùng da thứ phát,…

Vì vậy sau khi điều trị dứt điểm bệnh, bạn cần chủ động phòng ngừa để ngăn chặn tình trạng tái phát.

  • Không tiếp xúc lên mụn cóc, sẩn nước của người khác. Virus có thể lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp.
  • Nếu sống chung với người bị u mềm lây, bạn nên sử dụng vật dụng cá nhân riêng để hạn chế tình trạng lây nhiễm.
  • Thực hiện quan hệ tình dục an toàn. Đồng thời cần tránh quan hệ với người đang mắc bệnh lý này.

Phần lớn các trường hợp bị u mềm lây đều đáp ứng tốt với điều trị và ít tái phát nếu chủ động phòng ngừa. Với trường hợp nhiễm HIV hoặc có hệ miễn dịch suy giảm, bạn nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn các cách phòng ngừa cụ thể.

Xem thêm

Ngày đăng 00:15 - 25/05/2023 - Cập nhật lúc: 00:15 - 26/05/2023
Chia sẻ:
Lỗ chân lông nổi mụn Lỗ Chân Lông Nổi Mụn (Đỏ, Trắng…) Là Bị Gì? Cách Trị

Lỗ chân lông nổi mụn trắng, đỏ... là một trong những triệu chứng thường gặp của làn da. Chúng xuất…

Lang Ben Ở Tuổi Dậy Thì: Nguyên Nhân và Hướng Điều Trị Lang Ben Ở Tuổi Dậy Thì: Nguyên Nhân và Hướng Điều Trị

Lang ben ở tuổi dậy thì không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng tác động tiêu cực đến…

Thuốc Kentax – Giá bán và cách sử dụng trị hắc lào, nấm

Thuốc Kentax là dược phẩm của Công ty TNHH Dược phẩm Detapharm. Thuốc được bào chế ở dạng kem bôi…

da nổi chấm đỏ như nốt ruồi son Da nổi chấm đỏ như nốt ruồi son không ngứa là bệnh gì?

Nhiều người thường nghĩ đến bệnh da liễu khi da nổi chấm đỏ như nốt ruồi son. Tuy nhiên, thực…

Trị Nấm Da Đầu Bằng Nha Đam - Bật Mí Cách Hay Ít Ai Biết Trị Nấm Da Đầu Bằng Nha Đam – Bật Mí Cách Hay Ít Ai Biết

Trị nấm da đầu bằng nha đam là một phương pháp an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cần…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua