Bệnh trĩ ra máu nguy hiểm không? Cách xử lý & cầm máu

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Bệnh trĩ ra máu thường là dấu hiệu của sự kích thích, tổn thương búi trĩ. Điều này thường phát triển theo thời gian và gây ra khó khăn cũng như bất tiện cho cuộc sống bình thường của người bệnh.

bệnh trĩ ra máu có nguy hiểm không
Bệnh trĩ chảy máu gây khó chịu và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh

Tại sao bệnh trĩ chảy máu?

Bệnh trĩ thường dẫn đến cảm giác ngứa, rát, chảy máu, khó chịu, đặc biệt là khi ngồi. Các hai loại bệnh trĩ cơ bản và trĩ nội và trĩ ngoại. Bệnh cạnh đó, cả trĩ nội và trĩ ngoại để có thể hình thành nên một cục máu đông bên trong tĩnh mạch, gọi là trĩ huyết khối.

Cả trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ huyết khối đều có thể chảy máu. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng bị trĩ chảy máu là ma sát, tổn thương, va chạm hoặc rách bề mặt thành của búi trĩ. Điều này có thể gây ra máu nhỏ giọt khi đi vệ sinh. Đối với trĩ huyết khối, búi trĩ có thể vỡ ra và chảy máu khi búi trĩ quá đầy. Trĩ huyết khối thường rất đau đớn khi nó bị vỡ.

Bệnh trĩ ra máu có nguy hiểm không?

Bị trĩ chảy máu có thể kéo dài liên tục trong vài giây đến vài phút. Tuy nhiên, tình trạng này thường không kéo dài quá 10 phút. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể bị ra máu liên tục giữa các lần đi đại tiện.

Trĩ chảy máu thường có thể tự khỏi theo thời gian. Tuy nhiên, có một số trường hợp, tình trạng bệnh gây ra các biến chứng nguy hiểm hơn. Do đó, nếu nhận thấy tình trạng chảy máu không rõ ràng hoặc không tự cải thiện trong vòng 1 tuần, hãy liên hệ với bác sĩ điều trị.

Bệnh trĩ chảy máu có thể dẫn đến các tình trạng nghiêm trọng như:

  • Thiếu máu
  • Hoại tử búi trĩ gây nhiễm trùng
  • Tạo thành nhiều búi trĩ
  • Bệnh viêm ruột
  • Ung thư hậu môn

Do đó, để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm, người bệnh nên đi bệnh viện ngay khi nhận thấy máu ở các búi trĩ.

Bệnh trĩ chảy máu phải làm sao?

Một búi trĩ ra máu bình thường có thể không cần điều trị. Tuy nhiên, để giảm bớt khó chịu và tăng tốc độ hồi phục tổn thương, người bệnh có thể thực hiện một số cách cầm máu khi bị trĩ như sau:

1. Chăm sóc trĩ chảy máu tại nhà

Trước khi tiến hành điều trị y tế, người bệnh có thể chăm sóc búi trĩ ra máu tại nhà như sau:

  • Tắm và ngâm hậu môn trong nước ấm để giảm đau. Người bệnh có thể cho một ít muối vào bồn tắm để khử trùng và tăng hiệu quả cầm máu.
  • Sử dụng giấy vệ sinh mềm mịn hoặc khăn ướt để vệ sinh hậu môn. Giấy vệ sinh có thể sần sùi, khó chịu và gây đau khi bị trĩ ngoại. Do đó, dùng giấy vệ sinh mềm hoắc vệ sinh hậu môn nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương búi trĩ.
  • Chườm lành để giảm viêm và tăng hiệu quả cầm máu. Áp dụng phương pháp sau mỗi 20 phút để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Không nên căng thẳng hoặc dành quá nhiều thời gian trong nhà vệ sinh. Điều này có thể gây áp lực lên búi trĩ và làm tổn thương hoặc vỡ búi trĩ.
  • Uống nhiều nước để tránh táo bón.
  • Ăn nhiều chất xơ, ngũ cốc nguyên hạt, rau và trái cây tươi. Điều này có thể ngừa ngừa tình trạng táo bón và cải thiện tình trạng phân.
  • Duy trì các hoạt động thể chất hàng ngày để giảm căng thẳng và táo bón.
Cách chăm sóc búi trĩ chảy máu tại nhà
Thông thường bệnh trĩ chảy máu thường không nguy hiểm và có thể khắc phục tại nhà

Nếu tình trạng trĩ ra máu vẫn không được cải thiện sau một tuần chăm sóc tại nhà, hãy đến bệnh viện gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị hợp lý.

2. Thuốc Tây cầm máu khi bị trĩ

Nếu tình trạng trĩ chảy máu chỉ gây ra sự khó chịu nhẹ, bác sĩ có thể đề nghị các loại kem không kê đơn, thuốc mỡ, thuốc đạn hoặc miếng lót để giảm đau, ngứa và cầm máu tạm thời như proctolog, rectostop

Người bệnh có thể sử dụng thuốc làm mềm phân để cải thiện tình trạng phân và giảm đau khi đi đại tiện. Polyethylen Glycol là sản phẩm làm mềm phân và có thể sử dụng một cách thường xuyên. Loại thuốc này tích nước ở đường tiêu hóa và làm mềm phân. Phân mềm có thể đi qua hậu môn một cách dễ dàng mà không gây ảnh hưởng, tổn thương đến búi trĩ.

Tuy nhiên, những loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ như kích ứng tại chỗ, mẩn ngứa, buồn nôn, đau đầu,… Vậy nên người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, các thuốc trên chỉ có tác dụng đối với giai đoạn đầu khi bệnh còn nhẹ và chưa chảy máu nhiều.

trĩ chảy máu phải làm sao
Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc cầm máu khi bị trĩ

3. Liệu pháp y tế

Nếu bên cạnh tình trạng chảy máu, bệnh nhân trĩ còn gặp phải biến chứng khác như tắc nghẹt búi trĩ, nhiễm trùng, áp xe hậu môn… lúc này bác sĩ có thể đề nghị các thủ thuật điều trị. Các thủ thuật bao gồm:

  • Thắt động mạch trĩ: Thủ thuật này sử dụng máy siêu âm để hiển thị lưu lượng đến búi trĩ và nguồn máu nuôi dưỡng búi trĩ. Không có máu nuôi dưỡng, búi trĩ sẽ nhanh chóng cơ lại và rụng đi. Tuy nhiên, thủ thuật này có nguy cơ tái phát cao.
  • Thắt dây cao su: Là việc một dây cao su để hạn chế lưu lượng máu đến búi trĩ, cuối cùng làm cho búi trĩ co lại và rơi ra ngoài.
  • Điều trị bằng Laser hoặc hồng ngoại: Phương pháp này làm cho búi trĩ mất đi lượng máu nuôi dưỡng, cuối cùng là co lại và rơi ra.
  • Liệu pháp xơ cứng: Bác sĩ sẽ tiêm một dịch dịch hóa học vào búi trĩ để cầm máu, thu nhỏ mô trĩ. Mặc dù tiêm không gây đau, nhưng thường không có hiệu quả hai thắt dây cao su.
  • Phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ: Đây là phẫu thuật cần cân nhắc về lợi ích và hiệu quả trước khi thực hiện.

Khi nhận thấy tình trạng trĩ chảy máu, tốt nhất người bệnh nên đến bệnh viện. Như đã nói trên, đôi khi đây có thể là dấu hiệu của ung thư đại trực tràng hoặc các bệnh lý tương tự khác.

4. Cách chữa bệnh trĩ và cầm máu hiệu quả từ y học cổ truyền

Thực chất, người bệnh không cần thiết phải sử dụng đến phương pháp can thiệp ngoại khoa bên trên nếu chưa xảy ra biến chứng. Trong y học cổ truyền nước ta, có một bài thuốc chữa trĩ vô cùng hiệu quả từ thảo dược thiên nhiên, không chỉ có tác dụng cầm máu, giảm đau mà còn giúp đẩy lùi bệnh trĩ từ tận gốc rễ.

Đây vốn là bài thuốc bí truyền từ ngàn đời nay của tộc người H’Mông, hiện đã được Trung tâm Thuốc dân tộc kế thừa và phát triển. Qua nhiều lần nghiên cứu điều chỉnh liều lượng từng thành phần, đến nay Trung tâm đã hoàn thiện được bài thuốc với 3 chế phẩm là thuốc uống, thuốc ngâm và thuốc bôi, đồng thời đưa vào ứng dụng trong điều trị thực tế với tên gọi: Thăng trĩ Dưỡng huyết thang.

Với sự kết hợp tỉ mỉ, dược chất trong hơn 30 loại thảo dược được cân bằng hài hòa với nhau, đồng thời bổ trợ lẫn nhau để bài thuốc có thể phát huy hiệu quả tối đa. Cũng nhờ việc tổng hòa được công dụng của rất nhiều vị thuốc quý mà Thăng trĩ Dưỡng huyết thang mang đến nhiều công dụng vượt trội trong điều trị bệnh trĩ:

Công dụng của từng bài thuốc nhỏ trong Thăng trĩ Dưỡng huyết thang
Công dụng của từng bài thuốc nhỏ trong Thăng trĩ Dưỡng huyết thang

Đặc biệt, với thành phần từ thảo dược thiên nhiên, bài thuốc chữa trĩ từ Trung tâm Thuốc dân tộc được Bộ Y tế chứng nhận không gây ra tác dụng phụ. Ngược lại, nhờ khả năng điều dưỡng khí huyết mà bài thuốc này còn giúp tăng cường sức khỏe, để người bệnh ngon miệng và ngủ an giấc hơn.

Chính vì thế, bài thuốc không chỉ được giới chuyên môn đánh giá cao mà chính những người bệnh đã và đang điều trị bệnh trĩ với Thăng trĩ Dưỡng huyết thang cũng có phản hồi rất tốt. Đến nay, đã có hàng ngàn người chữa khỏi bệnh nhờ phương pháp của Trung tâm Thuốc dân tộc. Cũng nhờ bài thuốc hiệu quẩ mà Trung tâm ngày càng nhận được nhiều sự tin tưởng và trở thành đơn vị đông khách nhất cả nước. 

Báo chí đưa tin về Thăng trĩ Dưỡng huyết thang

Bị trĩ ra máu nên ăn gì?

Để ngăn ngừa tình trạng trĩ chảy máu, người bệnh có thể xây dựng một chất độ ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm tốt cho người bị trĩ như sau:

  • Các loại đậu chứa 7 – 10 g chất xơ và có thể thúc đẩy quá trình đi đại tiện.
  • Các loại hạt như kiều mạch, bột ngô hoặc lúa mạch đen được cho là chứa nhiều chất xơ hòa tan.
  • Hoa quả và rau xanh có thể trữ nước giúp kiểm soát lượng máu chảy ở búi trĩ. Bổ sung thêm táo, lê, mận,.. vào bữa ăn hàng ngày để hỗ trợ điều trị trĩ chảy máu.
bị trĩ đi ngoài ra máu tươi
Bổ sung nhiều chất xơ, rau xanh, trái cây tươi để phòng ngừa trĩ chảy máu

Ngoài ra, người bệnh trĩ chảy máu nên hạn chế các loại thực phẩm sau để tránh làm bệnh thêm nghiêm trọng, bao gồm:

  • Sữa, phô mai hoặc các sản phẩm chiết xuất từ sữa
  • Thịt đỏ
  • Thực phẩm chế biến sẵn như thức ăn đông lạnh
  • Hạn chế lượng muối tiêu thụ

Lời khuyên khi điều trị trĩ ra máu

Cách tốt nhất để phòng ngừa và cầm máu khi bị trĩ là giữ cho phân của bạn luôn mềm. Điều này hạn chế tình trạng trầy xước, tổn thương và vỡ búi trĩ. Để ngăn ngừa và cải thiện bệnh trĩ ra máu, người bệnh có thể tham khảo một số lời khuyên sao:

  • Thực hiện chế độ ăn uống phù hợp cho người bệnh trĩ chảy máu.
  • Uống nhiều nước, khoảng 6 – 8 ly mỗi ngày để giúp phân mềm.
  • Giữ tâm trạng ổn định, tránh căng thẳng, stress, đặc biệt là khi đi vệ sinh.
  • Đi đại tiện ngay khi cảm thấy cần thiết. Trì hoãn đại tiện có thể làm mất nhu động ruột, phân trở nên khô và khó đi ra khỏi hậu môn.
  • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, đều đặn để ngăn ngừa táo bón và giảm các áp lực lên tĩnh mạch.
  • Không nên ngồi quá lâu trong một thời gian dài, đặc biệt là dành nhiều thời gian trong nhà vệ sinh. Điều này có thể làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch ở hậu môn.

Bệnh trĩ chảy máu có thể là dấu hiệu búi trĩ bị kích thích hoặc bị tổn thương. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh trĩ chảy máu đều có thể khắc phục, cầm máu tại nhà. Tuy nhiên, nếu máu chảy liên tục trong hơn một tuần, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị hợp lý.

Hành trình Nghệ sĩ Bình Xuyên điều trị bệnh trĩ tại Thuốc dân tộc – Chấm dứt nỗi đau ám ảnh lâu năm bằng giải pháp Đông y đơn giản

Có thể bạn quan tâm

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Ngày đăng 08:48 - 02/07/2023 - Cập nhật lúc: 12:14 - 03/07/2023
Chia sẻ:
Thăng trĩ Dưỡng huyết thang được nghiên cứu và bào chế bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu về YHCT, từ 100% thành phần thảo dược thiên nhiên. Nhờ cơ chế "tác động kép" có 1 không 2, bài thuốc đã chữa khỏi cho hàng ngàn trường hợp bệnh trĩ khác nhau trên khắp cả nước.
20 thức ăn tốt cho người bệnh trĩ – Món ngon dễ làm

Bột yến mạch, bí đao, dưa leo, chuối, rau đay...là những thức ăn tốt cho người bệnh trĩ được các…

Đau rát hậu môn khi đi đại tiện có phải bị bệnh trĩ không?

Đau rát hậu môn khi đi đại tiện là một trong những triệu chứng đặc trưng của bệnh trĩ (lòi…

Sa búi trĩ là gì – Làm sao để búi trĩ thụt vào khi lòi ra ngoài?

Sa búi trĩ là triệu chứng thường gặp ở các bệnh nhân bị bệnh trĩ cấp độ trung bình hoặc…

Bà bầu có cắt trĩ được không hay phải đợi sau sinh? Bà bầu có cắt trĩ được không hay phải đợi sau sinh?

Trĩ là một trong những vấn đề thường gặp khi mang thai, bệnh xuất phát từ những thay đổi về…

Cắt trĩ bằng phương pháp Milligan Morgan – Quy trình & Chi phí

Phẫu thuật cắt trĩ bằng phương thức Milligan Morgan là biện pháp mổ mở kinh điển, giúp chữa trị bệnh…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua