BỆNH TRĨ NGOẠI VÀ CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG ĐỂ KHẮC PHỤC

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Ăn uống thiếu khoa học là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh trĩ ngoại. Vì vậy bạn nên nắm rõ những thực phẩm nên và không nên ăn khi bị bệnh để việc điều trị mang lại kết quả cao hơn. Dưới đây là chế độ dinh dưỡng cho người bệnh trĩ ngoại được các chuyên gia khuyến nghị.

Mối liên hệ giữa bệnh trĩ ngoại và chế độ dinh dưỡng hàng ngày

Bệnh trĩ ngoại là dạng trĩ ảnh hưởng đến các tĩnh mạch nằm ngoài hậu môn. Bệnh xảy ra khi các tĩnh mạch này bị sưng, viêm và phình giãn dẫn đến đau, ngứa và chảy máu.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ ngoại như: Tiêu chảy kéo dài, táo bón mãn tính, căng thẳng, ngồi nhiều, chế độ dinh dưỡng không hợp lý. Trong đó, thói quen ăn uống được cho là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến sự phát triển của bệnh. 

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh trĩ ngoại
Chế độ dinh dưỡng có liên quan trực tiếp đến sự phát triển của bệnh trĩ ngoại

Theo đó thì những người có chế độ ăn uống không cần bằng, thường xuyên ăn nhiều đồ nóng, các thức ăn nhanh, uống nhiều bia rượu nhưng lại ít ăn rau xanh rất dễ bị táo bón. Lúc này bệnh nhân phải dùng sức rặn mạnh khi đi cầu khiến các tĩnh mạch trĩ bị giãn ra và phình to tạo thành búi trĩ.

Như vậy, giữ chế độ dinh dưỡng hàng ngày và sự phát triển của bệnh trĩ ngoại có mối liên hệ khá mật thiết. Việc cải thiện khẩu phần ăn hàng ngày là một trong những biện pháp cần được tiến hành cùng lúc với quá trình điều trị bệnh để hỗ trợ nâng cao hiệu quả và góp phần ngăn ngừa trĩ ngoại tái phát trở lại.

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh trĩ ngoại

1. Thực phẩm nên ăn khi bị trĩ ngoại

Một số thực phẩm được ví như khắc tinh của bệnh trĩ ngoại. Chúng giúp hỗ trợ đẩy lùi bệnh theo nhiều cách khác nhau như bổ sung chất xơ hay chất kháng viêm, giảm đau tự nhiên… Nếu đang bị trĩ ngoại tấn công, bạn không nên bỏ qua những thực phẩm sau:

1. Củ cải đỏ

Thực phẩm này rất giàu chất xơ và nước. Nó có khả năng chống táo bón, tăng khối lượng phân và giúp đường ruột tống khứ chất thải ra ngoài một cách dễ dàng.

 Ngoài ra, với hàm lượng sắt phong phú, củ cải đỏ đã trở thành sự lựa chọn lý tưởng cho những người bị trĩ ngoại thường xuyên bị đi cầu ra máu. Thường xuyên sử dụng thực phẩm này sẽ giúp bạn hạn chế được tình trạng đau khi đi cầu, đồng thời kích thích tái tạo hồng cầu bổ sung lượng máu bị mất trong quá trình đi tiêu.

2. Rau chân vịt 

Rau chân vịt còn được gọi là rau bina, cải bó xôi. Loại rau này được khuyến nghị nên có mặt trong chế độ dinh dưỡng của người bệnh trĩ ngoại nhờ chứa lượng vitamin C, beta-caroten, chất xơ và chất chống oxy hóa dồi dào. Những chất này giúp hoạt động tiêu hóa diễn ra được trơn tru, bảo vệ thành tĩnh mạch khỏi tác hại của các gốc tự do, qua đó cải thiện các dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại.

Bạn có thể sử dụng thực phẩm này theo nhiều hình thức khác nhau như: Luộc, xào, nấu cháo hay ép chung với cà rốt lấy nước uống mỗi tuần 2 – 3 lần để nhanh chóng đẩy lùi căn bệnh trĩ ngoại khó chịu.

3. Rau lang

Rau lang có vị ngọt, tính mát và chứa nhiều chất xơ nên được sử dụng như một vị thuốc nhuận tràng tự nhiên. Nếu bị trĩ ngoại do táo bón, bạn nên tăng cường loại rau dân giã này trong các bữa ăn hàng ngày bằng cách luộc hay nấu canh ăn.

Chế độ ăn uống cho người bị trĩ ngoại
Người bị trĩ ngoại nên ăn rau lang để tiêu hóa tốt hơn

Nếu không thích vị của rau lang, bạn có thể thay thế bằng củ khoai hoặc các loại rau khác cũng có tính nhuận tràng như rau mồng tơi, rau đay, diếp cá…

4. Bột yến mạch tốt cho người bị trĩ ngoại

Sử dụng món cháo yến mạch vào bữa sáng chính là một gợi ý hữu ích cho người bị trĩ ngoại. Thực phẩm này không chỉ cung cấp chất xơ mà còn bổ sung nguồn magie dồi cho cơ thể. Magie là khoáng chất có tác dụng cải thiện độ co giãn, đàn hồi của mạch máu, đồng thời kích thích nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón cho người bị trĩ.

Ngoài bột yến mạch, một số thực phẩm khác cũng chứa nhiều magie như bơ, nho khô, hạt điều, đậu nành, chuối, các loại đậu… Bạn có thể luôn phiên sử dụng chúng trong thực đơn để thay đổi khẩu vị và rút ngắn thời gian điều trị bệnh trĩ ngoại.

5. Sữa chua

Trong chế độ dinh dưỡng cho người bị trĩ ngoại không thể thiếu sữa chua. Người bệnh được khuyên nên duy trì thói quen ăn 1 – 2 hũ sữa chua đều đặn mỗi ngày. Nó cung cấp probiotic cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa, nâng cao sức đề kháng và giúp cơ thể đẩy nhanh tốc độ sửa chữa những tổn thương do bệnh trĩ gây ra.

6. Quả mâm xôi

Nhờ chứa thành phần giàu vitamin C, K, E, magie, chất xơ và hợp chất chống oxy hóa Flavonoid, mâm xôi đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Thường xuyên ăn loại trái cây này sẽ giúp bạn có khả năng tiêu hóa tốt hơn và kiểm soát được các triệu chứng của bệnh trĩ ngoại.

7. Bị trĩ ngoại nên ăn quả sung

Quả sung không chỉ là thực phẩm mà còn được y học cổ truyền sử dụng làm thuốc chữa bệnh trĩ ngoại. Sở hữu lượng lớn fractoza và dextroza, sung có thể giúp nhuận tràng, chống táo bón, làm giảm các triệu chứng của bệnh.

Bệnh trĩ ngoại nên ăn quả sung
Thường xuyên ăn sung giúp đẩy lùi các triệu chứng của trĩ ngoại

8. Mướp hương

Cuối cùng, nhắc đến chế độ ăn cho người bị trĩ ngoại chúng ta cần đề cập đến mướp hương. Thực phẩm này thường được các bà nội trợ nấu chung với rau đay và cua đồng ăn để giải nhiệt, trị nóng trong, khắc phục chứng đại tiện ra máu do ảnh hưởng của bệnh trĩ ngoại.

Người bị trĩ ngoại không nên ăn uống những gì?

Không phải thực phẩm nào cũng có lợi cho người bị trĩ ngoại. Một số thức ăn có thể tốt với người khỏe mạnh bình thường nhưng lại đẩy nhanh tốc độ phát triển của bệnh trĩ. Khi mắc căn bệnh này bạn cần hạn chế sử dụng các thực phẩm, món ăn và thức uống sau:

1. Đồ béo

Chất béo có nhiều trong thịt mỡ, các món chiên xào. Thường xuyên ăn chúng sẽ gây khó tiêu, đầy bụng, táo bón mãn tính và khiến bệnh trĩ ngoại lâu lành. 

2. Các loại gia vị cay

Ớt, tiêu, mù tạt hay các loại gia vị cay khác nếu ăn quá nhiều sẽ gây kích thích đường ruột, nóng trong, táo bón. Ngoài ra, nếu sử dụng chúng trong thời gian bị trĩ ngoại sẽ gây cản trở quá trình điều trị và làm tăng cảm giác đau rát, khó chịu mỗi lần đi tiêu.

3. Trái cây còn xanh

Ăn các loại trái cây còn xanh, đặc biệt là các loại quả có vị chát như chuối, ổi, hồng xiêm… có thể khiến bạn bị táo bón, khó tiêu. Điều này có thể gây bất lợi cho bạn khi đang bị bệnh trĩ ngoại tấn công.

bị trĩ ngoại không nên ăn chuối xanh
Ăn chuối xanh có thể gây táo bón, không tốt cho người bị trĩ ngoại

4. Bánh mì, bánh quy

Bánh mì, bánh quy là những thực phẩm đã trải qua quá trình tinh chế nên chứa rất ít chất xơ và không được đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng. Chúng có thể hút hết nước trong ruột và gây táo bón. Vì vậy, nếu không muốn bệnh trĩ ngoại bùng phát dữ dội hơn thì bạn nên hạn chế sự có mặt của chúng trong các bữa ăn.

5. Phô mai, bơ

Phô mai, bơ là các sản phẩm từ sữa có hàm lượng chất béo cao không được khuyến khích sử dụng trong chế độ ăn uống của người bị trĩ ngoại. Tuy không trực tiếp gây ra căn bệnh này nhưng chúng có thể gây táo bón khiến các triệu chứng bệnh trở nên tồi tệ hơn. 

Bên cạnh đó, việc tiêu thụ các thực phẩm này quá nhiều cũng khiến bạn có nguy cơ phải đối mặt với nhiều vấn đề khó chịu khác như: Chướng bụng, đầy hơi, chuột rút cơ bụng.

6. Đồ ngọt 

Ăn nhiều đồ ngọt có thể gây tăng cân, béo phì. Điều này sẽ làm gia tăng áp lực lên các mạch máu ở hậu môn khiến cho búi trĩ ngoại sưng to hơn. Mặc dù không phải kiêng tuyệt đối nhưng bạn cũng nên hạn chế ăn bánh, kẹo ngọt.

6. Thực phẩm chế biến sẵn

Các loại thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, lạp xưởng, đồ hộp thường chứa nhiều muối và chất béo không lành mạnh. Chúng gây mất nước, táo bón nên không thích hợp sử dụng cho người bị trĩ ngoại.

7. Bia, rượu, nước ngọt có ga

Những loại đồ uống này nếu sử dụng quá đà đều không có lợi cho sức khỏe , đặc biệt là khi bạn đang gặp các vấn đề về tiêu hóa như táo bón, trĩ ngoại, viêm đại tràng…

3. Một số món ăn bài thuốc tốt cho người bị trĩ ngoại

Từ các thực phẩm có lợi, ông bà ta đã chế biến ra nhiều món ăn vừa giàu chất dinh dưỡng lại giúp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ ngoại. Bạn có thể tham khảo một số món dưới đây và xem xét đưa chúng vào bữa ăn hàng ngày:

1. Món quả sung nấu lòng lợn

Quả sung ngoài ăn sống, muối chua bạn còn có thể nấu chung với lòng lợn ăn để tăng hiệu quả điều trị trĩ ngoại.

  • Nguyên liệu: 10 quả sung xanh, 1 đoạn lòng lợn
  • Cách chế biến: Lòng lợn bóp muối rửa cho sạch rồi cắt khúc ngắn vừa ăn, sung cắt lát mỏng. Đem hai nguyên liệu đã sơ chế nấu canh ăn mỗi tuần 1- 2 lần.

2. Đẩy lùi bệnh trĩ ngoại bằng món cháo gạo lứt, hoàng kỳ

  • Nguyên liệu: 100g gạo lứt, 30g hoàng kỳ
  • Cách chế biến: Trước tiên bạn thái hoàng kỳ thành những lát mỏng rồi đem sắc với 1 lít nước trong khoảng 15 phút. Vớt hết bã hoàng kỳ ra và cho gạo lứt vào nấu tương tự như nấu cháo. Dùng món ăn này khi đói bụng trong 5 – 7 ngày liên tiếp.
món ăn bài thuốc chữa bệnh trĩ ngoại
Món cháo gạo lứt hoàng kỳ giúp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ ngoại

3. Canh bông thiên lý nấu tôm

  • Nguyên liệu: 150g bông thiên lý, 50g nõn tôm
  • Cách chế biến: Bông thiên lý rửa sạch, nõn tôm bằm nhuyễn rồi ướp gia vị 10 phút. Khi nấu canh, bạn xào nõn tôm cho chín rồi đổ lượng nước vừa ăn vào. Đợi cho nước sôi thả bông thiên lý vào, nêm nếm lại gia vị rồi tắt bếp, dọn ăn kèm với cơm.

Dùng món này thường xuyên kết hợp nấu lá thiên lý xông và rửa hậu môn để cải thiện các biểu hiện của trĩ ngoại.

4. Món canh mướp hương, rau đay nấu với cua đồng

  • Nguyên liệu: Mướp hương và rau đay mỗi loại 100g, 50g cua đồng xay nhuyễn.
  • Cách thực hiện: Rau đay và mướp hương rửa sạch, cắt nhỏ. Cua đồng bạn lọc bỏ bã rồi đem nấu với mướp hương và rau đay. Mỗi tuần ăn 2-3 lần để hệ tiêu hóa luôn hoạt động trơn tru, như vậy bệnh trĩ ngoại sẽ không có cơ hội phát triển nặng thêm.

Bài viết vừa chia sẻ đến bạn những thông tin bổ ích về việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh trĩ ngoại. Ăn uống đúng cách sẽ giúp bạn hạn chế được việc phải sử dụng quá nhiều các loại thuốc tây có hại.

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Ngày đăng 03:18 - 20/06/2022 - Cập nhật lúc: 10:13 - 07/02/2023
Chia sẻ:
Thăng trĩ Dưỡng huyết thang được nghiên cứu và bào chế bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu về YHCT, từ 100% thành phần thảo dược thiên nhiên. Nhờ cơ chế "tác động kép" có 1 không 2, bài thuốc đã chữa khỏi cho hàng ngàn trường hợp bệnh trĩ khác nhau trên khắp cả nước.
20 thức ăn tốt cho người bệnh trĩ – Món ngon dễ làm
Bột yến mạch, bí đao, dưa leo, chuối, rau đay...là những thức ăn tốt cho người bệnh trĩ được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng. Bệnh nhân nên thường…
Trĩ Căn Đoạn Trĩ Căn Đoạn (Jingzhi Zhigenduan): Giá Bán và Review A-Z

Trĩ Căn Đoạn (Jingzhi Zhigenduan) là loại thuốc dùng để điều trị bệnh trĩ có nguồn gốc từ Trung Quốc.…

Trĩ ngoại độ 1 – Hình ảnh, biểu hiện nhận biết và điều trị

Trĩ ngoại độ 1 là giai đoạn đầu của bệnh trĩ, do đó triệu chứng thường nhẹ, ít gây cản…

mướp đắng chữa bệnh trĩ Mẹo dùng mướp đắng (khổ quả) chữa bệnh trĩ tại nhà

Dùng mướp đắng chữa bệnh trĩ là giải pháp dân gian đơn giản được áp dụng phổ biến. Thực hiện…

Uống nước đá nhiều có thể bị bệnh trĩ Uống nước đá nhiều có thể bị bệnh trĩ

"Uống nước đá nhiều có thể bị bệnh trĩ" - GS.TSKH Bùi Quốc Châu, Giám đốc Trung tâm Diện chẩn…

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đi cầu ra máu Cách trị đi cầu ra máu tại nhà hiệu quả theo nguyên nhân

Đi cầu ra máu xuất phát từ nhiều nguyên nhân, đặc biệt đây có thể là biểu hiện của các…

Bình luận (2)

  1. le quyet
    le quyet says: Trả lời

    Toi bj vjem da day hp nhe.no dau hoai.co bai thuoc nao chua benh da day vjrut hp ko ak.cho bjet cach dieu tri nhanh.tôi o nge an .va lam sao de mua dk thuoc

  2. le quyet
    le quyet says: Trả lời

    Co the cho toi don thuoc.dk chu bac sy.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua