PGS, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm, Chủ tịch Hội hậu môn, Trực tràng học VN cho hay, rất nhiều người bị bệnh trĩ nhưng âm thầm chịu đựng chứ không chữa trị dứt điểm. Ông kết luận: ‘Ai cũng có thể mắc bệnh này’.
Chiều ngày 10/10 vừa qua, Phó giáo sư Nguyễn Mạnh Nhâm và dược sĩ Lê Thị Phương đã có mặt tại tòa soạn VnExpress để tư vấn cho bạn đọc cách phòng và chữa bệnh trĩ. Hơn 1.000 câu hỏi đã được độc giả khắp nơi gửi về, gần một trăm câu hỏi có nội dung là những vấn đề mà nhiều người băn khoăn nhất đã được các chuyên gia trả lời.
Trong đó, số đông người chớm có dấu hiệu của bệnh trĩ nhưng không rõ cách cải thiện tình trạng, không ít bệnh nhân khác lại để bệnh nặng đến giai đoạn 4 mà chỉ còn cách phẫu thuật để điều trị. Không riêng những người thường xuyên phải ngồi nhiều như lái xe, thợ may, dân văn phòng, những người dù vận động thường xuyên, thậm chí trẻ em cũng mắc phải căn bệnh nay, gây đau đớn trong cuộc sống thường nhật.
Theo đó, Phó giáo sư Nguyễn Mạnh Nhâm và dược sĩ Lê Phương đã tư vấn cách phòng ngừa cũng như những phương pháp hữu hiệu, giúp người mắc trĩ mau chóng giải quyết được tình trạng bệnh.
– Năm nay cháu 36 tuổi. Cháu đang bị trĩ và thường xuyên bị táo bón (4 ngày cháu mới đi một lần) và có những hôm cháu làm việc gì mà ngồi xổm nhiều thì ngày hôm sau búi trĩ sa ra cửa hậu môn khi đó ngồi và đi lại rất đau. Cháu rất mong PGS, Tiến sĩ tư vấn cho cháu cách điều trị và dùng thuốc gì để uống. Cháu cảm ơn PGS,Tiến sĩ ! (Hoai Thu Bui, 36 tuổi, Thubh.Viettel@gmail.Com)
– PGS Nguyễn Mạnh Nhâm: Theo bạn tả thì ngồi xổm, trĩ sa ra thì bệnh trĩ của bạn đã sang độ 4, táo rất nặng. Bạn nên đi khám chuyên khoa hậu môn, hướng điều trị là mổ chứ không uống thuốc khỏi được. Tuy nhiên, trước khi đi mổ thì có thể dùng tạm một số thuốc, ví như An Trĩ Vương. Đây là một loại thảo dược dùng chuẩn bị cho đi mổ cắt trĩ. Sau khi mổ, cắt trĩ thì có thể tiếp tục dùng sản phẩm để bệnh mau khỏi và chống tái phát.
– Cháu là cán bộ công chức công việc thường ngồi nhiều. Năm 2010 cháu mang thai và phát hiện mình bị trĩ từ lúc đó, có đi khám ở bệnh viện y học cổ truyền được biết là trĩ ngoại độ I. Bác sĩ khuyên nên sinh con xong và hết cho con bú thì uống thuốc sẽ khỏi nhưng cháu băn khoăn. Giờ các bác cho cháu hỏi bệnh của cháu có thể chữa bằng cách nào vì nay nó đã xa ra ngoài. (Quocdat Hale, 30 tuổi,Halequocdat@gmail.com)
– Dược sĩ Lê Thị Phương: Chào bạn, rất cảm ơn câu hỏi bạn đã đưa ra. Với trường hợp này, ngồi nhiều và mang thai là hai nguyên nhân dẫn tới bệnh trĩ của bạn. Hiện nay, búi trĩ đã sa ra ngoài nên mức độ ít nhất từ trĩ nội độ 2.
Bệnh trĩ được chia làm hai loại chính là trĩ nội và trĩ ngoại. Trong đó, trĩ ngoại có búi trĩ ở ngay phía ngoài ống hậu môn còn trĩ nội có búi trĩ phát sinh bên trong ống hậu môn. Trĩ nội được chia làm 4 độ: độ 1 (búi trĩ chưa sa ra ngoài); độ 2 (búi trĩ đã sa ra ngoài và tự con lên được); độ 3 (búi trĩ đã sa ra ngoài nhưng phải dùng tay ấn mới lên); độ 4 (búi trĩ không tự co lên được). Với trĩ nội độ 3 trở xuống, bạn có thể sử dụng các loại thuốc hỗ trợ có thể giúp co búi trĩ sau 3-6 tháng sử dụng, đồng thời hết các triệu chứng đau, rát, chảy máu và táo bón. Sản phẩm có thể dùng được cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Nếu cần tư vấn, bạn nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế.
– Chào bác sĩ! Em năm nay 23 tuổi là nam, em mới phát hiện bị “sa trĩ” hay “búi trĩ” gì đó, em phát hiện được 2 ngày (do em bị táo bón) nên phát hiện thấy có một cục gì đó lồi lên ở hậu môn, có phần hơi vướng víu, bác sĩ cho em hỏi có phải em bị bệnh đó phải ko? Nếu bị thì bác sĩ chỉ em cách điều trị ra sao? Em rất mong nhận được phản hồi từ bác sĩ. Em xin cảm ơn! (Nguyễn Việt Đức, 23 tuổi,Secret1512@gmail.Com)
PGS, TS Nguyễn Mạnh Nhâm: Rất tiếc là thông tin bạn miêu tả chưa đầy đủ nên chúng tôi khó xác định được tình trạng bệnh. Nhưng khoảng 90% là bạn có thể bị trĩ, tốt nhất bạn nên đi khám chuyên khoa hậu môn trực tràng có uy tín. Qua soi vào lòng ruột, bác sĩ sẽ phát hiện bệnh gì để điều trị.
– Chào bác sĩ, em năm nay 27 tuổi, em đang mang thai lần đầu và thai được 36 tuần. Em bị bệnh trĩ từ năm 2006 và năm 2008 bác sỹ đã tiến hành phẫu thuật cắt trĩ cho em, nhưng không đầy 1 năm sau bệnh trĩ lại tái phát và cho tới giờ. Bác sĩ cho em hỏi bệnh trĩ lúc mang thai như vậy có ảnh hưởng gì tới thai nhi? Em muốn phẫu thuật cắt trĩ nữa, vậy sinh xong khoảng bao lâu thì em có thể phẫu thuật cắt và cắt lần 2 này có tái phát nữa không ạ? (Thuy Hoang, 27 tuổi, Miss_htt@yahoo.Com.Vn).
– Dược sĩ Lê Thị Phương: Bệnh trĩ của em đã tái phát sau phẫu thuật do mang thai, không chú ý phòng trái tái phát và các thói quen sinh hoạt khác. Việc bị bệnh trĩ không ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi. Tuy nhiên, những tác động của bệnh trĩ lại có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của em và ảnh hưởng gián tiếp tới thai nhi. Nếu muốn phẫu thuật, em cần chờ đến khi qua giai đoạn sinh đẻ và cho con bú. Tuy nhiên, em có thể sử dụng sản phẩm chức năng, chẳng hạn An Trĩ Vương để hỗ trợ việc chữa bệnh trĩ trong thời gian mang thai và cho con bú mà không ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé.
– PGS, TS Nguyễn Mạnh Nhâm: Đi ngoài ra máu tươi đa phần là bệnh trĩ. Với bác là 54 tuổi, bác cần đi khám chuyên khoa hậu môn trực tràng với nội soi để biết chính xác là bệnh gì. Vì ở tuổi bác, ngoài bệnh trĩ có thể có những bệnh nghiêm trọng hơn như ung thư cũng gây đi ngoài ra máu, cần điều trị sớm.
– PGS, TS Nguyễn Mạnh Nhâm: Bạn vừa mổ, không nên tập Yoga mà nên chờ khi bệnh hoàn toàn ổn định.
– PGS, TS Nguyễn Mạnh Nhâm: Chảy máu tươi qua đường hậu môn cùng với đi ngoài thì 80-90% là do trĩ, tuy nhiên, có những bệnh nguy hiểm hơn cũng có triệu chứng này như ung thư đại trực tràng, políp… Bạn cần đi khám tại chuyên khoa hậu môn trực tràng có uy tín để phát hiện bệnh sớm.
– Dược sĩ Lê Thị Phương: Bệnh trĩ biểu hiện qua các triệu chứng như chảy máu tươi sau phân, sa búi trĩ có thể kèm theo đau rát, ngứa. Mô tả của bạn không thể hiện bạn đã bị bệnh trĩ vì vậy bạn nên đi khám để được tư vấn kỹ hơn.
– PGS, TS Nguyễn Mạnh Nhâm: Theo bạn kể thì trĩ của bạn là trĩ nội độ 2 nhưng vẫn nên đi khám chuyên khoa hậu môn trực tràng để chuẩn đoán chắc chắn và có hướng điều trị. Trong khi chờ đợi, bạn có thể dùng một số thực phẩm chức năng hoặc thuốc được phép lưu thông trên thị trường.
– Dược sĩ Lê Thị Phương: Theo mô tả thì bệnh của bạn vẫn chưa được điều trị dứt điểm cả triệu chứng và nguyên nhân, có dấu hiệu tái phát bệnh trĩ và nguy cơ viêm nhiễm, đông thời có biểu hiện của bệnh rối loạn tiêu hóa. Để khắc phục ngay, bạn nên chú ý vệ sinh đúng cách và chế độ ăn uống hợp vệ sinh. Bạn cũng nên tới các cơ sở y tê để thăm khám và được tư vấn rõ hơn.
– Dược sĩ Lê Thị Phương: Biểu hiện như mô tả có thể bạn đã bị trĩ nội độ 3. Bạn có thể chữa khỏi bệnh trĩ nội độ 3 bằng cách uống các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, hay nói cách khác là dùng thuốc Đông y, chứa các thành phần giúp co búi trĩ.
– PGS, TS Nguyễn Mạnh Nhâm: Để phòng ngừa tái phát, bạn có thể kết hợp điều chỉnh chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý; uống nhiều nước, ăn thức ăn có nhiều chất xơ, hạn chế ăn đồ cay nóng, cafe và các thực phẩm chứa cafein. Ngoài ra, bạn tránh đứng lâu, ngồi lâu, không nên ngồi xổm, nên tăng cường các hoạt động thể thao nhẹ nhàng như bơi lội, đi bộ… Những điều này rất tốt cho việc phòng ngừa, tránh tái phát bệnh trĩ.
– Dược sĩ Lê Thị Phương: Táo báo, ngồi nhiều đứng lâu, mang vác nặng là những nguyên nhân chính gây ra và làm nặng thêm bệnh trĩ. Để chữa khỏi bệnh trĩ, anh nên làm theo hướng dẫn sau: tránh các tác nhân gây bệnh như đứng nhiều, ngồi lâu, mang vác nặng và nên vận động thể thao đều đặn mỗi ngày 30 phút như bơi lội, đi bộ. Để tránh táo bón, anh chú ý chế độ ăn nhiều rau xanh, quả tươi, uống nhiều nước, hạn chế đồ cay nóng. Theo mô tả, anh đã bị trĩ nội độ 3. Anh có thể sử dụng phương pháp phẫu thuật hoặc dùng các sản phẩm có nguồn gốc Đông Y chứa diếp cá, đương quy nghệ rutin… để làm co búi trĩ mà không cần phẫu thuật. Nếu phẫu thuật, anh vẫn cần sử dụng các sản phẩm trên để hồi phục chức năng hậu môn và phòng tránh tái phát.
– Dược sĩ Lê Thị Phương: Bệnh trĩ của em do mang thai, quá trình sinh đẻ và thói quen sinh hoạt không đúng cách. Theo mô tả, em đã bị trĩ nội độ 2. Em có thể sử dụng một số sản phẩm có nguồn gốc thảo dược, chứa diếp cá, nghệ, đương quy, rutin… để chữa khỏi bệnh trĩ mà không cần phải can thiệp phẫu thuật hay thủ thuật. Đồng thời, em nên chú ý chế độ ăn uống, sinh hoạt để tránh bệnh nặng hơn.
– PGS, TS Nguyễn Mạnh Nhâm: Trĩ độ 2 nếu không lớn lắm và ít búi thì có thể điều trị nội khoa hoặc thủ thuật. Trĩ độ 3 nếu nhỏ, ít búi, ít chảy máu cũng có thể điều trị tương tự. Nhưng nếu trĩ độ 2 và 3 có nhiều búi hoặc các búi to, hoặc chảy máu kéo dài, chảy máu dài thì nên được phẫu thuật (phương pháp Longo hoặc doppler triệt mạch.
– Dược sĩ Lê Thị Phương: Bạn đã bị trĩ hỗn hợp, trĩ nội tương đương độ 3 và đang trong giai đoạn cho con bú. Do đó, bạn không nên sử dụng phương pháp phẫu thuật và thuốc Tây vì nó không an toàn cho bạn và bé. Hiện nay, thị trường có một số sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, hỗ trợ điều trị bệnh trĩ nội độ 3 trở xuống và trĩ ngoại mà không cần phẫu thuật. Bạn có thể tìm hiểu thêm tại các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn.
– PGS, TS Nguyễn Mạnh Nhâm: Chị nên cố gắng đến bệnh viện khám và điều trị. Nếu may mắn chỉ đơn thuần là trĩ thì chị cũng phải phẫu thuật mới khỏi. Hiện, khoa học kỹ thuật đã tiến bộ nhiều, các phương pháp mổ thường không đau, kết quả đa phần tốt và thời gian bình phục sau mổ cũng ngắn.
– Dược sĩ Lê Thị Phương: Phẫu thuật cắt trĩ chỉ là một phần trong quá trình điều trị trĩ. Một việc rất quan trọng mà bệnh nhân thường bỏ qua là hồi phục chức năng hậu môn và làm bền hệ tĩnh mạch trĩ để tránh tái phát. Có thể bạn đã bỏ qua vấn đề này cùng với việc mang thai nên đã bị tái phát bệnh trĩ. Bạn nên tới các bác sĩ chuyên khoa để có được lời khuyên hữu ích.
– Dược sĩ Lê Thị Phương: Nếu bạn đi cầu ra máu tươi và ngứa hậu môn, chắc chắn bạn đã bị trĩ nội độ một (nếu chưa có sa búi trĩ). Trĩ nội có thể chữa khỏi bằng phương pháp nội khoa như uống thuốc Đông Y hoặc Tây Y. Bạn nên tham khảo và sớm điều trị để tránh bệnh nặng thêm.
– PGS, TS Nguyễn Mạnh Nhâm: Theo như chị kể thì chị bị trĩ nội độ 3 và có thể cả trĩ ngoại, chỉ có bác sĩ chuyên khoa khám trực tiếp mới xác định rõ là loại nào. Nhìn chung, chị nên phẫu thuật để sớm khỏi bệnh.
– PGS, TS Nguyễn Mạnh Nhâm: Những người ngồi nhiều như lái xe, thợ may, dân văn phòng có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao. Lá diếp cá được người dân quen dùng để điều trị trĩ, cách này cũng có kết quả. Tuy nhiên, trường hợp của anh nên đi khám và xử lý chủ yếu là phẫu thuật. Anh có thể điều trị tại bệnh viện ĐH Y dược TP HCM (Giáo sư Nghĩa), bệnh viện Chợ Rẫy (Tiến sĩ Phan Đương)…
– Dược sĩ Lê Thị Phương: Với trĩ nội độ 2, bạn có thể lựa chọn phương pháp điều trị bằng tiểu phẫu, tuy nhiên vẫn cần chú ý tránh tái phát bằng cách làm bền lại hệ tính mạch trĩ và tránh các yếu tố nguy cơ gây bệnh trĩ như táo bón, tiêu chảy, ngồi nhiều đứng lâu… Nếu không muốn tiểu phẫu, bạn có thể dùng phương pháp nội khoa với các sản phẩm từ thiên nhiên có trên thị trường. Bạn có thể tìm hiểu các sản phẩm này tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.
– Dược sĩ Lê Thị Phương: Khi bị bệnh trĩ và để phòng tránh bệnh, bạn nên vệ sinh khi đi cầu bằng nước sạch hoặc dung dịch vệ sinh phụ nữ, tránh dùng giấy vệ sinh hoặc xà phòng. Để vệ sinh tốt hơn, bạn có thể ngâm hậu môn bằng nước muối ấm mỗi ngày 10 phút giúp sạch và co búi trĩ tốt hơn.
– PGS, TS Nguyễn Mạnh Nhâm: Trĩ độ 4 chỉ có phẫu thuật mới khỏi. Bạn nên đến khám ở các đơn vị có uy tín, dựa theo tình trạng cụ thể ở hậu môn và toàn thân của bạn mà bác sĩ sẽ quyết định nên điều trị theo phương pháp nào. Rất tiếc phải nói với bạn: trĩ để quá nặng đến độ 4 mới điều trị thì phải chấp nhận phẫu thuật, thời gian hậu phẫu sẽ vất vả. Bạn không nên sống chung với trĩ độ 4.
– Dược sĩ Lê Thị Phương: Bạn chưa mô tả rõ có bị sa búi trĩ hay không. Tuy nhiên, việc đi ngoài ra máu tươi chắc chắn bạn đã bị bệnh trĩ. Bạn có thể đến các phòng khám chuyên khoa tiêu hóa để được tư vấn và điều trị. Để tránh tái phát và phòng bệnh, bạn cần tránh các tác nhân gây trĩ như táo bón, tiêu chảy, ngồi nhiều, đứng lâu…
– PGS, TS Nguyễn Mạnh Nhâm: Xét nghiệm phân thì không thể kết luận là nên phẫu thuật hay không. Trước khi có bầu, bạn nên điều trị trĩ, bởi bệnh này thường nặng lên, thậm chí gây biến chứng khi có thai. Nếu bạn chuẩn bị có bầu, bạn nên điều trị trĩ trước khi quyết định có em bé.
– Dược sĩ Lê Thị Phương: Khi mệt mỏi, căng thẳng hoặc uống rượu bia, các tĩnh mạch trĩ sẽ bị giãn và làm phình to búi trĩ. Vì vậy, khi đó, bạn dễ bị đi ngoài ra máu tươi và cũng là lúc bệnh trĩ của bạn đang nặng lên. Tuy chưa sa búi trĩ nhưng bạn đã bị trĩ nội độ 2. Để chữa khỏi trĩ nội độ 2, bạn cần chú ý chế độ ăn nhiều rau xanh như rau diếp cá…, uống nhiều nước, tránh ngồi nhiều đứng lâu, nên tập thể thao 30 phút mỗi ngày như đi bộ, bơi lội. Đồng thời, bạn nên lựa chọn các sản phẩm điều trị có nguồn gốc thiên nhiên như diếp cá, nghệ, đương quy, rutin… giúp hết chảy máu, co búi trĩ và tránh táo bón.
– PGS, TS Nguyễn Mạnh Nhâm: Chào bạn, theo miêu tả của bạn, tôi nghĩ bạn đã trĩ nặng, lại bị chảy máu nhiều, bạn nên điều trị sớm. Có lẽ chỉ phẫu thuật mới khỏi được tình trạng này (phải khám trực tiếp mới quyết định được). Rất tiếc, bạn phải bỏ rượu và phải phẫu thuật (không uống thuốc mà khỏi bệnh được). Tuy nhiên, hiện nay khoa học đã tiến bộ nhiều nên phẫu thuật chữa trị ít đau, thời gian lành bệnh cũng nhanh hơn trước nhiều.
– Dược sĩ Lê Thị Phương: Theo mô tả, bạn đã bị rối loạn tiêu hóa. Các bữa liên hoan và rượu bia thường làm nặng thêm tình trạng này do sức khỏe đường tiêu hóa không đủ để tiêu hóa hết lượng thức ăn của các buổi liên hoan. Rượu bia cũng là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa và bệnh trĩ. Bạn đã bị trĩ nội độ một và có thể điều trị khỏi bằng phương pháp nội khoa với các thảo dược thiên nhiên như diếp ca, đương quy, rutin, nghệ… Ngoài ra, bạn nên chú ý ăn nhiều rau xanh, quả tươi, uống đủ nước, tránh ngồi nhiều đứng lâu và vận động thể thao đều đặn hàng ngày. Bạn nên các cơ sở khám tiêu hóa để được tư vấn và điều trị rối loạn tiêu hóa.
– PGS, TS Nguyễn Mạnh Nhâm: Rất tiếc không được khám trực tiếp cho bạn. Việc có “phần lồi” ở hậu môn có thể do nhiều nguyên nhân, bản chất khác nhau mà chỉ có khám trực tiếp mới biết được. Bạn đã sống chung với “phần lồi” 20 năm mà vẫn yên ổn thì chắc không có gì nguy hiểm lắm, tuy nhiên, bạn nên đến chuyên khoa hậu môn trực tràng khám để biết nguyên nhân và xử lý “phần lồi” nếu cần.
– PGS, TS Nguyễn Mạnh Nhâm: Anh nên mổ, vì trĩ độ 3 mà chảy máu thường xuyên thì điều trị nội khoa ít cơ hội khỏi. Các phương pháp phẫu thuật hiện nay ít đau và biến chứng. Anh có thể dùng thuốc hoặc thực phẩm chức năng để tránh tái phát.
– Dược sĩ Lê Thị Phương: Hẹp hậu môn là một trong những biến chứng thường gặp của phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng thủ thuật hay phẫu thuật. Để khắc phục, tình trạng này, bạn nên trở lại cơ sở phẫu thuật để yêu cầu được khắc phục đồng thời nên chú ý phòng tránh tái phát bệnh trĩ như tránh táo bón, tiêu chảy, tránh đứng nhiều ngồi lâu.
– Dược sĩ Lê Thị Phương: Bệnh trĩ sau phẫu thuật nếu không chú ý phòng tránh tái phát bệnh sẽ sớm trở lại. Với người cao tuổi cộng với mức độ bệnh trĩ nặng trước phẫu thuật, bệnh càng dễ và sớm tái phát. Để tránh tái phát, mẹ bạn nên thực hiện các hướng dẫn sau: chế độ ăn nhiều rau xanh, quả tươi, uống đủ nước, hạn chế đồ cay nóng, nên vận động thể thao đều đặn hàng ngày, xoa bụng khi đi cầu.
THÔNG TIN HỮU ÍCH
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!