Bệnh trĩ để lâu có nguy hiểm không, nên làm gì?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Hầu hết những bệnh nhân mắc bệnh trĩ đều rất dễ gặp phải tình trạng chảy máu, đau đớn, khó chịu do căn bệnh này gây ra. Vậy bệnh trĩ để lâu có nguy hiểm không? Với căn bệnh này, người bệnh cần phải tiến hành thăm khám sớm để có phương pháp kiểm soát kịp thời.

bệnh trĩ để lâu có nguy hiểm không
Bệnh trĩ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Bệnh trĩ để lâu có nguy hiểm không?

Trĩ là bệnh lý rất thường hay gặp phải ở những người thường xuyên làm việc nặng, ngồi lâu một chỗ, phụ nữ mang thai,… Tùy thuộc vào tình trạng búi trĩ mà người bệnh sẽ gặp phải những tổn thương nhất định ở vùng hậu môn. Tuy bệnh trĩ không gây nguy hiểm đến tính mạng con người nhưng nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra rất nhiều biến chứng phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân và các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

# Đi cầu ra máu

Nếu mắc bệnh trĩ ở mức độ nhẹ, người bệnh sẽ bị đi cầu ra máu. Tình trạng bệnh nhân ra máu nhiều hay ít còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh của từng người. Tuy nhiên, việc ra máu quá nhiều sẽ khiến cho người bệnh bị mất máu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, suy nhược cơ thể. Ở mức độ nặng, máu có thể chảy nhỏ giọt hoặc bắn thành tia. 

# Đau rát hậu môn

Bệnh nhân mắc bệnh trĩ sẽ rất dễ bị đau rát vùng hậu môn. Cảm giác đau đớn xuất hiện thường xuyên khiến bệnh nhân ám ảnh và vô cùng mệt mỏi. Mỗi lần đi tại tiện dần trở thành cơn ác mộng đối với người bệnh. Đặc biệt, việc vệ sinh vùng hậu môn trở nên khó khăn bởi cơn đau xuất hiện liên tục. Người bệnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày. 

# Viêm ngứa hậu môn

bệnh trĩ để lâu có nguy hiểm không
Bệnh trĩ gây đau rát vùng hậu môn, dễ gây viêm nhiễm.

Nếu người bệnh bị trĩ trong khoảng thời gian dài sẽ khiến cho các chất dịch nhầy nhanh chóng tiết ra. Đồng thời, vùng hậu môn sẽ không khô ráo mà luôn ẩm ướt. Tình trạng này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn có cơ hội sinh sôi, phát triển gây viêm hậu môn. Bệnh nhân sẽ luôn phải đối diện với cảm giác ngứa ngáy, đau rát, khó chịu, càng gãi bệnh sẽ càng tồi tệ hơn.

# Sa hậu môn

Với những trường hợp bệnh trĩ ở mức độ nặng, người bệnh sẽ bị sa hậu môn. Bệnh nhân có thể sử dụng tay để cảm nhận được búi trĩ ở hậu môn. Người bệnh sẽ có cảm giác đau đớn, đứng ngồi không yên và không thể tập trung vào công việc. Búi trĩ sa ra ngoài nếu bị cọ xát sẽ dễ chảy máu, viêm nhiễm nặng hơn.

# Nhiễm khuẩn

Bệnh nhân mắc bệnh trĩ sẽ gặp khó khăn trong việc chăm sóc vùng hậu môn. Nếu thực hiện không đúng cách, các loại vi khuẩn sẽ có cơ hội xâm lấn và tấn công búi trĩ cùng các cơ quan trong ống tiêu hóa. Thời gian dài, người bệnh sẽ dễ bị nhiễm trùng máu, nhiễm khuẩn, viêm bạch mạch, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. 

# Bội nhiễm

Với những bệnh nhân bị trĩ ngoại sẽ dễ gặp phải tình trạng bội nhiễm. Búi trĩ tồn tại bên ngoài ống hậu môn quá lâu kèm theo tình trạng chảy máu sẽ tạo điều kiện để các loại vi khuẩn phát triển và lây lan tình trạng viêm nhiễm. Người bệnh sẽ thường xuyên bị đau nhức, khó chịu ở vùng hậu môn. Đặc biệt, bệnh trĩ bị bội nhiễm ở mức độ nặng có thể khiến cho bệnh nhân bị nhiễm trùng ở búi trĩ. 

# Tắc mạch

Các nghiên cứu cho thấy, trĩ là đoạn tĩnh mạch bị xung huyết và có dấu hiệu căng giãn quá mức. Riêng trường hợp người bệnh bị trĩ ngoại sẽ rất dễ bị đông và tụ máu ở búi trĩ. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do hoạt động co thắt của cơ vòng hậu môn. Bệnh nhân sẽ gặp phải tình trạng tắc mạch phải tiến hành mổ hoặc cắt trĩ mới có thể kiểm soát tình trạng tắc mạch.

Bệnh nhân nên làm gì khi mắc bệnh trĩ?

Với những bệnh nhân mắc bệnh trĩ, người bệnh không nên quá lo lắng. Trước hết, bạn cần tiến hành thăm khám bác sĩ sớm để kiểm soát căn bệnh này. Tùy thuộc vào mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân cần cắt trĩ hay không. Bên cạnh đó, người bệnh nên thực hiện một số yêu cầu sau để bệnh nhanh chóng khỏi.

bệnh trĩ để lâu có nguy hiểm không
Bệnh nhân mắc bệnh trĩ cần chú ý đến chế độ ăn uống để cải thiện tình trạng bệnh của mình.
  • Không nên ngồi quá lâu hoặc đi vệ sinh dùng sức nhiều gây áp lực lên búi trĩ
  • Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, bổ sung nhiều nước và rau xanh cho cơ thể. Bệnh nhân nên ăn thức ăn loãng để dễ tiêu hóa, không được thức ăn quá khô, cứng.
  • Uống đủ nước mỗi ngày, bạn có thể bổ sung nước ép sinh tố trái cây để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá,…) và thức ăn cay, nóng
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, bạn có thể áp dụng các bộ môn như bơi lội, yoga, đi bộ,…
  • Không nên quá căng thẳng, lo lắng và làm việc quá sức. Người bệnh nên giữ tâm lý thoải mái, chủ động chữa bệnh. 
  • Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ để tránh tình trạng viêm nhiễm, gây khó khăn cho việc điều trị bệnh.
  • Sử dụng các sản phẩm vệ sinh hậu môn phù hợp, tránh gây kích ứng, ngứa ngáy
  • Ngâm vùng hậu môn vào nước ấm để giảm đau ngứa hoặc sử dụng phương pháp chườm đá lạnh
  • Rèn luyện thói quen đi đại tiện đúng giờ, không được đi quá lâu, ngồi nhiều sẽ khiến bệnh nặng hơn
  • Mặc quần áo thoáng mát, không được mặc đồ quá chật khiến búi trĩ bị chảy máu nhiều, dễ gây viêm nhiễm. 
  • Nếu áp dụng các bài thuốc dân gian, bệnh nhân cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp người bệnh giải đáp thắc mắc: Bệnh trĩ để lâu có nguy hiểm không? Với trường hợp nhẹ, người bệnh có thể sử dụng thuốc điều trị nhưng phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị khiến bệnh không khỏi mà còn chuyển biến phức tạp hơn.

Có thể bạn quan tâm:

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Ngày đăng 17:28 - 25/06/2022 - Cập nhật lúc: 17:00 - 06/02/2023
Chia sẻ:
Trung tâm Thuốc dân tộc đã chữa khỏi TRĨ NỘI, TRĨ NGOẠI, TRĨ HỖN HỢP cho hàng ngàn người chỉ bằng bài thuốc Đông y đơn giản. Đội ngũ chuyên gia, BS giỏi tại đây luôn sẵn sàng đồng hành và tư vấn giúp người bệnh 24/7.
Cây thầu dầu tía chữa bệnh trĩ Chữa Bệnh Trĩ Bằng Cây Thầu Dầu Tía – Không Thử Hơi Phí

Thầu dầu tía hay đu đủ tía là loại cây được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa…

Cắt trĩ bằng phương pháp longo áp dụng khi nào, hiệu quả không?

Cắt trĩ bằng phương pháp Longo trong điều trị bệnh trĩ là kỹ thuật tối ưu, mang lại hiệu quả…

Cách chữa bệnh trĩ mới bị dứt điểm tại nhà, không cần thuốc

Bệnh trĩ khi mới khởi phát còn nhẹ và chưa gây ra các triệu chứng nghiêm trọng nên có thể…

Kem Bôi Trĩ Titanoreine (Pháp): Cách Sử Dụng Và Giá Bán

Kem bôi trĩ Titanoreine của Pháp giúp làm giảm triệu chứng ngứa, đau rát và sung huyết do bệnh trĩ…

Mẹo chữa bệnh trĩ bằng hoa thiên lý ít người biết

Chữa bệnh trĩ bằng hoa thiên lý là một trong những phương pháp điều trị tự nhiên được sử dụng…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua