Bệnh trĩ có nguy hiểm không – Đặc biệt khi ra máu, để lâu?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Hàng loạt bệnh nhân mắc bệnh trĩ có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, chảy máu hậu môn,… Điều này khiến người bệnh rất lo lắng: Bệnh trĩ có nguy hiểm không? Nhất là khi máu ra nhiều ở hậu môn trong khoảng thời gian dài. Bài viết sau đây sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Bệnh trĩ có nguy hiểm không
Bệnh trĩ gây ra hàng loạt các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Bệnh trĩ có nguy hiểm không?

Trên các diễn đàn sức khỏe, bạn rất dễ bắt gặp hàng loạt các câu hỏi của người bệnh như: Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không? Bệnh trĩ nội có nguy hiểm không? Bệnh trĩ để lâu có nguy hiểm không? Bệnh trĩ ra máu có nguy hiểm không?,… Dường như căn bệnh này đã không còn là của riêng một người mà đã trở thành nỗi ám ảnh khiến rất nhiều người bệnh vô cùng lo lắng.

Theo PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm (Chủ tịch Hội Hậu môn, trực tràng Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Hậu môn, Trực tràng BV Tràng An) cho biết: Trĩ là một bệnh lý nằm ở ống hậu môn, tại các đệm mạch máu. Tác dụng của tấm đệm này giúp thông nối các tĩnh mạch, động mạch, sợi collagen, sợi thần kinh, tế bào sợi,… Đồng thời, đệm mạch máu còn có vai trò ngăn ngừa són phân. Khi các đám rối tĩnh mạch trĩ bị dãn hoặc đại tĩnh mạch ở vùng mô phình lên sẽ khiến người bệnh mắc bệnh trĩ.

Hầu hết bệnh nhân mắc bệnh trĩ là do một số yếu tố như di truyền, ngồi quá lâu, táo bón kinh niên, thai nghén, sinh nở, rối loạn chức năng ruột,…Khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng như viêm, sưng tấy, xuất huyết ở hậu môn, đau rát, ngứa ngáy, khó chịu,…

Bệnh trĩ thường có 4 cấp độ chính: cấp độ 1 (đại tiện xuất hiện máu, búi trĩ chưa sa ra ngoài), cấp độ 2 (sa búi trĩ khi đi đại tiện nhưng sau đó nó có thể tự co lại được), cấp độ 3 (búi trĩ bị sa ra ngoài quá mức, phải dùng tay mới có thể đẩy vào), cấp độ 4 (búi trĩ thường trực ở hậu môn và rất dễ gây nhiễm trùng). Tùy thuộc vào từng cấp độ mà người bệnh sẽ gặp phải các biến chứng nguy hiểm khác nhau. Đặc biệt là khi búi trĩ ra nhiều máu và để quá lâu không điều trị thì biến chứng sẽ càng nguy hiểm hơn. 

Bên cạnh đó, nếu mức độ biến chứng còn tùy thuộc vào tình trạng người bệnh bị trĩ nội hay trĩ ngoại. Khi bệnh nhân bị trĩ nội thì búi trĩ nằm bên trong, khó phát hiện hơn. Tuy nhiên, búi trĩ ngoại mặc dù dễ phát hiện vì chúng ở ngoài nhưng lại khiến bệnh nhân đứng trước nguy cơ nhiễm trùng cao. Dưới đây là một số biến chứng cụ thể khi bệnh nhân mắc bệnh trĩ, người bệnh cần phải biết.

1. Sa nghẹt búi trĩ

Theo thống kê có đến 55% dân số Việt Nam mắc bệnh liên quan đến trực tràng, hậu môn. Bệnh trĩ để lâu có nguy hiểm không? là câu hỏi được nhiều người thắc mắc. Với căn bệnh trĩ, nếu bệnh nhân để quá lâu, không tiến hành chữa trị sẽ rất dễ bị sa nghẹt búi trĩ. Lúc này, người bệnh dễ đối diện với biến chứng hoại tử và tắc mạch, khiến bệnh càng tồi tệ hơn.

2. Viêm loét hậu môn

Một khi búi trĩ bị lồi ra, người bệnh sẽ rất dễ bị viêm loét ở hậu môn. Tình trạng viêm loét thường xuất hiện ở những bệnh nhân mắc bệnh trĩ ngoại. Vậy bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không? Nếu búi trĩ bị đẩy ra bên ngoài nhiều sẽ rất dễ khiến vi khuẩn xâm nhập, tấn công trong quá trình đại tiện gây viêm nhiễm. Bên cạnh đó, búi trĩ bị cọ xát với quần áo dễ bị loét, gây đau rát, khó chịu.

3. Thiếu máu

Bệnh trĩ có nguy hiểm không
Bệnh trĩ gây mất máu, khiến cơ thể bệnh nhân mệt mỏi.

Rất nhiều người bệnh nhân thắc mắc: Bệnh trĩ ra máu có nguy hiểm không? Khi mắc phải bệnh trĩ, người bệnh sẽ thường xuyên bị chảy máu ở hậu môn do xuất huyết ở búi trĩ. Lúc này, cơ thể của người bệnh sẽ không có đủ lượng hồng cầu cần thiết để trao đổi oxy. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu máu não mãn tính, khiến bệnh nhân bị mệt mỏi, vàng da, suy nhược cơ thể.

4. Nhiễm khuẩn

Với những bệnh nhân mắc bệnh trĩ, dù là trĩ nội hay trĩ ngoại nếu không được vệ sinh sạch sẽ thì rất dễ bị nhiễm khuẩn. Đây là cơ hội thuận lợi để các loại vi khuẩn nhanh chóng xâm lấn và gây nhiễm trùng máu, rối loạn ống tiêu hóa. Nếu không có biện pháp kiểm soát, khả năng nhiễm trùng ở búi trĩ khá cao.

5. Tắc mạch

Khi mắc phải bệnh trĩ, các búi trĩ sẽ nhanh chóng bị xung huyết, căng giãn quá mức. Khi búi trĩ bị sa ra ngoài hậu môn sẽ rất dễ bị chảy máu và gây đông, tụ máy. Điều này ảnh hưởng đến hoạt động co thắt cở cơ vòng hậu môn. Riêng trường hợp này, bệnh nhân bắt buộc phải tiến hành mổ, cắt trĩ để giải phóng lượng máu bị đông tụ ra khỏi tĩnh mạch.

6. Bội nhiễm

Nếu búi trĩ tồn tại bên ngoài quá lâu sẽ dễ bị chảy máu. Thông thường, người bệnh đi vệ sinh sẽ dễ gặp phải hiện tượng này. Khi lượng máy nhiều sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn nhanh chóng cư trú ở hậu môn, nước tiểu, phân tấn công và lây lan ra các bộ phận xung quanh, gây bộ nhiễm. Người bệnh trĩ sẽ có cảm giác vô cùng khó chịu, nhức nhối vô cùng.

7. Hoại tử

Đây là biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ. Khi người bệnh bị sa búi trĩ sẽ gây sưng phù. Quá trình hoại tử sẽ khi búi trĩ bắt đầu chuyển sang màu xanh đen. Kèm theo đó, niêm mạc hậu môn nhanh chóng bị sưng đỏ, kèm thêm những đốm nâu. Nếu tình trạng này không được kiểm soát, người bệnh sẽ dễ bị ung thư hậu môn, ung thư trực tràng và hàng loạt các biến chứng nguy hiểm khác.

8. Tử vong

Bệnh trĩ có nguy hiểm đến tính mạng không? Nhiều người bệnh chủ quan vì nghĩ rằng bệnh trĩ sẽ không gây chết người. Tuy nhiên, bệnh nhân cần phải biết, một khi bệnh chuyển biến nặng, không được tiến hành chữa trị kịp thời sẽ gây chảy rất nhiều máu. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng nếu bệnh nhân bị mất máu và hoại tử, nhiễm trùng ở búi trĩ.

Cần làm gì khi mắc bệnh trĩ?

Rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh trĩ với tâm lý e ngại, xấu hổ không muốn chữa trị vì trĩ mọc ở “chỗ ấy”. Tuy nhiên, người bệnh cần phải biết, với căn bệnh trĩ, nếu không được kiểm soát kịp thời sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Ngay khi mắc phải căn bệnh này, bệnh nhân cần phải thực hiện một số yêu cầu sau đây.

Bệnh trĩ có nguy hiểm không?
Thăm khám bác sĩ sẽ giúp người bệnh kiểm soát bệnh trĩ kịp thời
  • Vượt qua tâm lý ngại ngùng, nhanh chóng tiến hành thăm khám và điều trị đúng lúc. Tùy thuộc vào tình trạng búi trĩ của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp nhất.
  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ, tránh cọ xát vào búi trĩ gây chảy máu.
  • Hạn chế ngồi quá lâu tại một chỗ, người bệnh nên đi lại thường xuyên để tránh gây áp lực lên búi trĩ, khiến bệnh chuyển biến thành cấp độ nặng hơn.
  • Nếu đi vệ sinh, bạn không nên dùng sức rặn quá nhiều khiến bệnh càng nặng hơn và búi trĩ dễ bị chảy máu, nhiễm trùng. 
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, không được ăn thức ăn quá cay, nóng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tích cực bổ sung cho cơ thể các loại rau xanh, trái cây và cung cấp các dưỡng chất giàu vitamin để giúp bệnh nhanh chóng khỏi.
  • Không được sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
  • Suy nghĩ tích cực, lạc quan để quá trình điều trị bệnh diễn ra thuận lợi hơn.
  • Tăng cường luyện tập thể dục thể thao để cải thiện sức khỏe, giảm áp lực lên tĩnh mạch. Tuy nhiên, bạn chỉ nên luyện tập vừa đủ, không nên thực hiện quá sức.
  • Ổn định cân nặng, tránh tăng cân sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ tốt hơn.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp người bệnh giải đáp được thắc mắc: Bệnh trĩ có nguy hiểm không? Nếu nhận thấy bản thân có dấu hiệu mắc bệnh, bạn không nên chủ quan mà hãy gặp bác sĩ để chữa trị kịp thời. Điều trị bệnh trĩ sớm sẽ giúp được các biến chứng có thể xảy ra và kiểm soát bệnh tốt nhất, tránh tình trạng bệnh tái phát nhiều lần.

→ Có thể bạn quan tâm:

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Ngày đăng 09:38 - 01/07/2023 - Cập nhật lúc: 19:42 - 02/07/2023
Chia sẻ:
Thăng trĩ Dưỡng huyết thang được nghiên cứu và bào chế bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu về YHCT, từ 100% thành phần thảo dược thiên nhiên. Nhờ cơ chế "tác động kép" có 1 không 2, bài thuốc đã chữa khỏi cho hàng ngàn trường hợp bệnh trĩ khác nhau trên khắp cả nước.
Cách chữa bệnh trĩ mới bị dứt điểm tại nhà, không cần thuốc

Bệnh trĩ khi mới khởi phát còn nhẹ và chưa gây ra các triệu chứng nghiêm trọng nên có thể…

10+ bài thuốc xông chữa bệnh trĩ tốt nhất và cách dùng

Các bài thuốc xông hơi chữa bệnh trĩ từ lá trầu không, hoa hòe hay lá lốt và một số…

Khám bệnh trĩ như thế nào, quy trình bao gồm những gì?

Khám bệnh trĩ là điều bắt buộc phải thực hiện nếu muốn khỏi bệnh. Tuy nhiên do chưa hiểu cách…

Rò hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh rò hậu môn thường gây đau nhức và tiết nhiều dịch mủ khiến người bệnh hết sức khó chịu.…

bệnh trĩ giai đoạn đầu Biểu hiện bệnh trĩ giai đoạn đầu và giải pháp điều trị

Đối với bệnh trĩ, việc phát hiện ngay từ giai đoạn đầu sẽ giúp việc điều trị trở nên dễ…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua