Người bị bệnh trĩ có nên chạy bộ nhiều không?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Việc tập luyện thể thao đối với người mắc bệnh trĩ cần được cân nhắc cẩn thận, bởi nếu không thận trọng khi vận động có thể gây tổn thương búi trĩ, thậm chí khiến tình trạng sa búi trĩ nặng hơn. Vậy người bị bệnh trĩ có nên chạy bộ hay không, bài viết sau sẽ lý giải về vấn đề này.

Người bị bệnh trĩ có nên chạy bộ nhiều không?
Chạy bộ đối với người bị bệnh trĩ là môn thể thao có thể mang đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe

Người bị bệnh trĩ có thể chạy bộ không?

Hiện nay tỷ lệ trĩ chiếm gần 50% các trường hợp bệnh lý liên quan đến trực tràng. Bệnh trĩ là căn bệnh giãn tĩnh mạch xảy ra tại hậu môn, thuộc nhóm bệnh trực tràng. Ở giai đoạn bệnh trĩ nhẹ thường không gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng và phần lớn bệnh nhân điều trị thành công ngay từ giai đoạn búi trĩ mới hình thành. Tuy nhiên do ảnh hưởng của vận động, sinh hoạt, tính chất công việc mà tình trạng sa búi trĩ có thể xảy ra. Ở giai đoạn sa búi trĩ, người bệnh sẽ gặp phải rất nhiều rắc rối trong cuộc sống, đời sống tình dục cũng bị ảnh hưởng.

Trĩ nội hay trĩ ngoại đều gây cản trở đến những hoạt động thường ngày, bởi trĩ nằm ở hậu môn, mà hậu môn lại nằm ở vị trí chịu áp lực lớn khi chúng ta ngồi, vận động. Vì thế khi công cẩn thận, hoạt động hay chơi thể thao trong những tư thế không phù hợp có thể gây ra tình trạng xay xát và chảy máu búi trĩ. Có nhiều phương pháp tập luyện thể thao mặc dù tốt cho sức khỏe nhưng ngược lại có thể khiến tình trạng búi trĩ sa ra ngoài nghiêm trọng hơn. 

Có thể nói đi bộ hay chạy bộ đối với người mắc bệnh trĩ là một hình thức tập luyện hiệu quả. Nhiều người cho rằng chạy bộ có thể khiến bệnh trĩ nặng hơn, do búi trĩ có thể lồi ra ngoài nhiều hơn trong khi vận động. Tuy nhiên các chuyên gia đã nhận định cho dù bạn bị trĩ trong hay ngoài thì việc chạy bộ cũng không ảnh hưởng đến bệnh. Song song đó, ở những bệnh nhân bị trĩ cũng sẽ có cường độ luyện tập khác biệt so với người bình thường. 

Người bị bệnh trĩ có nên chạy bộ nhiều không?
Chạy bộ giúp kích thích lưu thông máu và hạn chế tình trạng giãn tĩnh mạch hậu môn – trực tràng xảy ra

Bạn không nên xem việc chạy bộ như một hình thức vận động mạnh để rèn luyện sức bền, hay để tăng cường các cơ. Chạy bộ để điều trị trĩ là hình thức trị liệu để tăng cường lưu thông máu và giải phóng sự tắc nghẽn ở các đường tĩnh mạch ở hậu môn. Ngoài ra việc chạy bộ theo nhịp điệu và tần suất nhất định cũng sẽ giúp làm giảm bớt áp lực đè nén vào bộ phận hậu môn trực tràng, đối với những bệnh nhân mới vừa bị bệnh có thể phòng tránh tình trạng sa búi trĩ khá hiệu quả.

Một lợi ích khác được cho là tiêu chí quan trọng để người bị bệnh trĩ chạy bộ là vì môn thể thao này rất có lợi cho hệ tiêu hóa. Người bệnh có thể dành thời gian để đi bộ sau khi ăn khoảng 30 phút, việc đi bộ nhẹ nhàng giúp kích thích nhu động ruột và đồng thời cải thiện hệ tiêu hóa. Nhờ đó mà các thức ăn trong dạ dày sẽ được tiêu hóa nhanh hơn, bạn có thể yên tâm vì tình trạng táo bón không xảy ra ảnh hưởng đến tình trạng bệnh trĩ.

Bệnh trĩ cũng chịu ảnh hưởng nhất định từ tâm lý của người bệnh, nếu như tâm trạng thường xuyên căng thẳng, stress thì cơ thể sẽ tiết ra một loại hormone gây táo bón. Ngược lại, việc chạy bộ giúp bạn phòng tránh tốt trước tình trạng này vì khi đi bộ, tinh thần bạn hoàn toàn được thả lỏng và thư giãn. Điều này giúp cơ thể điều hòa nội tiết ổn định, nhất là ở nữ giới – những đối tượng thường xuyên bị táo bón do ảnh hưởng từ nội tiết tố.

Lợi ích của chạy bộ đội với sức khỏe

Chạy bộ hay đi bộ đều là những cách vận động toàn thân mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Theo các chuyên gia, ngoại trừ những trường hợp mắc những bệnh lý không thể vận động, hoặc do chấn thương gây tổn thương nghiêm trọng đến hệ thống xương khớp trên cơ thể thì chạy bộ phù hợp trong mọi hoàn cảnh luyện tập. Cụ thể, một số lợi ích của việc chạy bộ như sau:

  • Tăng cường sức đề kháng: Trĩ không chỉ là căn bệnh ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn khiến người bệnh mệt mỏi, tự ti, ảnh hưởng đến thể chất lẫn tinh thần. Trĩ càng nặng thì nguy cơ viêm nhiễm hậu môn càng tăng cao. Điều này có thể khiến bệnh nhân mắc các bệnh lý khác song song.  Khi chạy bộ hàng ngày sẽ giúp người bệnh khỏe hơn, tăng sức đề kháng đề phòng trước những biến chứng của bệnh.
  • Duy trì mức cân nặng mức hợp lý: Chạy bộ giúp người bệnh đào thải được nguồn năng lượng dư thừa và phòng tránh tăng cân hay béo phì vượt mức. Thực tế khi cân nặng càng tăng thì những áp lực lên vùng hậu môn càng lớn,đ điều này có thể khiến các tĩnh mạch ở hậu môn giãn nở to hơn. Do đó việc duy trì và kiểm soát cân nặng là yêu cầu quan trọng đối với những bệnh nhân đã và đang mắc bệnh trĩ.
  • Kích thích hoạt động lưu thông máu: Đây là một lợi ích to lớn mà những bệnh nhân bị trĩ có thể nhận được khi thường xuyên chạy bộ. Khi hoạt động lưu thông máu diễn ra thuận lợi thì tình trạng tắc mạch máu hay giãn mạch máu ở bộ phận hậu môn trực tràng cũng sẽ không xảy ra. Từ đó ngăn chặn được các cơn đau do bệnh trĩ gây ra, đồng thời giúp các búi trĩ co lại tự nhiên. 
Người bị bệnh trĩ có nên chạy bộ nhiều không?
Rèn luyện thể thao có thể giúp người bệnh phòng tránh tốt trước triệu chứng rối loạn tiêu hóa, táo bón gây ra bệnh trĩ
  • Hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa: Vận động với tần suất nhịp điệu bằng cách chạy bộ sẽ kích thích làm tăng nhu động ruột, điều này sẽ giúp kích thích hệ tiêu hóa vận hành tốt. Khi tiêu hóa tốt thì người bệnh cũng sẽ nhận thấy tình trạng táo bón được giải quyết nhanh chóng, điều này cũng sẽ giúp phòng ngừa các biến chứng của bệnh trĩ. Bởi vì táo bón là một trong những xúc tác gây trĩ và nhiều vấn đề khác ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Giúp tinh thần được thoải mái: Khi chạy bộ, các noron thần kinh hoạt động có hệ thống hơn và điều này giúp não bộ của bạn không bị căng thẳng quá mức. Ngoài ra nếu như chạy bộ ở những khu vực thông thoáng càng giúp tinh thần sảng khoái, từ đó không riêng bệnh trĩ mà bất kỳ bệnh lý nào khác cũng có thể được điều trị hiệu quả.

Lưu ý khi chạy bộ với người bệnh trĩ

Chạy bộ không chỉ tốt cho người bị trĩ mà còn mang lại nhiều lợi ích tốt đẹp cho sức khỏe. Tuy nhiên, do bệnh trĩ gây ra những tổn thương về cấu trúc trong và ngoài trực tràng nên việc luyện tập không đúng cách có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Vì thế khi chạy bộ thì người bệnh cần lưu ý những nguyên tắc sau:

  • Đi bộ đúng cách: Để giảm các áp lực lên vùng hông và hậu môn khi đi bộ, khi chạy bộ người bệnh nên gập cong các ngón chân lại bám xuống mặt đất. Người bệnh cần giữ nguyên tư thế thẳng lưng và buông xuôi 2 tay thả lỏng khi khởi động bằng các bước đi ban đầu. Sau đó bắt đầu chạy, bạn nên co hậu môn nhẹ rồi chạy thành từng bước, lưu ý khi chạy bộ phải hít thở đều để các mạch máu lưu thông khắp cơ thể tốt hơn.
  • Thời gian chạy bộ: Bạn không cần tập luyện quá lâu, thời gian lý tưởng cho việc luyện tập là khoảng 30 phút đến 1 tiếng. Bắt đầu đi bộ trong 3-5 phút đầu tiên và sau đó mới bắt đầu chạy bộ. cho việc đi bộ, chạy bộ là tốt nhất. Thời điểm thích hợp nhất để bạn chạy bộ là vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát. Bạn không nên chạy bộ như khi chạy đua, hay chạy địa hình sẽ ảnh hưởng đến trực tràng của bạn.
  • Người bệnh nên khởi động trước: Việc khởi động trước khi chạy bộ không chỉ giúp làm nóng cơ thể bạn trước, mà đồng thời còn giúp phòng tránh những cơn đau sau khi khi luyện tập hiệu quả. Trước khi bắt đầu, bạn nên làm nóng người bằng những động tác khởi động cơ bản như xoay cổ tay, xoang cổ chân, xoay hông và đầu gối… Bằng cách này cũng sẽ giúp máu lưu thông tốt và làm co các tĩnh mạch đang sưng phồng ở trực tràng của bạn.
  • Mặc trang phục phù hợp: Việc chọn lựa những bộ trang phục phù hợp rất quan trọng đối với người bị bệnh trĩ khi chạy bộ. Nếu như bạn mặc những bộ quần áo bó sát, khi chạy bộ sẽ tạo ra sức ép lên khu vực mông của bạn và ảnh hưởng đến búi trĩ. Thay vào đó bạn nên mặc quần rộng ngắn thoải mái và mắc quần bảo hộ mỏng ở bên trong.  Ngoài ra nên chọn chất liệu vải thấm hút mồ hôi để tránh bí hơi trong vùng kín khi luyện tập.
  • Thư giãn khi khi chạy bộ: Người mắc bệnh trĩ nên lưu ý, trong khi chạy bộ cần giữ cho tinh thần luôn được thoải mái. Tránh tình trạng vừa chạy bộ vừa nghe nhạc, điều này có thể ảnh hưởng đến não bộ và gây ra tình trạng căng thẳng đầu óc.
  • Uống nước khi chạy bộ: Việc uống nước khi chạy bộ có tác dụng rất tốt đối với người mắc bệnh trĩ. Bạn không nên uống nước khi đang chạy, khi đang chạy và cảm thấy mệt thì mới nên uống nước và mỗi lần uống một ngụm nhỏ. Sau khi uống nước xong bạn nên đi bộ khoảng 2 – 3 phút rồi mới tiếp tục chạy để tránh xảy ra tình trạng đau xóc hông.
  • Không nên chạy nhanh: Việc chạy nhanh có thể khiến cơ bụng của bạn căng cứng, điều này có thể tạo ra áp lực cho hệ thống tĩnh mạch tại trực tràng. Ngoài ra việc chạy nhanh cũng khiến cho hậu môn cọ sát với búi trĩ và khiến bạn đau rát, khó chịu. Trường hợp xấu hơn nếu như ma sát mạnh sẽ khiến búi trĩ bị va chạm và trầy xước, chảy máu.

Môn thể thao nào phù hợp với người bị bệnh trĩ?

Người bị bệnh trĩ có nên chạy bộ nhiều không?
Bơi một là một môn thể thao an toàn và hỗ trợ điều trị hiệu quả với bệnh trĩ

Ngoài cách chạy bộ, có nhiều bộ môn thể thao khác an toàn đối với người mắc bệnh trĩ. Các chuyên gia cho rằng khi bạn bị trĩ, hãy kiên trì rèn luyện những bộ môn sau:

  • Đi bộ: Tương tự như chạy bộ, đi bộ cũng là hình thức luyện tập an toàn cho người mắc bệnh trĩ. Đi bộ giúp rèn luyện thể trạng, và đồng thời khắc phục được các vấn đề tắc nghẽn lưu thông máu hiệu quả. Dành thời gian đi bộ khoảng 20 – 30 phút mỗi ngày có thể làm teo nhỏ búi trĩ và phòng tránh biến chứng của bệnh hiệu quả. 
  • Bơi lội: Bộ môn bơi lội mang đến rất nhiều lợi ích, trong đó đặc biệt là khả năng tăng cường lưu thông máu trên khắp cơ thể. Khi bạn bơi lội trong nước có thể giúp kích thích các tuyến mạch máu và tĩnh mạch thư giãn, từ đó giảm tải áp lực ở cột sống, trực tràng – hậu môn. Cũng nên lưu ý, thời gian bơi lội lý tưởng không nên kéo dài hơn 40ph mỗi ngày.
  • Yoga: Yoga là môn thể thao an toàn đối với bệnh nhân trĩ, vì đây là phương pháp luyện tập kết hợp thư giãn tinh thần, rèn luyện thể chất cùng lúc nên tác dụng luyện tập có thể phát huy trên toàn diện cơ thể. Trong trường hợp bệnh nhân bị trĩ, có thể lựa chọn những bài tập phù hợp hỗ trợ nhu động ruột, làm giảm kích thước búi trĩ và cải thiện vóc dáng.
  • Động tác vật lý trị liệu: Điều trị trĩ bằng hình thức vật lý trị liệu sẽ tác động đến hệ thống tĩnh mạch trực tiếp. Phương pháp này cũng được công nhận trong phác đồ điều trị của bác sĩ, nếu áp dụng thường xuyên có thể cải thiện khả năng co thắt hậu môn.

Người bị trĩ cần lưu ý gì khi tập thể dục?

Người bị bệnh trĩ có nên chạy bộ nhiều không?
Khi bị trĩ người bệnh nên tránh các bài tập luyện – vận động nặng để tránh gây ra những áp lực lên trực tràng, hậu môn

Tập thể dục nói chung hay chạy bộ nói riêng đều đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu như các bài tập được áp dụng không đúng cách có thể chèn ép và khiến búi trĩ gia tăng kích thước. Nhiều trường hợp bệnh nhân bị trĩ khi luyện tập sai cách khiến triệu chứng tiến triển nặng hơn trong thời gian ngắn. Sau đây là những nguyên tắc luyện tập người bệnh nên tuân thủ để tránh những ảnh hưởng xấu này xảy ra.

  • Người bệnh không nên luyện tập những bộ môn thể thao nặng, cường độ cao như chạy xe đạp, tập tạ, squat hay thực hiện các động tác yoga làm tăng áp lực lên vùng hậu môn.
  • Ưu tiên những phương pháp luyện tập với cường độ nhẹ nhàng, nếu như bệnh trĩ của bạn thuộc dạng trĩ nặng, người bệnh nên tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Khi khi vận động, nếu người bệnh nhân thấy vùng hậu môn bị đau nhức, chảy máu thì nên dừng ngay việc luyện tập và theo dõi tình trạng búi trĩ.
  • Bạn nên luyện tập trong thời gian tối đa 20 – 30 phút, khi thấy mệt bạn nên nghỉ ngơi và thư giãn và tiếp tục tập luyện khi bạn thấy khỏe hơn.
  • Khi vận động thể thao, người bệnh nên mặc các bộ quần áo thoáng mát và thấm hút mồ hôi tốt, bằng cách này có thể hạn chế tình trạng đổ mồ hôi và ẩm ướt ở khu vực vùng kín.  
  • Với những bệnh nhân bị sa búi trĩ, việc tập luyện yoga và bơi lội là phương pháp vận động phù hợp nhất để tránh tình trạng đau nhức và chảy máu búi trĩ.
  • Người bệnh cần rèn luyện thể thao thường xuyên để tăng cường tuần hoàn máu, nếu như tập vật lý trị liệu nên duy trì thời gian luyện tập 3 lần/ tuần.
  • Từ bỏ những thói quen luyện tập làm nghiêm trọng hơn tình trạng bệnh của bạn, bao gồm thói quen ngồi xổm, mang vác vật nặng, nhịn đi ngoài…
  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ chất và uống nhiều nước song song với việc luyện tập, bằng cách này có thể hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả.
  • Tuân thủ các hướng dẫn điều trị của bác sĩ, đồng thời người bệnh cũng cần đảm bảo sử dụng thuốc trong chỉ định điều trị.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc người bị bệnh trĩ có nên chạy bộ hay không. Chạy bộ được xem là hình thức vận động an toàn và phù hợp với bệnh nhân trĩ nhẹ nói chung. Nếu duy trì tần suất luyện tập phù hợp sẽ giúp người bệnh phòng ngừa táo bón và kiểm soát mức độ phát triển của búi trĩ. Để đảm bảo những kết quả điều trị tốt nhất, người bệnh nên thăm khám và thực hiện theo những lời khuyên được bác sĩ đưa ra.

Có thể bạn quan tâm: 10+ bài thuốc xông chữa bệnh trĩ tốt nhất và cách dùng

                                        Mẹo dùng mướp đắng (khổ quả) chữa bệnh trĩ tại nhà

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Ngày đăng 00:03 - 21/11/2022 - Cập nhật lúc: 16:06 - 06/02/2023
Chia sẻ:
Trung tâm Thuốc dân tộc đã chữa khỏi TRĨ NỘI, TRĨ NGOẠI, TRĨ HỖN HỢP cho hàng ngàn người chỉ bằng bài thuốc Đông y đơn giản. Đội ngũ chuyên gia, BS giỏi tại đây luôn sẵn sàng đồng hành và tư vấn giúp người bệnh 24/7.
Cắt trĩ bằng phương pháp longo áp dụng khi nào, hiệu quả không?

Cắt trĩ bằng phương pháp Longo trong điều trị bệnh trĩ là kỹ thuật tối ưu, mang lại hiệu quả…

NS Bình Xuyên chữa bệnh trĩ tại Thuốc dân tộc Nghệ sĩ Bình Xuyên chia sẻ về hiệu quả điều trị bệnh trĩ bằng Thăng trĩ Dưỡng huyết thang tại Thuốc dân tộc sau 1 tháng

Điều trị bệnh trĩ bằng Thăng trĩ Dưỡng huyết thang tại Thuốc dân tộc dưới sự hướng dẫn tận tình…

Thuốc nam bôi teo trĩ Thái Dương giá bao nhiêu & Cách sử dụng

Thuốc nam bôi teo trĩ Thái Dương được chiết xuất từ các thành phần thảo dược tự nhiên, có tác…

Tập gym có thể mang đến những tác động tích cực hoặc tiêu cực đến bệnh trĩ Muốn tập GYM khi bị bệnh trĩ không nên bỏ qua bài này

Khi mắc bệnh trĩ, dặn dò của đa số bác sĩ là tránh gây thêm áp lực lên hậu môn.…

Các Phương Pháp Cắt Trĩ Nào Tốt Nhất Hiện Nay 2023?

Với sự phát triển của y học ngày nay, có rất nhiều phương pháp điều trị trĩ được ra đời.…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua