Bệnh trĩ có chữa dứt điểm được không? Bằng cách nào?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Bệnh trĩ khiến nhiều người phải thường xuyên đối mặt với tình trạng ngứa ngáy, vướng víu ở hậu môn kèm theo các cơn đau rát vô cùng khó chịu, đặc biệt là sau khi đi ngoài. Chính vì vậy mà không ít người băn khoăn về vấn đề bệnh trĩ có chữa dứt điểm được không và làm cách nào để bệnh mau khỏi. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn đi sâu vào tìm hiểu về vấn đề này.

Bệnh trĩ có chữa dứt điểm được không?

Bệnh trĩ được xác định khi các đám rối tĩnh mạch nằm nằm trong ống hậu môn trực tràng có hiện tượng bị phình giãn, viêm nhiễm dẫn đến sưng to và tạo thành búi trĩ. Tùy theo vị trí hình thành và đặc điểm lâm sàng mà căn bệnh này được chia thành 3 loại chính gồm trĩ ngoại, trĩ nộitrĩ hỗn hợp. Trong đó, bệnh trĩ hỗn hợp xảy ra khi một cá nhân bị cả bệnh trĩ nội lẫn trĩ ngoại.

Bệnh trĩ có chữa dứt điểm được không
Bệnh trĩ có chữa dứt điểm được không là băn khoăn của nhiều người bệnh

Bệnh ảnh hưởng chủ yếu đến những người phải ngồi nhiều, đứng lâu thường xuyên , người bị béo phì, phụ nữ mang thai, người lao động nặng nhọc, bệnh nhân bị tiêu chảy hay táo bón mãn tính hoặc các cá nhân có chế độ ăn ít chất xơ. Khi bị trĩ, phân đi ngang qua ống hậu môn sẽ ma sát với búi trĩ khiến người bệnh có cảm giác vướng víu, đau đớn và có thể tổn thương đến mạch máu dẫn đến đi ngoài ra máu.

Với các phương pháp điều trị đang được áp dụng hiện nay, bệnh trĩ hoàn toàn có thể được điều trị dứt điểm. Tuy nhiên cần lưu ý rằng bệnh vẫn có thể tái phát trong tương lai nếu các yếu tố nguy cơ không được loại bỏ.

Vì vậy, mặc dù đã điều trị khỏi bệnh trĩ nhưng bệnh nhân không nên chỉ quan. Cần duy trì một lối sống lành mạnh, có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý và xây dựng lại chế độ ăn uống cho khoa học để bệnh trị không còn cơ hội tái phát trở lại.

Các phương pháp điều trị dứt điểm bệnh trĩ hiện nay

Có nhiều cách chữa bệnh trĩ hiện đang được áp dụng. Mỗi phương pháp có những ưu nhược điểm riêng và phù hợp với một nhóm đối tượng nhất định. Tùy theo loại trĩ, mức độ trĩ mà bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn một phương pháp điều trị phù hợp nhất để dứt điểm bệnh.

1. Chữa trị bệnh trĩ tại nhà bằng mẹo tự nhiên

Đây luôn là lựa chọn tuyệt vời cho người bệnh, bởi các cách chữa bệnh trĩ dân gian không chỉ dễ thực hiện mà chi phí còn rất thấp. Nhưng cần lưu ý, chúng chỉ có thể giúp bạn chữa dứt điểm bệnh trĩ nhẹ, với bệnh trĩ nặng chỉ có tác dụng hỗ trợ thuyên giảm bệnh.

– Chườm lạnh giảm đau hậu môn

Sự xuất hiện của búi trĩ sẽ làm cản trở đường di chuyển của phân khi đi qua ống hậu môn. Chính vì vậy, bạn sẽ khó tránh khỏi cảm giác đau mỗi khi đi ngoài. Đặc biệt, những lúc bị táo bón thì khối phân khô cứng sẽ ma sát mạnh vào búi trĩ mang đến những cơn đau rát vô cùng, nghiêm trọng hơn là chảy máu hậu môn.

bệnh trĩ chữa bằng cách nào
Chườm đá lạnh có thể nhanh chóng cắt đứt cơn đau do bệnh trĩ gây ra

Để tạm thời xoa dịu cơn đau, bạn có thể áp dụng liệu pháp chườm lạnh. Lấy 1 cục đá có kích thước vừa phải bọc vào trong miếng vải sạch rồi áp trực tiếp vào hậu môn. Để như vậy khoảng 5 – 10 phút cơn đau thuyên giảm đáng kể.

Đối với các trường hợp bị sa búi trĩ, chườm lạnh còn giúp đóng băng các mô bị tổn thương, ức chế quá trình sưng viêm ở búi trĩ. Có thể lặp lại cách này vài lần trong ngày để giảm bớt cơn đau hậu môn do bệnh trĩ gây ra mà không phải sử dụng đến các loại thuốc giảm đau có hại.

– Thoa dầu dừa

Dầu dừa chứa nhiều vitamin E và axit béo lành mạnh. Chúng có khả năng làm dịu cơn đau rát ở hậu môn, giảm ngứa, chống sưng viêm, kích thích tái tạo các tế bào bị tổn thương trong ống hậu môn.

Để trị bệnh trĩ, dân gian thường lấy dầu dừa nguyên chất bôi bên ngoài cửa hậu môn và búi trĩ. Lưu ý chỉ nên thoa một lớp mỏng vừa phải và đợi ít nhất 20 phút sau mới được làm sạch. Bạn nên bôi dầu dừa mỗi ngày vào buổi tối và để qua đêm nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất.

– Xông hậu môn bằng lá trầu không

Lá trầu không chứa nhiều tinh dầu bao gồm các thành phần có khả năng kháng khuẩn, tiêu sưng , cầm máu tốt. Chính vì vậy, thảo dược này được tin dùng trong các bài thuốc xông chữa bệnh trĩ. Kiên trì sử dụng sẽ giúp hỗ trợ giảm sưng đau, thu nhỏ búi trĩ, ngăn ngừa đi ngoài ra máu.

Cách sử dụng rất đơn giản. Mỗi ngày, bạn hãy lấy 1 nắm lá trầu tươi đem rửa sạch rồi nấu với 2 lít nước. Đun sôi khoảng 10 phút thì cho thêm 1 thìa cà phê muối vào. Dùng nước này xông và rửa hậu môn mỗi ngày một lần cho đến khi các triệu chứng bệnh trĩ được cải thiện.

– Bổ sung chất xơ

Thiếu hụt chất xơ là nguyên nhân chính gây táo bón kéo dài, từ đó dẫn đến bệnh trĩ. Bạn nên bổ sung thêm chất xơ vào chế độ ăn để cải thiện khả năng tiêu hóa, giúp thúc đẩy quá trình đi ngoài diễn ra một cách đều đặn. Điều này có thể giúp hạn chế được tình trạng đau rát hậu môn, sa trĩ, chảy máu mỗi khi đi cầu.

chế độ ăn chữa bệnh trĩ
Bổ sung thêm rau củ quả trong thực đơn giúp người mắc trĩ đi cầu dễ dàng hơn

Các loại rau xanh và trái cây tươi chính là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào nhất cho cơ thể. Bạn nên ưu tiên lựa chọn các thực phẩm chứa nhiều chất xơ nhưng có tính mát và sở hữu đặc tính nhuận tràng tự nhiên như rau ngót, rau đay, mồng tơi, súp lơ, quả chuối, táo…

Trong chế độ ăn hàng ngày, bạn nên hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa nhiều chất béo không lành mạnh, tránh ăn đồ cay nóng hoặc lạm dụng bia rượu quá mức. Những thứ này đều có thể gây kích thích đường tiêu hóa và làm tăng nặng các triệu chứng của bệnh trĩ.

– Thoa gel nha đam:

Chứa các hoạt chất có khả năng giảm đau, kháng viêm tự nhiên, gel nha đam được tin dùng như một loại thuốc bôi điều trị bệnh trĩ. 

Mỗi ngày, bạn hãy lấy một ít gel nha đam thoa vào hậu môn 2 – 3 lần. Để khoảng 30 phút sau mới rửa lại cho sạch. Áp dụng đều đặn một thời gian để nhanh thấy được kết quả.

Những mẹo trị bệnh trĩ tại nhà nhìn chung đều tương đối dễ thực hiện, khá an toàn, có thể áp dụng cho nhiều lứa tuổi. Tuy nhiên, các mẹo tự nhiên này lại cho hiệu quả tương đối chậm và chỉ thích hợp với người bị trĩ nhẹ. Nếu áp dụng khi bị trĩ nặng thì chỉ giúp hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng bệnh. Để thấy được hiệu quả đòi hỏi bạn phải kiên trì áp dụng đều đặn mỗi ngày trong một thời gian dài, ít nhất là vài tháng. 

2. Điều trị bệnh trĩ bằng thuốc tây

Điều trị nội khoa bằng thuốc tây là phương pháp điều trị bệnh trĩ đang được áp dụng chủ yếu tại bệnh viện cho những người bị trĩ ở mức độ 1, 2 hoặc 3. Đôi khi, các trường hợp bị trĩ độ 4 cũng được sử dụng thuốc để làm giảm các dấu hiệu khó chịu của bệnh trong thời gian chờ đợi làm phẫu thuật.

Lời khuyên để người bệnh chữa dứt điểm bệnh trĩ nhanh chóng là khi thấy có triệu chứng, cần đi thăm khám sớm để Bác sĩ kê đơn thuốc. Việc áp dụng cả tây y và dân gian sẽ giúp bạn khỏi bệnh nhanh hơn. 

Dưới đây là một số loại thuốc mà Bác sĩ thường kê đơn trong điều trị bệnh trĩ:

Thuốc nhuận tràng, làm mềm phân:

Trường hợp bị trĩ có biểu hiện táo bón thường xuyên sẽ dược bác sĩ chỉ định dùng thuốc nhuận tràng. Nhóm thuốc này hoạt động bằng cách giữ nước trong ruột, làm mềm phân, tạo khối cho phân và kích thích nhu động ruột cho bóp để quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh chóng hơn.

Việc đi ngoài đều đặn sẽ giúp giảm thiểu được đáng kể các triệu chứng của bệnh trĩ và góp phần kiểm soát không để bệnh tiếp tục tiến triển sang các giai đoạn nặng hơn.

Một số loại thuốc nhuận tràng thường được sử dụng trong điều trị bệnh trĩ như Forlax, Duphalac, Sorbitol… Những thuốc này giúp người bệnh đi ngoài dễ dàng hơn nhưng có thể gây ra một số tác dụng phụ như tiêu chảy, đau đầu, mệt mỏi. Vì vậy, bạn không nên lạm dụng kéo dài.

– Thuốc điều trị tại chỗ:

Bao gồm các loại kem bôi, thuốc mỡ hay thuốc đặt trực tràng có chứa hoạt chất kháng viêm, giảm đau tự nhiên. Một số loại thuốc còn giúp làm mát và hoạt động như một chất bôi trơn hậu môn giúp phân được đào thải ra ngoài dễ dàng hơn. 

thuốc chữa bệnh trĩ
Một số loại kem bôi được sử dụng để điều trị triệu chứng do bệnh trĩ gây ra

Thuốc có tác dụng tại chỗ nên hạn chế được nguy cơ gặp tác dụng phụ cho người mặc. Mặc dù vậy bạn cũng nên thận trọng dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và đạt được hiệu quả cao khi điều trị bệnh.

– Thuốc giảm đau:

Nếu bệnh trĩ gây đau nhiều, bạn có thể sử dụng các thuốc giảm đau theo toa hoặc thuốc không kê đơn như Acetaminophen, Naproxen hay Ibuprofen. Các thuốc này thường được chỉ định trong vài ngày. Bạn không nên sử dụng kéo dài bởi lạm dụng thuốc giảm đau quá mức có thể gây viêm loét dạ dày, suy thận và ảnh hưởng đến chức năng gan.

– Các thuốc khác:

Một số loại thuốc khác cũng có thể được chỉ định cho người bị trĩ như:

  • Thuốc corticoid
  • Thuốc co mạch
  • Thuốc làm bền thành mạch ở hậu môn, trực tràng
  • Thuốc kháng sinh cho các trường hợp bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng hậu môn
  • Thuốc giảm ngứa
  • Thuốc kháng nấm…

Các loại thuốc tây có thể giúp nhanh chóng cắt đứt các triệu chứng bệnh trĩ. Tuy vậy, việc sử dụng thuốc tân dược lại tiềm ẩn không ít tác dụng phụ. Bạn chỉ nên dùng thuốc khi được bác sĩ chỉ định.

3. Cách chữa bệnh trĩ bằng thuốc Đông y

Đông y sử dụng các bài thuốc từ thảo dược tự nhiên để điều trị bệnh trĩ. Thuốc có thể được bào chế dưới dạng uống, xông hơi, rửa ngoài, bôi hoặc ngâm hậu môn. Dưới đây là một số bài thuốc y học cổ truyền có tác dụng điều trị dứt điểm bệnh trĩ hiện nay.

  • Bài thuốc số 1:

Tam lăng 40 gram, tam thất 10 gram, chỉ thực 40 gram, hoa hòe 50 gram, chỉ thực 40 gram. Mỗi ngày lấy 1 thang sắc kỹ chia uống 3 lần.

  • Bài thuốc số 2: 

Chuẩn bị 40 gram nhân hạt gấc và một ít giấm gạo. Giã nát hạt gấc rồi thêm lượng rượu vừa đủ vào tạo thành hỗn hợp hơi sền sệt. Xào nóng thuốc, bọc vào trong một miếng vải sạch và đắp bên ngoài hậu môn mỗi ngày 2 – 3 lần. Dùng cho các trường hợp bị trĩ ngoại hoặc trĩ nội có búi trĩ bị sa ra ngoài.

chữa bệnh trĩ bằng thuốc đông y
Thuốc chữa bệnh trĩ trong đông y khá an toàn nhưng cho hiệu quả chậm
  • Bài thuốc số 3: 

Dùng 20 gram lá móng, 10 gram binh lang, 30 gram lá tía tô, 20 gram hoàng bá, 20 gram sa hoàng. Các vị trên đem sắc lấy nước đặc, sau khi đi ngoài xong lấy ngâm rửa hậu môn trong 15 phút.

  • Bài thuốc số 4:

Dùng thang thuốc gồm 12 gram xích thực, 20 gram sinh địa, 12 gram kinh giới, 12 gram hoa hòe, 12 gram hoàng cầm, 12 gram địa du. Để chữa bệnh trĩ, sắc uống đều đặn mỗi ngày 1 thang. 

  • Bài thuốc số 5: 

Chuẩn bị 40 gram xà sàng tử, 40 gram cam thảo. Cả hai tán thành bột mịn trộn đều với nhau. Dùng bột thuốc pha với nước ấm uống hàng ngày, mỗi lần 9g.

Kết hợp uống thuốc với xông rửa hậu môn bằng nước nấu từ xà sàng tử để bệnh trĩ nhanh chóng thuyên giảm.

Các bài thuốc chữa bệnh trĩ từ Đông y có nguồn gốc là thảo dược tự nhiên nên hầu như không gây tác dụng phụ nếu sử dụng đúng theo hướng dẫn của thầy thuốc. Do tác dụng đến từ từ nên thuốc Đông y không thích hợp cho người bị trĩ ở mức độ nặng và cần phải hợp cơ địa mới thấy được hiệu quả tốt.

Trước khi dùng thuốc Đông y, người bệnh nên tìm đến các cơ sở y tế chuyên môn để được thầy thuốc bắt mạch, phối hợp các dược liệu và điều chỉnh liều lượng cho phù hợp với tình trạng bệnh của từng đối tượng.

4. Phẫu thuật chữa bệnh trĩ

Phẫu thuật là phương pháp điều trị ngoại khoa được áp dụng cho các trường hợp bị trĩ ở mức độ 3 trở lên, búi trĩ sưng to và sa hẳn ra ngoài hậu môn không thụt lên được hoặc bệnh trĩ huyết khối gây biến chứng tắc nghẹt. 

Khi bạn đã đề bệnh diễn tiến nặng đến mức độ này, thì đây là giải pháp tốt nhất để bạn điều trị dứt điểm.

chữa bệnh trĩ bằng phẫu thuật
Phẫu thuật có thể giúp điều trị khỏi bệnh trĩ nhưng bệnh vẫn có thể tái phát trở lại

Tùy theo loại trĩ và giai đoạn bệnh mà bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định một phương pháp cắt trĩ phù hợp trong số những cách dưới đây:

Phẫu thuật có thể giúp cắt bỏ búi trĩ tận gốc nhưng khá tốn kém. Phương pháp này cũng tiềm ẩn một số biến chứng như mất nhiều máu, nhiễm trùng vết mổ. Sau phẫu thuật, người bệnh cần nghỉ ngơi một thời gian để vết mổ bình phục hoàn toàn.

Bệnh trĩ hoàn toàn có thể được chữa khỏi triệt để nếu lựa chọn được phương pháp điều trị đúng đắn và loại bỏ hết các yếu tố nguy cơ gây bệnh. Hãy trao đổi với bác sĩ để nắm rõ được lợi ích và nguy cơ của mỗi phương pháp điều trị, từ đó lựa chọn một giải pháp tốt nhất cho căn bệnh của bạn.

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Ngày đăng 06:40 - 26/01/2023 - Cập nhật lúc: 14:05 - 06/02/2023
Chia sẻ:
Thăng trĩ Dưỡng huyết thang được nghiên cứu và bào chế bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu về YHCT, từ 100% thành phần thảo dược thiên nhiên. Nhờ cơ chế "tác động kép" có 1 không 2, bài thuốc đã chữa khỏi cho hàng ngàn trường hợp bệnh trĩ khác nhau trên khắp cả nước.
Thuốc nam bôi teo trĩ Thái Dương giá bao nhiêu & Cách sử dụng

Thuốc nam bôi teo trĩ Thái Dương được chiết xuất từ các thành phần thảo dược tự nhiên, có tác…

bệnh trĩ nên ăn gì và kiêng gì Người Bị Bệnh Trĩ Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Nhanh Khỏi Nhất?

Bị bệnh trĩ nên ăn gì và kiêng gì là vấn đề nhiều bệnh thắc mắc bởi thói quen ăn…

Thuốc và cách giảm đau bệnh trĩ nhanh chóng, hiệu quả 2023

Khi búi trĩ sưng to, nó có thể mang đến cảm giác đau đớn khiến bất cứ ai cũng bị…

món ăn chống táo bón để tránh bị trĩ sau sinh MÓN ĂN CHỐNG TÁO BÓN ĐỂ TRÁNH BỊ TRĨ SAU SINH

Tổ chức Chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em thống kê có hơn 72% tỷ lệ phụ nữ…

Tập gym có thể mang đến những tác động tích cực hoặc tiêu cực đến bệnh trĩ Muốn tập GYM khi bị bệnh trĩ không nên bỏ qua bài này

Khi mắc bệnh trĩ, dặn dò của đa số bác sĩ là tránh gây thêm áp lực lên hậu môn.…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua