Bị thủy đậu tắm lá gì tốt? 5 loại lá thường sử dụng

Bệnh thủy đậu có được tắm không?

Nốt thủy đậu đóng vảy đã khỏi chưa, còn lây không?

Bệnh thủy đậu là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Bị bệnh thủy đậu kiêng gì nhanh khỏi, không lo sẹo?

Bị thủy đậu có nằm máy lạnh được không?

Bị thủy đậu tắm lá chè xanh được không?

Thủy đậu mấy ngày hết ngứa? Làm thế nào để giảm ngứa an toàn?

Thủy đậu ngứa không ngủ được nên làm gì hết ngứa?

Thủy đậu tắm lá trầu không có tốt không?

Bệnh thủy đậu có kiêng gió kiêng nằm quạt không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Bác sĩ Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Khoa Da liễuGiám đốc Chuyên môn – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Bệnh thủy đậu có kiêng gió kiêng nằm quạt hay không là câu hỏi mà các chuyên gia thường nhận được từ các bậc phụ huynh có con em mắc bệnh thủy đậu. Vậy câu hỏi này được trả lời thế nào, cùng theo dõi trong bài viết này nhé.

Bệnh thủy đậu không cần kiêng gió kiêng nằm quạt
Bệnh thủy đậu không cần kiêng gió kiêng nằm quạt

Bệnh thủy đậu có kiêng gió kiêng nằm quạt không?

Để trả lời cho câu hỏi này, trước hết chúng ta phải nói sơ về nguyên nhân gây thủy đậu. Thủy đậu là một căn bệnh truyền nhiễm thường gặp, dễ bùng phát vào thời điểm cuối đông đầu xuân ở miền bắc và cuối xuân đầu hè ở miền nam. Bệnh do virus Varicella Zoster gây ra và có thể lây lan nhanh qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc với dịch tiết.

Thông thường, bệnh thủy đậu còn được gọi với những cái tên khác như trái rạ, phỏng rạ, bỏng rạ. Theo quan niệm dân gian, khi mắc phải thủy đậu người bệnh cần phải kiêng khem nhiều thứ như kiêng nước kiêng tắm, kiêng gió kiêng nằm quạt…

Tuy nhiên, theo các bác sĩ, quan niệm bị bệnh thủy đậu kiêng gió kiêng nằm quạt của nhiều cha mẹ hiện nay là hoàn toàn sai lầm. Việc kiêng khem kham khổ, cứng nhắc và không đúng cách chỉ khiến bệnh thêm trầm trọng hơn mà thôi.

Quan niệm kiêng gió khi bị thủy đậu nên hiểu thế nào cho đúng?

Bị thủy đậu không nên kiêng gió, kiêng nằm quạt mà nên ở phòng thoáng mát, tránh bí bách
Bị thủy đậu không nên kiêng gió, kiêng nằm quạt mà nên ở phòng thoáng mát, tránh bí bách

Nên thay đổi cách hiểu về quan niệm kiêng gió, kiêng nước

Thực tế, quan niệm dân gian rằng khi mắc thủy đậu nên kiêng nước, kiêng gió không phải là không có cơ sở. Việc kiêng cữ này nhằm hạn chế người bệnh ra khỏi nhà, tránh tiếp xúc với gió lớn để không nhiễm thêm các bệnh khác do lúc này sức đề kháng của người bệnh rất yếu. Thêm vào đó, người bệnh kiêng nước sẽ tránh được sự vỡ ra của các mụn nước để tránh gây nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, nhiễm hàn ảnh hưởng đến sự hồi phục của cơ thể.

Tuy nhiên, vì kiêng khem ở mức quá nghiêm ngặt nên dẫn đến phản tác dụng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng bệnh. Việc kiêng gió, kiêng nước, kiêng gió ở người bệnh thủy đậu là có. Tuy nhiên, không phải tuyệt đối không đúng đến một giọt nước mà là không nên sử dụng nước quá lạnh quá nóng để tắm rửa. Người bệnh có thể tắm, lau người nhưng phải tắm bằng nước ấm và chỉ tắm trong 5 – 10 phút.

Cũng như vậy, việc kiêng gió thực tế là tránh ra ngoài trời gió lớn chứ không phải là ủ kín người bệnh qua vài lớp quần áo và cho vào phòng kín, không tắm rửa vệ sinh để tránh gió. Thêm vào đó, người bệnh hoàn toàn có thể nằm quạt chứ không nên kiêng quạt, kiêng nằm điều hòa.

Bệnh Thủy đậu kiêng gió, kiêng nằm quạt chuyên gia nói gì?

Theo bác sĩ Lê Hữu Tuấn, người bệnh thủy đậu không nên ra gió và cần được giữ ấm cơ thể vào ngày lạnh. Tuy nhiên, nên nghỉ ngơi tại giường ở nơi thoáng đãng, thoải mái tránh các căn phòng kín, bí bách, ngột ngạt. Nếu mắc thủy đậu vào mùa hè thì nên sử dụng quạt bình thường.Vì khi để người bệnh ở nơi nóng bức không có gió sẽ làm cơ thể ra nhiều mồ hôi dễ gây ra tình trạng viêm nhiễm.

Việc kiêng gió là kiêng gió lớn ngoài trời. Với người bệnh thủy đậu ở thời điểm thời tiết nóng bức thì nên bật quạt để tạo không khí thoáng mát, sạch sẽ. Ngoài ra, để tránh tình trạng nhiễm trùng, nên mặc quần áo rộng rãi, dễ chịu, cần nhớ không nên mặc vải thô ráp, ưu tiên các loại vải mềm tránh cọ xát các mụn mủ. Mặc dù có thể nằm quạt bình thường và không cần kiêng gió nhưng cũng không vì thế mà người bệnh dùng quạt ở công suất lớn hay ra đường trong những lúc gió trời thổi vù vù.

Điều gì xảy ra khi cha mẹ kiêng gió, kiêng nằm quạt cho con?

Trẻ bị bội nhiễm nặng vì cha mẹ cho mặt nhiều quần áo và không cho mở quạt, điều hòa
Trẻ bị bội nhiễm nặng vì cha mẹ cho mặt nhiều quần áo và không cho mở quạt, điều hòa

Nhiều ông bà cha mẹ cho rằng bị thủy đậu thì phải tuyệt đối kiêng gió, kiêng nằm quạt, kiêng nước. Thậm chí có những trường hợp các bà, các mẹ ủ kín bé với nhiều lớp quần áo và cho ở phòng kín để bệnh chóng khỏi.

Thế nhưng thực tế thì vì trời quá nóng, mồ hôi bé đổ nhiều mà không được vệ sinh sạch sẽ dẫn đến các biến chứng viêm da bội nhiễm. Không chỉ vậy, có nhiều trẻ còn gặp phải tình trạng nhiễm trùng huyết, bội nhiễm chỉ vì không giữ cho cơ thể mát mẻ và sạch sẽ.

Có rất nhiều trường hợp cha mẹ đưa con đến cấp cứu trong tình trạng người lở loét, các mụn thủy đậu vỡ loang lổ cả một vùng quần áo, bội nhiễm nặng gây ra các biến chứng viêm não, viêm phổi… Hỏi ra mới biết là do cha mẹ cho con người nhiều quần áo lại không cho dùng quạt khiến trẻ đổ nhiều mồ hôi, người bí bách tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi phát triển.

Những vấn đề người bệnh thủy đậu cần lưu ý

Thủy đậu là một bệnh lành tính, nếu được chăm sóc đúng cách bệnh sẽ tự khỏi sau 2 – 3 tuần. Khi chăm sóc người bệnh thủy đậu cần lưu ý:

  • Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, đồ nếp, đồ tanh và bổ sung các dưỡng chất cần thiết nhất là vitamin A, C và kẽm để nâng cao sức đề kháng.
  • Hạn chế ra ngoài, nên nằm ở phòng riêng thoáng khí, có ánh sáng mặt trời.
  • Nên mặc quần áo rộng, vải mềm, mỏng nhẹ, thay và tắm rửa hằng ngày bằng nước ấm.
  • Tuyệt đối không cào, gãi, cọ xát các mụn nước và không bóc vảy nốt thủy đậu khi chưa khô hoàn toàn.
  • Sử dụng các vật dụng vệ sinh riêng, vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý 0,9%.

Bệnh thủy đậu kiêng gió, kiêng nằm quạt là một quan niệm chưa chính xác và không nên áp dụng để tránh tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng hơn. Việc kiêng khem là cần thiết nhưng không cần quá cứng nhắc, nghiêm trọng hóa vấn đề mà nên tạo tâm lý thoải mái và môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát cho người bệnh.

Có thể bạn quan tâm

 

 

 

Những cách chữa thủy đậu dân gian an toàn, hiệu quả

Những cách chữa thủy đậu dân gian chủ yếu sử dụng các nguyên liệu có sẵn trong vườn như lá…

Khi các nốt thủy đậu khô đi, đóng vảy rồi bong tróc chỉ còn những chấm hồng thì chứng tỏ bạn đã khỏi bệnh thủy đậu

Như thế nào là khỏi bệnh thủy đậu? Các dấu hiệu khỏi bệnh

Các dấu hiệu khỏi bệnh thủy đậu sẽ giúp ta có các biện pháp chăm sóc phù hợp để tránh…

Bệnh thủy đậu ở trẻ em – Cách chăm sóc và điều trị mau khỏi

Bệnh thủy đậu ở trẻ em thường gây ra nhiều phiền phức hơn là các vấn đề sức khỏe nghiêm…

thủy đậu tắm lá khế là một cách giảm ngứa được nhiều người sử dụng

Bị thủy đậu có nên tắm lá khế?

Theo kinh nghiệm dân gian, người bệnh thủy đậu tắm lá khế sẽ giúp cải thiện cải triệu chứng ngứa…

Bệnh thủy đậu nên ăn gì để mau chóng khỏi bệnh là thắc mắc của nhiều người

Bệnh thủy đậu nên ăn gì và kiêng ăn những gì?

Bệnh thủy đậu nên ăn gì, kiêng gì là vấn đề mà bất cứ người bệnh thủy đậu nào cũng…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *