Bệnh thận đái tháo đường là gì? Giải pháp điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Người bệnh đái tháo đường nếu không chú trọng điều trị để kiểm soát tốt chỉ số đường huyết sẽ gây ra hàng loạt các biến chứng như suy giảm thị lực, thần kinh, đột quỵ… Trong đó, bệnh thận đái tháo đường là biến chứng phổ biến, các triệu chứng diễn tiến âm thầm và khi phát hiện là đã ở suy thận giai đoạn cuối rất nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh. 

Bệnh thận đái tháo đường là gì?

Bệnh thận đái tháo đường thực tế là một dạng tổn thương thận thứ phát thuộc nhóm biến chứng mạch máu nhỏ của đái tháo đường và cũng là một trong những biến chứng của bệnh. Những biểu hiện lâm sàng của bệnh là triệu chứng đái tháo đường đi trước, sau một thời gian sẽ xuất hiện triệu chứng bệnh thận. 

Bệnh thận đái tháo đường
Bệnh thận đái tháo đường là một trong những căn bệnh về hệ bài tiết phổ biến hiện nay

Hiện nay, có 2 type đái tháo đường chính, mỗi type sẽ có nguy cơ biến chứng thành bệnh thận đái tháo đường khác nhau gồm: 

  • Đái tháo đường type 1: hay còn được gọi là đái tháo đường phụ thuộc insullin. Bệnh thường xuất hiện ở những người trẻ tuổi và cần có isullin để kiểm soát và điều trị bệnh. Tỷ lệ người bệnh trong giai đoạn này biến chứng thành bệnh thận đái tháo đường là 30 – 35%.
  • Đái tháo đường type 2: hay còn được gọi là đái tháo đường không phụ thuộc insulin. Bệnh thường xuất hiện ở những người trưởng thành và không cần sử dụng insullin để kiểm soát bệnh. Bệnh đái tháo đường trong giai đoạn này cũng chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra căn bệnh thận mạn tính. Có khoảng 10 – 40% tỷ lệ người bệnh đái tháo đường bị biến chứng sang suy thận. Trong đó, hầu hết các trường hợp phát hiện bệnh đái tháo đường type 2 đều có protein niệu

Nguyên nhân gây bệnh thận đái tháo đường

Hằng ngày, con người nạp vào cơ thể một lượng thức ăn rất lớn, trong đó có nhiều thực phẩm chứa đạm và sau quá trình chuyển hóa và hấp thụ sẽ thải ra một lượng chất độc hại. Và hai quả thận chính là cơ quan quan trọng có nhiệm vụ lọc và loại bỏ những chất này ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Tuy nhiên, nếu thận bị yếu thì chức năng này sẽ bị suy giảm hoặc mất đi hoàn toàn khiến các chất cặn thừa độc hại tích tụ do không được đào thải ra khỏi cơ thể. 

Sở dĩ bệnh thận gây ảnh hưởng đến thận là vì bên trong thận có chứa những mạch máu nhỏ li ti để thực hiện nhiệm vụ lọc và thải. Tuy nhiên, khi mắc bệnh đái tháo đường sẽ khiến những mạch máu này bị tổn thương, không còn khả năng làm sạch các mạch máu dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng lọc và thải độc. Đây chính là tình trạng suy giảm chức năng thận hay còn được gọi là bệnh suy thận. 

Viêm đường tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm niệu đạo do vi khuẩn xâm nhập gây ra với các triệu chứng như tiểu rắt, tiểu buốt, đau bụng dưới. Áp dụng các cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà là một trong những phương pháp hỗ trợ điều trị mang lại những dấu hiệu tích cực mà người bệnh có thể sử dụng.
Bệnh thận đái tháo đường
Không kiểm soát tốt chỉ số đường huyết là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh thận đái tháo đường

Chưa dừng lại ở đó, bệnh đái tháo đường còn gây ra những tổn thương nhất định đến hệ thần kinh, ảnh hưởng đến việc đi tiểu tiện, bàng quang luôn trong tình trạng căn ứ nước tiểu và hậu quả là càng làm tăng áp ngược lên thận, từ đó thận càng bị tổn thương nặng nề hơn nữa. 

Ngoài việc kiểm soát lượng đường trong máu kém (chỉ số HbA1c cao) thì những người có tiền sử mắc bệnh cao huyết áp, hút thuốc lá, tiểu đường lâu năm cũng như mắc một số bệnh lý khác như nhiễm khuẩn đường tiết niệu, sỏi thận, tuổi tác cao, ăn nhiều thực phẩm giàu đạm, hút thuốc lá,… cũng là những yếu tố nguy cơ khởi phát bệnh thận đái tháo đường. 

Cơ chế và diễn tiến của bệnh thận đái tháo đường

Như đã biết, bệnh thận đái tháo đường làm tổn thương đến chức năng lọc của cầu thận làm một lượng lớn protein với thành phần chính là albumin trong máu hòa vào nước tiểu. Ở trạng thái bình thường, nước tiểu cũng đã chứa một lượng nhỏ albumin, tuy nhiên khi mắc bệnh thận đái tháo đường có mức đường huyết cao sẽ kéo theo nồng độ albumin sẽ tăng cao.

Bên cạnh đó, khi nồng độ đường trong máu quá cao cũng có thể khiến cho một số protein trong cầu thận liên kết lại với nhau và kích hoạt quá trình tạo sẹo khu trú hay còn được gọi là xơ hóa cầu thận. Tuy nhiên, quá trình này sẽ diễn ra rất lâu và hiếm người mắc phải. 

Bệnh thận đái tháo đường càng diễn tiến nhanh bao nhiêu thì càng làm cho các mô bình thường bị xơ hóa bấy nhiêu. Hậu quả là làm suy giảm hoặc khiến thận mất hoàn toàn chức năng lọc, đặc biệt nghiêm trọng nhất là diễn tiến thành suy thận giai đoạn cuối. Cụ thể, bệnh thận đái tháo đường thường phát triển qua các giai đoạn sau:

Bệnh thận đái tháo đường
Bệnh đái tháo đường làm tổn thương chức năng lọc của cầu thận khiến protein đi vào nước tiểu gây ra các bệnh lý về thận
  • Giai đoạn 1: Lúc này lượng đường huyết trong máu đột ngột tăng cao cũng như tăng lượng máu đến thận khiến thận bị tăng kích thước.
  • Giai đoạn 2: Ở giai đoạn này người bệnh vẫn chưa thấy được triệu chứng nào rõ ràng, nếu có cũng chỉ là những thay đổi nhỏ ở cầu thận. 
  • Giai đoạn 3: Các triệu chứng bắt đầu rõ hơn một chút, nước tiểu có albumin và mức độ bệnh thận đái tháo đường diễn tiến nặng hơn. 
  • Giai đoạn 4: Những triệu chứng lâm sàng được biểu hiện rõ ràng, người bệnh đi tiểu ra đạm, nồng độ albumin trong nước tiểu cao hơn 300mg/ 24 giờ. Đồng thời, kéo theo chức năng lọc và thải của thận bị suy giảm, huyết áp bắt đầu tăng cao. 
  • Giai đoạn 5: Hầu hết những trường hợp phát hiện bệnh đều ở giai đoạn cuối này. Lúc này các triệu chứng nặng nề và điều trị cũng phức tạp hơn. Người bệnh phải tiến hành lọc thận hoặc thay thận mới có thể duy trì sự sống. 

Dấu hiệu nhận biết bệnh thận đái tháo đường

Như đã nói, các triệu chứng của bệnh thận đái tháo đường thường diễn tiến âm thầm trong giai đoạn đầu và bắt đầu bộc phát ở giai đoạn muộn. Vì vậy, rất hiếm trường hợp phát hiện bệnh trong giai đoạn này, ngoại trừ một số trường hợp người bệnh vô tình thực hiện xét nghiệm nước tiểu và phát hiện ra sự hiện diện bất thường của albumin (một loại đạm máu xuất hiện trong nước tiểu do các tổn thương thận) mới có thể phát hiện được bệnh. 

  • Albumin niệu vi lượng: Lượng albumin trong nước tiểu trong giai đoạn này dao động trong mức từ 30 – 300mg/ ngày. Đây cũng chính là một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh thận đái tháo đường. Ở mức không quá cao này, lượng albumin có thể biến mất hoàn toàn nếu được điều trị kịp thời và đúng, giữ ở mức ổn định hoặc ngăn chặn không làm tiến triển đến giai đoạn nặng hơn là albumin niệu đại lượng. 
  • Albumin niệu đại lượng: Lượng albumin được tìm thấy trong nước tiểu khoảng 300mg/ ngày. Đây là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bước vào giai đoạn suy thận, lượng albumin không tự phục hồi về trạng thái cũ và đang dần đạt mức suy thận giai đoạn cuối cực kỳ nguy hiểm. 

Ở giai đoạn muộn, các triệu chứng bắt đầu rõ ràng và tăng dần mức độ hơn. Thông thường, đi trước là các triệu chứng của bệnh tiểu đường và theo sau đó là triệu chứng của bệnh thận. Có thể kể đến như:

Bệnh thận đái tháo đường
Phù nề tứ chi, đau nhức, mệt mỏi, da dẻ xanh xao, tụt đường huyết, đi tiểu nhiều lần… là những triệu chứng của bệnh thận đái tháo đường
  • Phù nề bàn tay, bàn chân, cẳng chân, mặt… kèm theo cảm giác ngứa ngáy
  • Cả người yếu ớt, không có sức, mệt mỏi, da khô
  • Da dẻ xanh xao do thiếu máu, suy giảm trí nhớ, khó tập trung
  • Thường xuyên có cảm giác buồn nôn, nôn ói, chán ăn, sụt cân
  • Huyết áp tăng cao đột ngột
  • Tăng số lần đi tiểu vào ban đêm
  • Dễ bị tụt đường huyết
  • Hội chứng thận hư với biểu hiện toàn thân phù to, tràn dịch màng tim, tràn dịch màng phổi, cổ chướng…

Đây là những triệu chứng điển hình của bệnh thận đái tháo đường, tùy theo từng trường hợp cụ thể, bệnh ở giai đoạn nào, nặng hay nhẹ mà người bệnh có những triệu chứng và tần suất xuất hiện triệu chứng khác nhau. 

Biến chứng của bệnh thận đái tháo đường

Bệnh thận đái tháo đường là một trong những bệnh chuyển hóa đặc trưng bởi sự tăng mức đường glucose trong máu. Khi bệnh diễn tiến đến giai đoạn mạn tính có thể gây ra hàng loạt các rối loạn và biến chứng đến nhiều cơ quan như thần kinh, mắt, não, tim mạch và thận. Cụ thể:

  • Suy thận giai đoạn cuối: Những người mắc bệnh thận đái tháo đường sẽ có lượng albumin niệu đại lượng cao dẫn đến suy thận giai đoạn cuối. Bệnh thường xảy ra ở khoảng 8% bệnh nhân mắc bệnh trong vòng 10 năm. Lúc này, người bệnh sẽ phải thường xuyên lọc máu hoặc thay thận để duy trì sự sống. 
  • Bệnh lý tim mạch: Hầu hết những người mắc bệnh thận đái tháo đường đều có nguy cơ mắc đồng thời bệnh tim mạch như gây mạch máu ngoại biên, nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Bệnh thận càng nặng tiến triển nhanh thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch càng cao. 
  • Tăng huyết áp: Mắc bệnh thận sẽ làm tăng huyết áp nghiêm trọng và ngược lại huyết áp tăng sẽ khiến bệnh thận nặng hơn. Vì vậy, việc điều trị cao huyết áp cũng rất quan trọng trong điều trị đái tháo đường. 

Phương pháp chẩn đoán bệnh thận đái tháo đường

Theo các chuyên gia, sự gia tăng nồng độ albumin trong nước tiểu chính là một trong những dấu hiệu nhận biết và chẩn đoán bệnh thận đái tháo đường. Để làm được điều này, người bệnh sẽ phải thực hiện xét nghiệm nước tiểu để phát hiện và định lượng nồng độ albumin. Đây cũng là biện pháp tầm soát để sớm can thiệp điều trị và phòng ngừa các bệnh lý về thận.

Ngoài ra, một xét nghiệm cũng đem lại hiệu quả không kém là xét nghiệm creatinine máu (và MLTC ước tính) giúp phản ánh tình trạng và chức năng thận. Nếu nồng độ creatinin huyết thanh càng tăng cao thì chức năng thận càng suy giảm, nồng độ này đặc biệt cao ở giai đoạn muộn của bệnh. 

Bệnh thận đái tháo đường
Xét nghiệm albumin nước tiểu và creatinin máu là 2 biện pháp chẩn đoán bệnh thận đái tháo đường phổ biến nhất

Để thực hiện tầm soát và chẩn đoán bệnh thận đái tháo đường, nhân viên y tế sẽ hướng dẫn người bệnh lấy mẫu nước tiểu bất kỳ. Xét nghiệm đầu tiên là thực hiện tổng phân tích bằng que nhúng. Phương pháp này đơn giản, dễ làm và rẻ tiền, tuy nhiên nếu không phát hiện protein niệu, sẽ tiếp tục thực xét nghiệm albumin niệu vi thể trong nước tiểu. Hiện nay, có 3 phương pháp phổ biến được sử dụng để phát hiện albumin niệu vi thể gồm:

  • Xét nghiệm nước tiểu ở một thời điểm bất kỳ: Ưu điểm này có đặc điểm là đơn giản, dễ thực hiện và ít tốn kém. Tuy nhiên, hiệu quả của xét nghiệm này thường không cao nên khi nếu cho kết quả dương tính thì cần xét nghiệm tiếp albumin/ creatinin niệu để chắc chắn hơn. 
  • Xác định chỉ số albumin/ creatinin niệu (ACR): Đây là phương pháp đặc hiệu, được đánh giá cao về hiệu quả vì cho kết quả chuẩn xác nhất để tìm ra albumin niệu vi thể. Mẫu nước tiểu được dùng để xét nghiệm là nước tiểu được lấy từ buổi sáng sớm và nếu chỉ số này nằm trong ngưỡng từ 30 – 300mg/g thì được chẩn đoán là có sự xuất hiện của albumin niệu vi thể (giá trị bình thường là dưới 30mg/g). 
  • Xét nghiệm nước tiểu 24 giờ để tìm albumin niệu vi thể: Sử dụng nước tiểu được thu gom trong vòng 24 giờ. Nếu chỉ số này nằm trong ngưỡng 30 – 300mg thì có thể chẩn đoán albumin niệu vi thể. 

Ngoài ra, tùy theo từng trường hợp khác nhau mà bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh thực hiện chụp X – quang, siêu âm, đo điện tim… để có thêm những cơ sở dữ liệu chẩn đoán bệnh chính xác. 

Các biện pháp điều trị bệnh thận đái tháo đường hiện nay

Có thể thấy, bệnh thận đái tháo đường diễn tiến rất nhanh ở giai đoạn cuối và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm gây hại cho sức khỏe người bệnh. Những biện pháp điều trị bệnh thận đái tháo đường chủ yếu nhằm mục đích làm chậm quá trình diễn tiến đến suy thận và giảm nguy cơ gây ra biến chứng. 

1. Điều trị bệnh thận đái tháo đường bằng thuốc Tây

Sử dụng thuốc Tây là một trong những biện pháp ưu tiên áp dụng hàng đầu và được đánh giá cao về hiệu quả. Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến như:

  • Nhóm thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ARB)

Thuốc ức chế men chuyển angiotensin phát huy tác dụng thông qua cơ chế giảm bớt lượng chất angiotensin – II, đây là một loại chất hóa học tồn tại trong máu và gây ra tình trạng co mạch máu. Do đó, chỉ cần ức chế bớt chất này sẽ giúp làm giãn mạch và hạ huyết áp hiệu quả trong giai đoạn đầu của bệnh. 

Có rất loại và biệt dược của nhóm thuốc này, trong đó loại được sử dụng phổ biến như Losatan hay Lisinopril. Chúng không chỉ có tác dụng hạ áp mà còn giúp bảo vệ tim, thận và làm chậm quá trình diễn tiến của bệnh. 

Bệnh thận đái tháo đường
Tùy theo mức độ nặng nhẹ, triệu chứng bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp với từng trường hợp bệnh nhân
  • Thuốc kháng thụ thể angiotensin – II

Nhóm thuốc kháng thụ thể angiotensin – II (AIIRAs) có cơ chế hoạt động tương tự như thuốc ức chế men chuyển angiotensin. Do đó, thuốc thường được sử dụng phổ biến để thay thế thuốc ức chế men chuyển angiotensin do gây ra tác dụng phụ như ho khan kéo dài. 

Việc sử dụng các loại thuốc ức chế men chuyển sẽ giúp hỗ trợ phục hồi chức năng thận và làm chậm quá trình diễn tiến của bệnh sang suy thận. Người bệnh thận đái tháo đường thường có chỉ số huyết áp rất cao và dễ bị hạ đường huyết. Vì vậy, việc sử dụng các loại thuốc có tác dụng kiểm soát 2 chỉ số này là điều cực kỳ quan trọng nhằm làm chậm diễn tiến của bệnh cũng như giảm thiểu nguy cơ mắc các biến chứng về thận, tim mạch. 

Ngoài ra, tùy theo từng trường hợp bệnh nhất định mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc, điều chỉnh liều thuốc, loại thuốc phù hợp như thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm, thuốc kháng sinh, thuốc làm hạ mức cholesterol…. Thông thường, người bệnh thận đái tháo đường sẽ phải dùng từ 2 – 4 loại thuốc mới có thể kiểm soát huyết áp và đường huyết hiệu quả. 

Lưu ý: Việc sử dụng thuốc trị bệnh thận đái tháo đường cần tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn của bác sĩ vì thận đang bị suy giảm khả năng thanh thải, thuốc không được lọc và đào thải mà tích lũy lại trong máu. Do đó, người bệnh cần thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh tại bệnh viện sớm để tránh gây áp lực cho thận. 

2. Kiểm soát đường huyết và huyết áp 

Theo các chuyên gia, người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát được bệnh thận đái tháo đường thông qua việc ổn định chỉ số đường huyết và huyết áp cùng các yếu tố nguy cơ.

  • Chỉ số đường huyết: luôn giữ mức đường huyết trong mức ổn định và không được vượt ngưỡng cho phép, < 7mmol/l lúc đói và < 10mmol/l sau khi ăn khoảng 2 tiếng. 
  • Chỉ số huyết áp (HA): luôn giữ trong mức ≤ 120/80mmHg là tốt nhất. Các chuyên gia cho biết có 4 cách đơn giản và hiệu quả nhất để kiểm soát huyết áp là giảm cân (nếu bị thừa cân béo phì), ăn nhạt, cai rượu, thuốc lá, chất kích thích và vận động, tập thể dục đều đặn. Trường hợp huyết áp vẫn không hạ thì cần sử dụng kết hợp các loại thuốc huyết áp theo chỉ định của bác sĩ. 

3. Lọc máu hoặc ghép thận

Những người mắc bệnh thận đái tháo đường giai đoạn cuối, chức năng thận bị tổn thương nghiêm trọng và được đánh giá không còn khả năng phục hồi sẽ được chỉ định thực hiện lọc máu liên tục để duy trì sự sống. Bên cạnh đó, nếu có điều kiện và tìm được thận tương thích, người bệnh sẽ được ghép thận mới để thoát khỏi căn bệnh này

Mặc dù cả hai phương pháp này đều đem lại hiệu quả nhất định nhưng lại rất tốn kém do chi phí điều trị và phẫu thuật cao. Người bệnh cần hết sức cân nhắc về tình trạng sức khỏe và yếu tố tài chính để quyết định có nên thực hiện hay không. 

Bệnh thận đái tháo đường
Lọc máu là biện pháp dành cho những người bị bệnh thận đái tháo đường nặng nhằm kéo dài sự sống

Chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý cho người bệnh thận đái tháo đường 

Dù mắc bệnh thận đái tháo đường trong giai đoạn nào đi chăng nữa thì việc duy trì thực hiện một chế độ dinh dưỡng khoa học là điều cực kỳ quan trọng trong điều trị bệnh. Người bệnh thận đái tháo đường cần lưu ý ăn uống sau đây:

  • Thực hiện một chế độ ăn ít đạm từ động vật, thay vào đó là các loại rau củ quả, trái cây, ngũ cốc nguyên cám là tốt nhất. Lượng đạm mà người bệnh thận đái tháo đường nạp vào cơ thể phải trong giới hạn < 0.8g/ mỗi kg cân nặng. 
  • Hạn chế nêm nếm nhiều gia vị, đặc biệt là muối vào trong thức ăn vì ăn mặn sẽ dễ làm tăng huyết áp, khiến cho bệnh thận diễn tiến nghiêm trọng hơn. 
  • Tránh sử dụng các loại chất béo và cholesterol từ động vật vì sẽ càng làm nặng thêm triệu chứng bệnh. 
  • Uống nhiều nước mỗi ngày, ít nhất là 2 lít để hỗ trợ các cơ quan nội tạng trong cơ thể hoạt động dễ dàng. 

Bên cạnh ăn uống đủ chất, người bệnh cũng cần thực hiện:

  • Vận động, tập thể dục hằng ngày tùy theo thể trạng sức khỏe như đi bộ, bơi lội, đạp xe, tập yoga… để vừa tăng cường sức khỏe tổng thể vừa nâng cao hệ miễn dịch chống lại mọi bệnh tật. 
  • Cân đối thời gian nghỉ ngơi và làm việc, không thức khuya, ngủ trước 22 giờ để tránh gây áp lực lên chức năng thận. 
  • Thường xuyên thăm khám định kỳ tại bệnh viện để theo dõi tình trạng bệnh cũng như có hướng xử lý kịp thời nếu xảy ra bất kỳ vấn đề gì. 
Bệnh thận đái tháo đường
Người bệnh thận đái tháo đường cần tuân thủ các nguyên tắc giảm cân – ăn nhạt – tránh chất kích thích – tập thể dục để phòng ngừa tái phát

Bệnh thận đái tháo đường là một căn bệnh rất nguy hiểm đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, căn bệnh này hoàn toàn có thể điều trị và phòng ngừa tái phát nếu người bệnh thực hiện tốt các cách kiểm soát huyết áp và đường huyết. Tùy theo giai đoạn của bệnh ngay tại thời điểm phát hiện mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất. 

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 15:55 - 14/01/2023 - Cập nhật lúc: 13:09 - 08/02/2023
Chia sẻ:
Protein niệu trong viêm cầu thận cấp Protein niệu trong viêm cầu thận cấp – Điều cần biết
Protein niệu trong viêm cầu thận cấp là tình trạng xuất hiện protein trong nước tiểu và là một trong những dấu hiệu của bệnh viêm cầu thận cấp. Kèm…
Mổ sỏi thận bao nhiêu tiền? (Bảng chi phí mới nhất 2020) Mổ sỏi thận bao nhiêu tiền? (Bảng chi phí mới nhất)

Đối với những trường hợp sỏi có kích thước quá lớn, có nguy cơ biến chứng thì bệnh nhân sẽ…

đi tiểu không hết Đi tiểu không hết là bệnh gì, làm sao khắc phục?

Đi tiểu không hết là vấn đề tương đối phổ biến có thể đi kèm với nhiều triệu chứng khác.…

Chứng tiểu đêm ở người già – Mẹo trị dân gian và thuốc

Tiểu đêm ở người già là hiện tượng phổ biến, có thể là do sự suy giảm chức năng thận,…

Thực hư cách chữa sỏi thận bằng nước dừa

Từ lâu, nước dừa đã được dân gian sử dụng như một phương thuốc trị sỏi thận tự nhiên. Cách…

Các thuốc trị sỏi thận tốt nhất 2020 và lưu ý khi dùng Các thuốc trị sỏi thận tốt nhất và lưu ý khi dùng

Các thuốc trị sỏi thận thường được điều chế từ thành phần hóa dược tổng hợp. Tác dụng chính của…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Từng sử dụng rất nhiều biện pháp loại bỏ sỏi nhưng không thành công, ông chú U50 đã loại bỏ hoàn toàn viên sỏi 20mm chỉ sau 1 liệu trình- KHÔNG CẦN PHẪU THUẬT. Xem Ngay!
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua