Suy thận khiến người bệnh bị đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, tiểu nhiều về đêm, sụt cân, đau lưng,… Vậy bệnh suy thận có nguy hiểm không? Cùng lắng nghe ThS.BS Huỳnh Ngọc Phương Thảo (Khoa Nội thận – Bệnh viện Chợ Rẫy) giải thích về vấn đề này.

Bệnh suy thận có nguy hiểm không?
Theo BS. Phương Thảo, suy thận là bệnh lý rất nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng phức tạp nếu không được kiểm soát kịp thời. Một khi chức năng thận suy yếu sẽ khiến cho các chất thải như ammoniac, urê, creatinine,… không được thoát ra ngoài. Những chất này ứ động trong máu sẽ gây rối loạn điện giải, tăng huyết áp, giảm hồng huyết cầu,… nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân. Rất nhiều người bệnh bị tử vong do không phát hiện kịp căn bệnh này.
Suy thận gây nguy hiểm tùy thuộc vào từng cấp độ
Mức độ tổn thương do bệnh suy thận gây ra tùy thuộc vào từng cấp độ tiến triển của bệnh. Thông thường, bệnh suy thận sẽ gồm có 4 giai đoạn chính là suy thận cấp độ 1, suy thận cấp độ 2, suy thận cấp độ 3, suy thận cấp độ 4. Ở mỗi cấp độ khác nhau thì khả năng gây nguy hiểm cho người bệnh cũng khác nhau. Ở cấp độ 4, bệnh nhân sẽ đối diện với mức độ nguy hiểm cao nhất.
Suy thận cấp độ 1 là giai đoạn chức năng của thận bị suy giảm nhẹ. Bệnh nhân sẽ gặp phải một số triệu chứng như thiếu máu, mệt mỏi, chán ăn, hoa mắt,… Thông thường, ở giai đoạn này, người bệnh sẽ rất khó nhận biết các triệu chứng. Tuy nhiên, chỉ cần bệnh nhân tiến hành xét nghiệm có chỉ số creatine, urê trong máu cao thì có thể gây nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Suy thận cấp độ 2 có mức lọc cầu thận 60 – 89 ml/phút. Ở giai đoạn này, người bệnh có thể gặp phải biến chứng là mắc bệnh tim mạch, nặng hơn có thể tử vong do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi lượng kali trong máu của bệnh nhân bị tăng đột biến sẽ gây nguy hiểm có tim, khiến tim ngừng đập và người bệnh có thể đột quỵ bất cứ lúc nào.
Suy thận cấp độ 3 gây tổn thương nghiêm trọng đến chức năng của thận khoảng 80%, mức độ lọc ở tiểu cầu thận giảm còn 10 – 15 ml/giờ. Lúc này, thận sẽ không thể duy trì chức năng như bình thường. Để duy trì sự sống, người bệnh bắt buộc phải tiến hành lọc máu. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể gặp phải một số biến chứng như thiếu máu, tăng huyết áp, loãng xương, sưng phù tay chân,…
Suy thận cấp độ 4 gây tổn thương đến 90% chức năng của thận. Mức độ lọc thận sẽ giảm nhanh còn 15 – 29 ml/phút. Người bệnh đứng trước nguy cơ tử vong cao. Đồng thời, bệnh nhân sẽ đứng trước các biến chứng nguy hiểm như tăng huyết áp, tiểu đường, suy tim, đau bụng dưới bên phải, đau bụng phía bên trái, phù phổi, phù não,… Ở giai đoạn suy thận cấp độ 4, bệnh nhân bắt buộc phải ghép thận, chạy thận và lọc máu mới có thể kéo dài sự sống.
Suy thận khiến người bệnh tử vong cao
Theo thống kê, ước tính trên thế giới có đến 500 triệu người mắc các triệu chứng liên quan đến suy thận, khoảng 3 triệu người vẫn đang sống nhờ phương pháp lọc máu, ghép thận. Tại Việt Nam, có khoảng 5 triệu người suy thận và 8.000 ca mắc bệnh mới, 800 người (chiếm 0,1% dân số) bị suy thận giai đoạn cuối đang cần lọc máu.

Khi mắc bệnh suy thận, người bệnh sẽ rất dễ đối diện với tình trạng tử vong bất cứ lúc nào bởi tim bị chèn ép, tràn dịch màng tim, tăng huyết áp, suy nhược cơ thể trong thời gian dài,… Bên cạnh đó, lượng natri và canxi trong máu bị giảm đột ngột sẽ khiến lượng kali tăng nhanh gây rối loạn nhịp thở, hôn mê, co giật, xuất huyết nhanh chóng.
Ngoài một số triệu chứng như suy nhược cơ thể, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn,… bệnh nhân sẽ đối diện với nguy cơ tử vong cao. Tất cả mọi sinh hoạt của bệnh nhân sẽ thay đổi hoàn toàn để đáp ứng được việc chữa trị bệnh. Thực tế, có hơn 50% bệnh nhân chạy thận bị tử vong sau quá trình lọc máu dưới 5 năm. Những người có thể sống 10 năm trở lên chỉ chiếm khoảng 10 – 20 % trên tổng số người bệnh chạy thận theo chu kỳ.
Suy thận – “Kẻ giết người thầm lặng” đang tấn công giới trẻ
Hiện nay, rất nhiều bệnh nhân trẻ tuổi mắc bệnh suy thận phát hiện bệnh khi bệnh đã ở giai đoạn cuối. Vốn dĩ suy thận là “kẻ giết người thầm lặng” bởi ở giai đoạn đầu, hầu hết mọi người đều không phát hiện được các triệu chứng nguy hiểm của căn bệnh này. Chỉ đến khi bệnh có những dấu hiệu bất thường mới tiến hành thăm khám, điều trị.
Nếu cách đây 10 năm, bệnh nhân mắc bệnh suy thận chỉ là những người mắc bệnh đái tháo đường, thừa cân, béo phì, viêm cầu thận, thận đa nang,… thì ngày nay, người trẻ tuổi chính là đối tượng rất dễ mắc bệnh. Theo thống kê, tỉ lệ mắc bệnh ở người trẻ tăng từ 8% lên đến 14%. Đây là con số đáng báo động, khiến không ít người vô cùng lo lắng.

Anh Huỳnh Văn Ninh (Đông Anh, Hà Nội) là một trong những người trẻ phải chạy thận ở độ tuổi 20. Tại bệnh viện Bạch Mai, anh Ninh cho biết: “ Tôi đã chạy thận ở Khoa Thận nhân tạo ở bệnh viện 3 năm. Khi thấy cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt, phù chân tay, tôi đã tiến hành thăm khám thì biết mình mắc bệnh suy thận độ 4. Cũng từ đó, tôi phải gắn liền với máy chạy thận trong suốt quãng đời còn lại của mình.”
Chị Đỗ Thị Thoa (34 tuổi, Hải Phòng) cũng là một trong những bệnh nhân mắc bệnh suy thận, phải sống nhờ đến máy chận thận trong 1 năm nay. Vì cân nặng quá khổ sau khi sinh con, chị đã tự ý mua thuốc được quảng cáo trên mạng uống. Tuy nhiên, thuốc gây biến chứng và khiến chị mắc phải bệnh suy thận, không thể phục hồi sức khỏe.
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến người trẻ tuổi mắc bệnh suy thận. Tuy nhiên, dù chủ quan hay khách quan thì bệnh lý này cũng gây ra hàng loạt các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Do đó, giới trẻ cần phải thận trọng, chủ động phòng ngừa căn bệnh này. Chú ý đến chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, luyện tập thể dục thể thao sẽ có tác động tích cực cho sức khỏe của mọi người.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về thắc mắc: Bệnh suy thận có nguy hiểm không? Với những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường, tim mạch, tăng huyết áp, gút,… nên kiểm soát bệnh, tránh gây biến chứng suy thận. Ngoài ra, người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc mà không có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, khiến bệnh càng nặng hơn.
→ Có thể bạn quan tâm:
TIN NÊN ĐỌC
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!