Bệnh sùi mào gà có tự khỏi được không? [Hỏi – Đáp]

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Hàng loạt bệnh nhân mắc bệnh sùi mào gà khiến cho âm đạo bị ngứa ngáy, nổi những bông hoa như súp lơ, chảy máu khi quan hệ,… Vậy bệnh sùi mào gà có tự khỏi không? Cùng lắng nghe bác sĩ Huỳnh Thị Thúy Nga (Chuyên khoa Da liễu, Bệnh viện Nhân dân 115) giải đáp về vấn đề này.

Bệnh sùi mào gà có tự khỏi được không?
Sùi mào gà ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.

Bệnh sùi mào gà có tự hết không?

Sùi mào gà là bệnh lý lây truyền qua đường tình dục. Đây là căn bệnh do virus Human Papiloma Virus (HPV) gây ra và khiến bệnh nhân phải đối diện với hàng loạt các biến chứng nguy hiểm. Khi mắc bệnh sùi mào gà, bệnh nhân sẽ bị nổi những nốt sẩn đỏ màu hồng nhạt ở âm đạo, lở loét miệng,… Nhìn bên ngoài, những nốt sần giống như súp lơ, ban đầu chỉ là những nốt mụn nhỏ, về sau tiến triển thành từng đám lớn.

Thực tế, sùi mào gà là bệnh lý không thể tự khỏi mà phải áp dụng các phương pháp chữa trị khác nhau. Tuy nhiên, những cách chữa trị này không thể điều trị bệnh khỏi hoàn toàn. Nếu mắc phải căn bệnh sùi mào gà, bệnh nhân phải sống chung với bệnh trong khoảng thời gian dài, bởi hiện nay vẫn chưa có bất cứ loại thuốc nào chữa trị dứt điểm bệnh. Nếu người bệnh cảm thấy bị ngứa ngáy thường xuyên và nổi nhiều mụn ở âm đạo thì phải nhanh chóng tiến hành thăm khám sớm.

Ngoài nguyên nhân do virus HPV gây ra, bệnh sùi mào gà còn lây truyền từ mẹ sang con, tiếp xúc với các vết thương hở của người bệnh. Thông thường, bệnh sùi mào gà sẽ ủ bệnh trong khoảng 2 – 9 tháng (tức là từ khoảng thời gian quan hệ tình dục cho đến khi các nốt sùi xuất hiện). Giai đoạn ủ bệnh còn tùy thuộc rất nhiều vào cơ địa của mỗi người.

Trong quá trình sùi mào gà phát triển, người bệnh có thể dễ dàng lây lan sang cho bạn tình của mình nếu không có biện pháp an toàn. Bên cạnh đó, virus HPV có khả năng sống lâu trong môi trường âm đạo và khó có thể tiêu diệt. Chính vì vậy, việc sử dụng thuốc đặc trị sẽ không tiêu diệt được tận gốc virus gây bệnh. Hơn nữa, sử dụng thuốc trong thời gian dài sẽ gây ra hiện tượng nhờn thuốc và tạo điều kiện khiến cho virus phát triển nhanh chóng hơn.

Hiện nay, nhiều người đã sử dụng phương pháp đốt các sang thương bằng tia laser CO2 hay đốt điện nốt sùi mào gà. Tuy nhiên, những cách chữa trị này chỉ có thể tác động trực tiếp lên các bề mặt, niêm mạc da, tiêu diệt các nốt sùi chứ không thể loại bỏ hoàn toàn virus gây bệnh. Sau khi đốt các nốt sùi, người bệnh cần phải tiếp tục theo dõi trong 8 tháng mới biết được bệnh có cải thiện hay không. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần phải thực hiện theo đúng các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Ngoài ra, bệnh nhân bị sùi mào gà có thể sử dụng dung dịch podophyllotoxine 20 – 25%, dung dịch trichloactic acid để chấm vào vùng mào gà ở âm hộ, âm đạo. Tuy  nhiên, phương pháp này không được áp dụng nhiều vì không thể kiểm soát được mức độ tổn thương do vết viêm loét ở niêm mạc gây ra. Đồng thời, không phải bệnh nhân nào cũng có thể áp dụng cách chữa trị này. Nếu thực hiện không đúng, người bệnh có thể bị ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản.

Bệnh nhân nên làm gì khi mắc bệnh sùi mào gà?

Nếu nhận thấy bản thân mắc bệnh sùi mào gà, người bệnh nên chủ động tiến hành thăm khám điều trị sớm. Mặc dù bệnh lý này không chỉ chữa trị hỏi hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát bệnh phát triển. Do đó, người bệnh không nên chủ quan, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Sau khi khám bệnh, tùy thuộc vào tình trạng tổn thương, bác sĩ sẽ có phương pháp chữa trị thích hợp nhất để tránh các biến chứng phức tạp do bệnh gây ra.

Bệnh sùi mào gà có tự khỏi được không?
Người bệnh sùi mào gà cần phải vệ sinh vùng kín sạch sẽ

Song song với việc điều trị bệnh của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cần phải chú ý một số vấn đề sau để bệnh sùi mào gà được kiểm soát tốt nhất.

  • Vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ bằng nước và xà phòng để tránh tình trạng viêm nhiễm nặng hơn
  • Tuyệt đối không được quan hệ tình dục khi mắc bệnh sùi mào gà để tránh lây lan và các tổn thương do bệnh gây ra.
  • Khi có dấu hiệu mất máu do bệnh sùi mào gà gây ra, người bệnh nên báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa.
  • Tuyệt đối không được tùy tiện sử dụng thuốc điều trị mà không được bác sĩ chỉ định
  • Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, bổ sung các dưỡng chất để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
  • Không nên lo lắng, căng thẳng quá mức gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình điều trị bệnh
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để giúp bệnh nhanh chóng khỏi

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp người bệnh giải đáp được thắc mắc: Bệnh sùi mào gà có tự khỏi được không? Với bệnh lý này, việc chủ động phòng ngừa bệnh là rất cần thiết. Vốn dĩ đây là căn bệnh rất dễ lây lan nên mọi người cần phải thận trọng. Việc tiến hành tiêm vacxin chống virus sùi mào gà là rất cần thiết.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 13:26 - 08/06/2023 - Cập nhật lúc: 14:38 - 09/06/2023
Chia sẻ:
Các loại thuốc chữa bệnh sùi mào gà
Các loại thuốc chữa bệnh sùi mào gà bao gồm Trichloactic acid, Podophylline 20 - 25%, Sinecatechin (Veregen) 0,15%,... và…
Thời gian ủ bệnh của sùi mào gà là bao lâu mới phát?
Sùi mào gà là một trong những căn bệnh xã hội nguy hiểm, có tốc độ lây lan cao, mặc…
Sùi mào gà có thể điều trị được nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách, kịp thời. Bệnh sùi mào gà có thể chữa khỏi hẳn được không?
Bệnh sùi mào gà có thể chữa khỏi nếu người bệnh phát hiện và điều trị sớm, điều trị đúng…
Virus HPV gây bệnh sùi mào gà sống bao lâu ngoài không khí?
HPV là loại virus có khả năng gây mụn rộp, mụn cóc sinh dục và ung thư. Với hơn 120…
Môi là một trong những vùng dễ mắc sùi mào gà Sùi mào gà ở môi – Cách nhận biết và phương pháp điều trị

Sùi mào gà là một trong những bệnh xã hội có tốc độ lan truyền chóng mặt, có thể xảy…

Sùi mào gà sau khi đốt vẫn có nguy cơ tái phát Đốt sùi mào gà là gì, có đau không, hết bao nhiêu tiền?

Sùi mào gà là một trong những căn bệnh nguy hiểm lây truyền qua đường tình dục với tốc độ…

Sùi mào gà ở miệng – Hình ảnh, biểu hiện nhận biết và điều trị

Sùi mào gà ở miệng là căn bệnh lây nhiễm chủ yếu qua đường quan hệ tình dục bằng miệng.…

Dấu hiệu sùi mào gà ở họng và phương pháp chữa trị

Sùi mào gà ở họng thường phổ biến ở những người quan hệ tình dục bằng miệng hoặc tiếp xúc…

Sùi mào gà ở mắt có nguy hiểm không, làm sao trị?

Sùi mào gà ở mắt là vị trí khá hiếm gặp và chủ yếu xảy ra ở nữ giới. Theo…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua