Bệnh Trĩ Ngoại

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Bệnh trĩ ngoại biểu hiện rõ bất thường bên ngoài hậu môn, có thể quan sát bằng mắt thường. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp bị nhầm lẫn với tình trạng sa búi trĩ trĩ nội giai đoạn nặng. Chủ động thăm khám nếu phát hiện hậu môn xuất hiện biểu hiện lạ để được tư vấn điều trị sớm.

Tổng quan

Bệnh trĩ ngoại là hiện tượng phình giãn tĩnh mạch phía dưới đường giản lược dẫn đến tồn đọng máu tạo các búi trĩ nằm bên ngoài ống hậu môn. Đây là một trong các dạng trĩ nhiều người đang gặp phải hiện nay.

Bệnh trĩ ngoại
Trĩ ngoại là hiện tượng búi trĩ hình thành bên ngoài ống hậu môn gây khó khăn cho người bệnh trong sinh hoạt, đời sống hàng ngày

Bệnh trĩ ngoại có dấu hiệu nhận biết rõ ràng do búi trĩ xuất hiện bên ngoài ống hậu môn. Tuy nhiên trong một số trường hợp bị nhầm lẫn với sa búi trĩ nội. Cần xác định dạng bệnh trĩ đang gặp phải để có cách khắc phục, điều trị phù hợp.

Tương tự như các trường hợp bệnh trĩ khác, trĩ ngoại cũng diễn biến theo 4 giai đoạn chính từ nhẹ đến nặng nề. Cụ thể:

  • Trĩ ngoại độ 1: Hiện tượng phình giãn tĩnh mạch xuất hiện khiến búi trĩ hình thành. Tuy nhiên giai đoạn này búi trĩ khá nhỏ, người bệnh chưa phát hiện bất thường. Đôi khi đi đại tiện người bệnh cảm thấy đau nhẹ, có máu lẫn vào trong phân nhưng không thường xuyên.
  • Trĩ ngoại độ 2: Búi trĩ phát triển kích thước lớn hơn, sa ra ngoài khi người bệnh đi đại tiện sau đó co lại vị trí ban đầu.
  • Trĩ ngoại độ 3: Búi trĩ phát triển kích thước lớn, cơn đau tăng dần. Khi bệnh nhân đi đại tiện búi trĩ lòi ra, kèm theo đau rát khó chịu.
  • Trĩ ngoại độ 4: Sa búi trĩ ngoại khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong sinh hoạt đời sống. Lúc này kích thước búi trĩ lớn, không thể đẩy vào hậu môn như những giai đoạn trước.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Bệnh trĩ ngoại hình thành do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Trong đó có thể kể đến như:

  • Thói quen sinh hoạt không đảm bảo, ngồi, đứng một chỗ suốt thời gian dài.
  • Trĩ hình thành do táo bón lâu ngày, phân bị cứng khô khi rặn mạnh đại tiện làm tổn thương ống hậu môn, tăng áp lực tĩnh mạch.
  • Thói quen ăn uống không khoa học, ăn quá nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ, uống bia rượu,... Trong khi đó cơ thể không được nạp đủ chất xơ, đủ nước khiến việc đại tiện trở nên khó khăn.
  • Một số trường hợp trĩ ngoại hình thành do các vấn đề tiêu hóa khác ảnh hưởng.
  • Trĩ xảy ra ở phụ nữ mang thai, cơ địa yếu, rối loạn nội tiết khiến tiêu hóa kém, dễ bị táo bón lâu ngày gây trĩ nội, trĩ ngoại.

Triệu chứng và chẩn đoán

Bệnh trĩ ngoại hình thành các búi trĩ nằm ngoài ống hậu môn. So với trĩ nội, trĩ ngoại dễ dàng nhận diện hơn. Bệnh nhân có thể cảm nhận thấy bất thường, quan sát sự hình thành búi trĩ ở hậu môn. Đến gặp bác sĩ để thăm khám, kiểm tra sớm nếu phát hiện các biểu hiện bất thường sau đây:

Triệu chứng trĩ ngoại
Giai đoạn khởi phát trĩ ngoại ít triệu chứng, tuy nhiên sẽ dần nặng nề hơn nếu không được kiểm soát

  • Đau rát hậu môn: Cơn đau hình thành từ giai đoạn khởi phát, tuy nhiên khi đó bệnh nhân thường chủ quan, không khám chữa sớm. Lâu dần mức độ đau rát hậu môn càng trở nên nghiêm trọng hơn. Đặc biệt bệnh nhân sẽ cảm thấy đau dữ dội khi đi vệ sinh, khi ngồi một chỗ quá lâu.
  • Chảy máu hậu môn: Đây là triệu chứng thường gặp ở người mắc bệnh trĩ. Khi nhận thấy biểu hiện này cho thấy bệnh trĩ đã chuyển biến giai đoạn nghiêm trọng. Cần đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán, điều trị khắc phục.
  • Sa búi trĩ khi đi đại tiện: Búi trĩ ngoại nằm ngoài ống hậu môn, khi rặn mạnh có thể sa ra ngoài. Nhất là trường hợp bệnh nhân bệnh trĩ từ cấp độ 2 trở lên. Từ giai đoạn nặng trở đi, búi trĩ sa dễ dàng, thậm chí sa ra ngoài khi bệnh nhân đi lại, vận động.

Người bệnh trĩ gặp phải các triệu chứng khó chịu ở hậu môn khiến việc sinh hoạt, làm việc gặp nhiều khó khăn. Đừng nên chủ quan nếu bạn nhận thấy hậu môn có biểu hiện bất thường. Hãy chủ động đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ khắc phục sớm.

Ngoài các biện pháp chẩn đoán lâm sàng, kiểm tra biểu hiện hậu môn, triệu chứng bệnh nhân gặp phải, bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm cần thiết khác. Chẳng hạn:

  • Phương pháp nội soi trực tràng
  • Phương pháp nội soi ruột kết
  • Phương pháp nội soi Sigmoidoscopy

Các biện pháp xét nghiệm nhằm giúp bác sĩ phân biệt trĩ với các bệnh lý khác. Việc thăm khám chuyên sâu giúp xác định bệnh lý bệnh nhân đang gặp phải, sau đó chỉ định phác đồ điều trị tương ứng với mỗi trường hợp.

Biến chứng và tiên lượng

Bệnh trĩ ngoại nếu không được điều trị trị sớm có thể phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm. Theo đó, bệnh nhân có thể gặp phải nhiều vấn đề như:

Biến chứng trĩ ngoại
Búi trĩ to dần có khả năng sa ra ngoài, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh

  • Thiếu máu: Người mắc bệnh trĩ ngoại lâu ngày không chữa trị, búi trĩ to sa ra ngoài làm hậu môn rò rỉ máu. Nhiều trường hợp máu còn bắn thành tia khi sa búi trĩ nặng. Cơ thể mất máu lâu ngày dẫn đến tình trạng thiếu máu. Khi đó bệnh nhân sẽ có các biểu hiện như choáng váng, thường xuyên chóng mặt, đầu óc khó tập trung, năng suất làm việc kém và các vấn đề khác.
  • Tắc mạch: Cục máu đông hình thành bên trong búi trĩ dẫn đến biến chứng nguy hiểm, nhất là trường hợp hoại tử gây đau đớn cho bệnh nhân.
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng, viêm loét: Búi trĩ ngoại nằm ở ngoài ống hậu môn dễ bị tổn thương, rò rỉ máu khiến vi khuẩn tấn công gây nhiễm trùng. Vết lở loét hậu môn càng lớn càng gây đau đớn, dẫn đến hoại tử búi trĩ và nhiều rủi ro khác.

Ngoài các biến chứng đã nêu, bệnh nhân có thể gặp phải nhiều vấn đề nguy hiểm hơn. Trường hợp nhiễm trùng búi trĩ nghiêm trọng có thể gây nhiễm trùng máu. Giai đoạn này người bệnh có tiên lượng xấu, nếu không kiểm soát kịp thời thậm chí còn bị đe dọa sự an toàn tính mạng.

Điều trị

Chỉ định điều trị bệnh trĩ ngoại theo từng trường hợp sau khi có kết quả chẩn đoán. Mỗi mức độ trĩ, dạng trĩ sẽ được hướng dẫn cách điều trị tương ứng. Các giải pháp cho bệnh nhân trĩ ngoại như:

Sử dụng thuốc

  • Thuốc giảm đau không kê đơn: Chỉ định điều trị triệu chứng đau rát hậu môn, các loại như Ibuprofen, Acetaminophen,...
  • Thuốc dạng bôi: Dùng tại chỗ, trực tiếp bôi thuốc lên búi trĩ. Các dạng thông thường như Hydrocortisone, Titanoreine,...
  • Thuốc giảm ngứa: Dạng kem bôi, sử dụng tại chỗ tương tự như các loại kem, thuốc bôi thông dụng khác.
  • Thuốc điều trị kèm theo: Thuốc dạng đặt hậu môn chữa trĩ hỗn hợp, thuốc chống táo bón và thuốc giúp phân mềm dễ đại tiện,...

Phác đồ điều trị với thuốc Tây được chỉ định tương ứng dựa trên kết quả chẩn đoán. Bệnh nhân lưu ý sử dụng thuốc theo phác đồ, tránh lạm dụng hoặc kết hợp thuốc bừa bãi giảm rủi ro gặp tác dụng phụ. Trường hợp nhận thấy biểu hiện lạ trong thời gian dùng thuốc hãy thông tin đến bác sĩ để được hỗ trợ.

Điều trị
Can thiệp ngoại khoa khi tình trạng trĩ ngoại đã quá nặng nề

Điều trị ngoại khoa

Điều trị ngoại khoa trường hợp trĩ ngoại diễn biến phức tạp, có dấu hiệu biến chứng. Can thiệp ngoại khoa cho người bệnh không đáp ứng điều trị nội khoa. Tương tự các trường hợp trĩ nặng khác, đối với bệnh nhân trĩ ngoại chỉ định phẫu thuật áp dụng như:

  • Chích xơ búi trĩ, đốt, thắt dây thun
  • Phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ
  • Phương pháp phẫu thuật Longo
  • Phẫu thuật bằng dao Plasma

Sau khi búi trĩ được loại bỏ, bệnh nhân cần chăm sóc vết thương đúng cách, phòng chống nhiễm trùng. Đồng thời người bệnh sẽ được hướng dẫn dùng thuốc và các biện pháp tăng hiệu quả phục hồi hậu môn sớm quay lại đời sống sinh hoạt bình thường.

Điều trị trĩ ngoại cho thai phụ

Phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao, đặc biệt là khi thai nhi phát triển lớn. Trường hợp thai phụ bị trĩ ngoại các biện pháp điều trị sẽ được bác sĩ cân nhắc chỉ định. Kiểm soát trĩ bằng thuốc đặt, thuốc bôi tại chỗ, những dạng thuốc an toàn cho bà bầu.

Đối với phụ nữ mang thai việc điều trị trĩ ngoại bằng giải pháp can thiệp ngoại khoa thường không được áp dụng nhằm đảm bảo an toàn cho bà bầu và thai nhi.

Phòng ngừa

Trĩ ngoại có thể điều trị hiệu quả nếu phát hiện từ giai đoạn sớm. Trường hợp bệnh diễn biến nặng sẽ phát sinh không ít biến chứng ảnh hưởng đời sống, sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh. Bên cạnh điều trị, bạn đọc nên chủ động phòng tránh chứng bệnh này từ sớm:

Phòng ngừa
Ăn uống lành mạnh, điều chỉnh thói quen sinh hoạt phòng bệnh trĩ ngoại

  • Bổ sung đầy đủ chất xơ cho cơ thể, uống đủ nước, ưu tiên ăn hoa quả, trái cây tươi. Hạn chế ăn những thực phẩm cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, tránh lạm dụng đồ uống chứa cồn, thức uống chứa chất kích thích.
  • Không nên ngồi một chỗ quá lâu, nên dành thời gian vận động, tập thể dục để tăng cường lưu thông máu, tránh áp lực lên hậu môn dẫn đến trĩ.
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi ngày, nhất là khu vực vùng kín, hậu môn sau khi đi vệ sinh. Sử dụng dung dịch vệ sinh nhẹ dịu, phù hợp tránh kích ứng.
  • Không nên nhịn đại tiện quá nhiều lần, nếu có nhu cầu nên đi ngay để tránh hiện tượng táo bón, rối loạn đại tiện ảnh hưởng gây trĩ.
  • Thường xuyên theo dõi sức khỏe, nếu phát hiện biểu hiện bất thường nên chủ động đến gặp bác sĩ để khám và chữa trị sớm.

Những câu hỏi quan trọng khi gặp bác sĩ

1. Nên dùng thuốc bôi hay thuốc uống trị trĩ ngoại hiệu quả hơn?

2. Nếu không điều trị bệnh trĩ ngoại có gây ảnh hưởng gì không?

3. Sử dụng thuốc bôi này trong bao lâu thì trĩ ngoại teo hẳn?

4. Nếu không dùng thuốc có sao không?

5. Khi nào thì cần cắt búi trĩ ngoại? Cắt trĩ có rủi ro gì không?

6. Nếu vô tình làm vỡ búi trĩ phải làm sao?

7. Búi trĩ ngoại to và sa ra ngoài nguy hiểm không? Phải làm sao?

Bệnh trĩ ngoại có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, do đó khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu lạ, bạn nên chủ động thăm khám. Không nên chủ quan, để bệnh trĩ ngoại diễn biến kéo dài không chỉ ảnh hưởng chất lượng đời sống mà còn gây ra nhiều hệ lụy đối với sức khỏe.

Ngày đăng 12:02 - 14/06/2023 - Cập nhật lúc: 12:02 - 15/06/2023
Chia sẻ:
Hội chứng Lynch
Lynch là một dạng rối loạn di truyền có liên quan đến nguy cơ cao phát triển một số bệnh ung thư, phổ biến nhất là ung thư đại trực…
Dị ứng sữa Bệnh Dị Ứng Sữa
Dị ứng sữa là một dạng dị ứng khá phổ…
Bệnh viêm đại tràng
Bệnh viêm đại tràng có diễn biến phức tạp, khả…
Bệnh Lỵ
Bệnh lỵ là một dạng nhiễm khuẩn đường ruột cấp…
Bệnh Viêm tụy tự miễn

Viêm tụy tự miễn là một dạng bệnh rối loạn tự miễn hiếm gặp. Người mắc phải bệnh lý này…

Bệnh Viêm Ruột Do Virus

Viêm ruột do virus là bệnh lý viêm đường tiêu hóa phổ biến, có tỷ lệ mắc cao bên cạnh…

Bệnh Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa được mô tả là tình trạng bất ổn về hoạt động tiêu hóa do nhiều nguyên…

Viêm thực quản tăng bạch cầu ái toan là tình trạng sưng viêm thực quản mãn tính do tích tụ dư thừa các tế bào bạch cầu ái toan Bệnh Viêm thực quản tăng bạch cầu ái toan

Viêm thực quản tăng bạch cầu ái toan là một dạng rối loạn viêm mãn tính của thực quản. Bệnh…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua