Bệnh Teo Dây Thần Kinh Thị Giác

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Đỗ Thu Hiền

Bác sĩ điều trị

Teo dây thần kinh thị giác là bệnh lý xảy ra tại dây thần kinh sọ số II. Đặc trưng của bệnh là tổn thương mắt, suy giảm thị lực và khả năng phân biệt màu sắc kém. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ ai và gây biến chứng mù lòa vĩnh viễn nếu không điều trị kịp thời, đúng cách. 

Tổng quan

Dây thần kinh thị giác (dây thần kinh sọ số II) nằm ở vị trí trung tâm của võng mạc, là vùng hình tròn màu hồng nhạt có đường kính khoảng 1.5 - 2mm. Dây thần kinh thị giác chứa hơn 1 triệu các dây thần kinh, tỏa đi từ trung tâm thần kinh và kết nối các mạch máu chính của võng mạc với thùy chẩm (vùng não này chịu trách nhiệm tiếp nhận và phân tích các thông tin từ thị giác).

Teo dây thần kinh thị giác là tình trạng tổn thương chức năng dây thần kinh thị giác gây suy giảm thị lực

Teo dây thần kinh thị giác (Optic nerve atrophy - ONA) là một trong những dạng tổn thương chức năng dây thần kinh thị giác thường gặp. Tổn thương có thể nhẹ hoặc nặng, gây ảnh hưởng đến chức năng thần kinh thị giác gây suy giảm thị lực xa - gần, rung giật nhãn cầu, nghiêm trọng hơn là gây mù lòa vĩnh viễn.

Bệnh có thể xảy ra ở cả người lớn lẫn trẻ em. Tùy theo từng đối tượng và kết quả thăm khám và chẩn đoán mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Dây thần kinh thị giác có nhiệm vụ dẫn truyền hình ảnh thô thu thập được từ võng mạc và đưa đến trung tâm vỏ não để xử lý hình ảnh. Có nhiều nguyên nhân và yếu tố tác động đến chức năng này dẫn đến teo dây thần kinh thị giác, bao gồm:

Teo dây thần kinh thị giác là hậu quả của tình trạng tổn thương, viêm nhiễm hoặc tắc tắc nghẽn hoàn máu

Nguyên nhân

  • Viêm dây thần kinh thị giác: Đây là tình trạng các bó sợi thần kinh trong mắt bị viêm do nhiễm virus hoặc ảnh hưởng từ một rối loạn tự miễn sẵn có trong cơ thể. Thần kinh thị giác thường bị viêm phần đầu, còn ở đoạn trong nhãn cầu gọi là viêm gai thị hoặc ở phía sau nhãn cầu được gọi là viêm thị thần kinh hậu cầu. Đây đều là những nguyên nhân hàng đầu gây ra teo dây thần kinh thị giác và gây suy giảm thị lực đột ngột, nhất là ở những người trẻ tuổi từ 20 - 50. Tình trạng này nếu phát hiện có sự thoái hóa myelin ở chất trắng trong não có thể nghi ngờ là bệnh lý xơ hóa rải rác.
  • Tắc nghẽn tuần hoàn máu: Hiện tượng tắc nghẽn tuần hoàn máu gây thiếu máu cục bộ, giảm lưu lượng máu đến nuôi dưỡng nên dẫn đến teo dây thần kinh thị giác. Nguyên nhân là do áp lực mạch máu nhỏ hơn áp lực bên trong nhãn cầu, thường xảy ra trong một số trường hợp tắc động mạch cảnh, tắc động tĩnh mạch trung tâm hoặc viêm động mạch sọ não.
  • Di truyền: Một số bệnh lý thần kinh do di truyền gen lặn hoặc gen trội có thể gây teo dây thần kinh thị giác như kiểu Behr di truyền gen lặn, kiểu Leber do đột biến gen điểm ty thể.
  • Chấn thương: Các chấn thương mạnh đến vùng đầu, não, hố mắt... như tai nạn xe cộ, té ngã trong tai nạn lao động, va chạm mạnh khi chơi thể thao... có thể gây phá vỡ cấu trúc và chức năng sinh lý của dây thần kinh thị giác.
  • Khối u gây thâm nhiễm: Một số loại khối u có khả năng gây thâm nhiễm dây thần kinh thị giác như:
    • Khối u nguyên phát như u mao mạch, u thần kinh thị giác, u mạch máu hang...;
    • Khối u thứ phát như u ung thư hầu họng, ung thư biểu mô di căn, u leukemia, u lymphoma;
    • Trong đó, bệnh Sarcoidosis là nguyên nhân gây rối loạn viêm dẫn đến thâm nhiễm dây thần kinh thị giác phổ biến nhất;

Yếu tố nguy cơ 

  • Người lớn tuổi có hiện tượng lão hóa tự nhiên hoặc người trưởng thành trong độ tuổi < 50 có nguy cơ mắc bệnh cao;
  • Ảnh hưởng từ các bệnh lý như tiểu đường, chứng Hyperton, xơ vữa động mạch...;
  • Viêm niệu quản Intrabulba;
  • Bệnh tăng nhãn áp, tăng sự tích tụ dịch trong mắt tạo áp lực dẫn đến tổn thương dây thần kinh thị giác;
  • Teo dây thần kinh thị giác do sốc, nhiễm phóng xạ;
  • Ảnh hưởng từ các bệnh về mắt, bệnh về thần kinh, não, bệnh Glaucoma...;
  • Tác dụng phụ sau khi dùng thuốc điều trị bệnh lao, sốt rét;
  • Thiếu hụt các dưỡng chất như vitamin B, B12, protein, acid folic...;
  • Tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại gây tổn thương thần kinh như khói khói thuốc lá, kali xyanua, methyl alcohol, chì, ethylene glycol, carbon monoixide... gây phá vỡ các tế bào thần kinh;

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng 

Bị teo dây thần kinh thị giác thường gây ra những triệu chứng đặc hiệu và dễ quan sát nhận biết như:

Teo dây thần kinh thị giác gây suy giảm thị lực rõ rệt, nhìn mờ

  • Suy giảm thị lực: Người bệnh có thể bị suy giảm thị lực chỉ sau 1 đêm ngủ dậy, kéo dài trong vòng vài giờ cho đến vài ngày. Mức độ giảm thị lực nhiều hay ít còn tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ bệnh, một số trường hợp nặng chỉ còn có thể nhận thức được sáng và tối.
  • Đau hốc mắt: Vùng hốc mắt, sâu trong mắt và xung quanh mắt bị đau nhức âm ỉ, mức độ cơn đau càng tăng nặng hơn khi bạn liếc mắt nhìn sang một hướng nào đó;
  • Rối loạn sắc giácLà tình trạng nhìn màu sắc và độ sắc nét không chuẩn xác ở 1 bên mắt. Màu sắc dễ bị rối loạn nhất là màu xanh với màu đỏ;
  • Một số triệu chứng khác: Như giảm độ sáng, trong của mắt, thay đổi chức năng đĩa thị giác, mờ mắt, nhìn kém...;

Chẩn đoán 

Chẩn đoán teo dây thần kinh thị giác được thực hiện thông qua phối hợp nhiều biện pháp như:

Soi đáy mắt và đo các chỉ số sức khỏe về mắt để phát hiện bất thường về teo dây thần kinh thị giác

  • Khai thác tiền sử bệnh cá nhân và tiền sử dùng thuốc trước đây, thu thập các thông tin về các triệu chứng, thời gian xảy ra triệu chứng, các triệu chứng kèm theo...;
  • Thăm khám lâm sàng thông qua đánh giá thị lực, thị trường, soi đáy mắt, test nhận biết màu sắc...;
  • Các chẩn đoán cận lâm sàng gồm:
    • Xét nghiệm máu để tìm kiếm các triệu chứng bệnh lý về máu, nhiễm trùng và đánh giá chức năng tim mạch;
    • Chụp cắt lớp võng mạc (Optical Coherence Tomography - OCT) giúp đánh giá các tế bào sợi thần kinh võng mạc quanh mắt, quan sát các tế bào hạch của võng mạc;
    • Chụp CT scan hoặc MRI sọ não giúp phát hiện các bất thường như có khối u não gây teo dây thần kinh thị giác;
    • Xét nghiệm điện - sinh lý (electrophysiology) để loại trừ bệnh lý tại võng mạc;
    • Chụp điện não đồ ERG, chụp cắt lớp kết hợp quang học (OCT), đo điện thế thị giác (VEP)...;

Biến chứng và tiên lượng

Teo dây thần kinh thị giác gây ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực và có thể biến chứng mù lòa vĩnh viễn nếu bị teo hoàn toàn do không điều trị kịp thời. Do đó, để được điều trị bệnh sớm, khuyến cáo người bệnh nên chủ động thăm khám và chẩn đoán tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín.

Tiên lượng điều trị chứng teo dây thần kinh thị giác còn tốt hay xấu còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, tỷ lệ thành công và phục hồi tổn thương sau điều trị thường khá thấp do các tế bào thần kinh đã bị teo không thể tái tạo trở lại được nữa.

Điều trị

Việc điều trị teo dây thần kinh thị giác chủ yếu nhằm mục đích cải thiện triệu chứng, xử lý các vấn đề về tổn thương dây thần kinh thị giác và hạn chế thêm các tổn thương, bảo tồn bên mắt còn lại.

1. Điều trị nguyên nhân 

Tùy theo từng nguyên nhân gây teo dây thần kinh thị giác mà bệnh nhân sẽ được chỉ định áp dụng biện pháp điều trị phù hợp. Mục tiêu điều trị chủ yếu bằng các phương pháp sau:

Sử dụng kính đeo cải thiện thị lực cho bệnh nhân bị teo dây thần kinh thị giác

  • Giảm áp lực lên dịch não tủy, kiểm soát nhãn áp đối với bệnh Glucoma để hạn chế phát sinh thêm tổn thương;
  • Dùng thuốc Steroid để kiểm soát tình trạng viêm nhiễm gây teo dây thần kinh thị giác. Có thể dùng dưới dạng uống hoặc tiêm tĩnh mạch tùy theo chỉ định của bác sĩ;
  • Thiết kế kính đeo chuyên dụng nhằm giải quyết các tật khúc xạ mắt;
  • Một số trường hợp được chỉ định dùng kính có màu hoặc kính lúp nhằm cải thiện thị giác;

2. Liệu pháp tế bào gốc 

Điều trị teo dây thần kinh thị giác bằng liệu pháp tế bào gốc được áp dụng ngày càng phổ biến nhằm cải thiện mức độ teo và kiểm soát tiến triển của bệnh, làm chậm hoặc ngưng lại quá trình gây mất thị lực. Được thực hiện bằng cách đưa vào trong vùng không gian sau nhãn cầu các tế bào gốc nhằm thúc đẩy quá trình tự sửa chữa các mô tế bào bị tổn thương.

Loại tế bào gốc được sử dụng phổ biến nhất là tế bào gốc trung mô (MSCs) có khả năng biệt hóa thành nhiều tế bào tiếp nhận ánh sáng. Ngoài ra, một số tế bào khác cũng giúp điều trị các tổn thương tại các dây thần kinh thị giác và tế bào sắc tố võng mạc.

3. Một số biện pháp hỗ trợ điều trị khác

Bên cạnh điều trị nguyên nhân gây teo dây thần kinh thị giác, bệnh nhân cũng sẽ được chỉ định áp dụng thêm một số biện pháp hỗ trợ khác như:

Dùng thuốc và viên uống bổ sung dưỡng chất cần thiết hỗ trợ cải thiện chức năng dây thần kinh thị giác

  • Cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho mắt thông qua các loại viên uống TPCN bổ sung các loại vitamin;
  • Dùng thuốc nhằm mục đích cải thiện triệu chứng, phục hồi các mô tổn thương do teo dây thần kinh thị giác và cung cấp oxy cho các dây thần kinh. Một số loại thuốc thường dùng như:
    • Thuốc chống oxy hóa;
    • Thuốc chống tăng huyết áp;
    • Thuốc chống xơ vữa động mạch;
    • Thuốc tăng quá trình trao đổi chất diễn ra trong các tế bào thần kinh nhằm tăng lưu lượng máu;
  • Thủ thuật cấy chỉ cũng được một số bệnh viện lớn áp dụng nhằm mục đích cải cải thiện tầm nhìn và nâng cao thị lực cho bệnh nhân teo dây thần kinh thị giác;

Phòng ngừa

Tình trạng teo dây thần kinh thị giác là giai đoạn cuối của tình trạng phá hủy gây tổn thương dây thần kinh thị giác. Những tổn thương ở giai đoạn này thường không thể phục hồi được nữa. Do đó, để phòng ngừa chứng bệnh này chỉ có một giải pháp duy nhất là:

  • Điều trị sớm các bệnh lý nền mạn tính;
  • Phòng ngừa viêm nhiễm;
  • Duy trì lối sống lành mạnh để giảm nguy cơ phát sinh khối u trong não;
  • Ăn uống khoa học, vận động tích cực hỗ trợ tuần hoàn máu, cung cấp oxy lên não;
  • Điều khiển xe cộ an toàn, giảm thiểu nguy cơ va chạm, chấn thương gây tổn thương teo dây thần kinh thị giác;
  • Tránh uống các loại rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ vì có thể bị ngộ độc cồn methanol gây teo dây thần kinh thị giác ở cả 2 mắt;
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là khám mắt để sớm phát hiện các bất thường và điều trị dứt điểm kịp thời, nhất là với người lớn tuổi;

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Nguyên nhân gây teo dây thần kinh thị giác?

2. Bị teo dây thần kinh thị giác có phải bệnh nguy hiểm không?

3. Tiên lượng tình trạng teo dây thần kinh thị giác của tôi như thế nào?

4. Bệnh teo dây thần kinh thị giác có chữa khỏi hoàn toàn được không?

5. Bị teo dây thần kinh thị giác có gây mù không?

6. Tôi cần thực hiện các xét nghiệm nào để chẩn đoán teo dây thần kinh thị giác?

7. Phương pháp điều trị teo dây thần kinh thị giác phù hợp dành cho trường hợp bệnh của tôi?

8. Tôi cần làm gì để bảo tồn chức năng bên mắt còn lại?

9. Những điều tôi cần làm để hỗ trợ điều trị teo dây thần kinh thị giác?

10. Tôi có cần thăm khám lại sau khi điều trị teo dây thần kinh thị giác không?

Teo dây thần kinh thị giác là sự tổn thương dẫn đến suy giảm chức năng thị giác, làm giảm thị lực, đau nhức, thậm chí gây mù lòa nếu không điều trị kịp thời. Do đó, để bảo tồn mắt và các chức năng của mắt, hãy chủ động thăm khám và điều trị sớm ngay khi phát hiện bất thường. Đồng thời, chú ý thận trọng hơn trong sinh hoạt hàng ngày để phòng ngừa các tổn thương gây teo dây thần kinh thị giác.

Ngày đăng 14:15 - 03/03/2023 - Cập nhật lúc: 14:16 - 03/03/2023
Chia sẻ:
Viêm Não Nhật Bản
Viêm não Nhật Bản là bệnh nhiễm trùng thần kinh nguy hiểm do lây nhiễm virus JEV. Bệnh gây ra các tổn thương thần kinh nghiêm trọng, để lại những…
Bệnh Xuất huyết não
Xuất huyết não là tai biến mạch máu não nguy…
Bệnh Thần kinh đái tháo đường
Thần kinh đái tháo đường là một biến chứng phổ…
Bệnh Bại Não
Bại não là tập hợp một nhóm các rối loạn…
Dị Dạng Mạch Máu Não

Dị dạng mạch máu não là một nhóm các dị dạng hiếm gặp về mạch máu và lưu lượng máu…

Bệnh Parkinson

Parkinson là một rối loạn thần kinh tiến triển gây ảnh hưởng đến chuyển động, khả năng giữ thăng bằng…

Bệnh Dại

Bệnh dại do nhiễm virus dại RABV, thông qua vết cắn, cào xước của chó/mèo hoặc thú hoang bị dại.…

Hội cứng West

Hội chứng West là một loại động kinh hiếm gặp chỉ ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Đỗ Thu Hiền

Bác sĩ điều trị

Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua