Bệnh Liệt Dây Thần Kinh Số 6

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Đỗ Thu Hiền

Bác sĩ điều trị

Liệt dây thần kinh số 6 là một trong những bệnh thường gặp về rối loạn chức năng mắt. Bất kỳ đối tượng nào cũng đều có nguy cơ mắc phải bệnh lý này do bẩm sinh hoặc các chấn thương mạnh đến vùng đầu, não gây tổn thương dây thần kinh số 6. Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng vẫn rất cần được điều trị tích cực bằng các biện pháp phù hợp nhằm bảo tồn chức năng và tính thẩm mỹ của mắt. 

Tổng quan

Dây thần kinh số 6 (VI) là 1 trong 12 đôi dây thần kinh sọ não, còn được gọi là dây thần kinh ròng rọc. Xuất phát từ điểm nhân nằm tại vị trí ranh giới giữa hành não và cầu não. Đây là dây thần kinh não quan trọng có nhiệm vụ chi phối và truyền dẫn tín hiệu đến các cơ thẳng ngoài, di chuyển mắt ra ngoài.

Liệt dây thần kinh số 6 là tình trạng dây thần kinh số 6 bị tổn thương gây ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của mắt

Liệt dây thần kinh số 6 (Abducens) còn gọi là liệt vận nhãn. Đây là một dạng rối loạn chức năng dây thần kinh sọ thứ 6, gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động mắt, cụ thể hơn là hạn chế chức năng vận động của nhãn cầu lên trên. Người bị liệt dây thần kinh số 6 sẽ không thể đưa mắt nhìn ra phía ngoài xa khỏi mũi, mà chỉ có thể nhìn ngang, nhìn 1 thành 2 (chứng song thị), kèm theo mắt bị lệch vào trong (chứng mắt lác trong).

Chứng bệnh này có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt giới tính, độ tuổi. Đối với người trưởng thành, bệnh thường khởi phát do đột quỵ hoặc biến chứng từ các bệnh lý, còn với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường là do bẩm sinh hoặc hậu quả từ các chấn thương mạnh ở vùng đầu.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Dây thần kinh số 6 rất dễ bị tổn thương do nằm ở vị trí khá nhạy cảm, trên nền sọ dài và cứng. Bản chất của liệt dây thần kinh số 6 là tình trạng tổn thương do chèn ép hoặc viêm nhiễm, dẫn đến suy giảm chức năng. Có nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ tác động đến dây thần kinh số 6 như:

Tổn thương dây thần kinh số 6 đến mức liệt thường xuất phát từ các chấn thương nặng ở vùng đầu hoặc sọ não

  • Chấn thương vùng đầu, vỡ sọ não;
  • Bẩm sinh do bệnh có yếu tố di truyền;
  • Ảnh hưởng từ một số bệnh lý khác như:
    • Đái tháo đường: đây là bệnh lý tổn thương mạch máu thuộc một phần của rối loạn viêm đa dây thần kinh, tăng nguy cơ gây liệt dây thần kinh số 6;
    • Viêm màng não, phình mạch não, ung thư màng não;
    • Chứng thiếu máu cục bộ;
    • Chứng đa xơ cứng;
    • Tăng áp lực nội sọ (ICP) hoặc tăng áp lực nội sọ lành tính;
    • Đột quỵ cầu não;
    • Nhiễm trùng (vi khuẩn, virus, ký sinh trùng...);
    • Nang ấu trùng sán lợn;
    • Chứng zona mắt;
    • Viêm xoang;
    • Biến chứng hậu phẫu thần kinh;
    • Hội chứng Gradenigo, gây chảy dịch mủ trong tai, đau nửa đầu dẫn đến liệt dây thần kinh số 6;

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng 

Người mắc chứng liệt dây thần kinh số 6 thường có các triệu chứng và biểu hiện đặc trưng sau:

Bệnh nhân liệt dây thần kinh số 6 thường xuyên bị đau đầu, đau xung quanh mắt

  • Tầm nhìn đôi, nhìn 1 thành 2 (chứng song thị), mức độ càng tăng nặng hơn khi người bệnh nhìn về phía cơ bị liệt;
  • Quan sát thấy rõ ràng tình trạng mắt lác trong;
  • Đau đầu;
  • Đau nhức âm ỉ vùng xung quanh mắt;
  • Tầm nhìn hướng ra bên ngoài bị hạn chế;
  • ...

Chẩn đoán 

Bước đầu tiên trong chẩn đoán bệnh liệt dây thần kinh số 6 là khám mắt. Cộng với các triệu chứng lâm sàng do bệnh nhân cung cấp, khai thác tiền sử bệnh cá nhân, bác sĩ sẽ đưa ra những chẩn đoán ban đầu về bệnh. Tuy nhiên, để kết luận chính xác về nguyên nhân gây liệt dây thần kinh số 6, còn cần kết hợp với các xét nghiệm cận lâm sàng khác như:

Khám mắt lâm sàng kết hợp với các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh để đưa ra kết luận chính xác về tình trạng liệt dây thần kinh số 6

  • Đo nhãn áp, thị lực, thị trường và mức độ lồi của mắt;
  • Siêu âm hốc mắt và nhãn cầu;
  • Xét nghiệm công thức máu đo số lượng tế bào máu, chỉ số glucose, huyết sắc tố glycosyl hóa (HbA1C), test protein phản ứng C, đo tốc độ lắng máu, phát hiện vi khuẩn...;
  • Xét nghiệm dung nạp glucose, xét nghiệm kháng thể treponemal huỳnh quang, xét nghiệm yếu tố thấp khớp, xét nghiệm kháng thể kháng nhân...;
  • Chọc dò tủy sống xác định nguyên nhân nhiễm trùng, xuất huyết trong...;
  • Chụp X quang hốc mắt, sọ não, chụp CT/ MRI sọ não để phát hiện các bất thường như phình mạch hoặc có khối u;

Biến chứng và tiên lượng

Liệt dây thần kinh số 6 gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động của mắt. Điển hình như một số ảnh hưởng sau:

  • Hội chứng mắt song thị, nhìn 1 thành 2, xảy ra do hiện tượng lệch nhãn cầu (lòng đen mắt);
  • Mắt lé trong do liệt cơ thẳng ngoài;
  • Hạn chế tầm nhìn hướng ra ngoài;
  • Các triệu chứng khác như đau đầu, đau mắt thường xuyên khiến người bệnh mệt mỏi, ảnh hưởng sức khỏe thể chất, tinh thần và giảm sút chất lượng cuộc sống;

Bị liệt dây thần kinh số 6 có thể kéo theo tổn thương các dây thần kinh lân cận và phát sinh nhiều hội chứng khác ảnh hưởng đến sức khỏe

Ngoài ra, liệt dây thần kinh số 6 còn gây ảnh hưởng và làm tổn thương đến các dây thần kinh khác như:

  • Hội chứng Moebius (liệt dây thần kinh số 6 và 7 ở cả 2 bên);
  • Hội chứng khe bướm - Foix (liệt dây thần kinh số 3, 4, 7, đau nhánh V1 dây thần số 5, biểu hiện triệu chứng lồi mắt cùng bên);
  • Hội chứng Foville do kéo theo tổn thương vùng thân não, cuống não hoặc cầu não trên - dưới;
  • Hội chứng Rollet (hội chứng đỉnh ổ mắt) gây liệt mặt ngoại vi, kèm theo tổn thương dây thần kinh số 2 gây suy giảm thị lực, nặng hơn là gây mù lòa;

Tiên lượng điều trị liệt dây thần kinh số 6 còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Có những trường hợp tác nhân gây liệt là do nhiễm khuẩn hoặc dây thần kinh bị chèn ép có thể được điều trị bằng thuốc, phẫu thuật, sau đó chức năng mắt sẽ phục hồi trở lại trong khoảng 6 tháng đầu. Nhưng với những trường hợp liệt dây thần kinh số 6 do chấn thương nặng vĩnh viễn , người bệnh có thể sẽ phải sống chung với bệnh cả đời.

Điều trị

Tuy điều trị liệt dây thần kinh số 6 rất khó, nhưng y học vẫn ghi nhận có nhiều biện pháp điều trị tích cực nhằm cải thiện tình trạng bệnh, xử lý nguyên nhân và bảo tồn chức năng dây thần kinh số 6, duy trì chức năng mắt cũng như thị lực của người bệnh.

Điều trị liệt dây thần kinh số 6 bằng thuốc hoặc phẫu thuật tùy theo nguyên nhân gây bệnh

Tùy theo nguyên nhân gây bệnh để áp dụng biện pháp điều trị phù hợp:

Điều trị bằng thuốc 

Đối với những trường hợp liệt dây thần kinh số 6 do nhiễm khuẩn, virus, việc điều trị thường đơn giản bằng cách dùng thuốc và kết hợp chăm sóc tích cực, bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm trong vòng vài tháng.

Dựa vào kinh nghiệm, bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh phù hợp, thường dùng nhất là các loại thuốc Corticosteroid dạng mạnh để tiêu diệt và loại bỏ vi khuẩn.

Phẫu thuật

Trường hợp liệt dây thần kinh số 6 do các tổn thương như phình mạch máu, có khối u chèn ép dây thần kinh sẽ được chỉ định phẫu thuật để xử lý nguyên nhân.

Ngoài ra, đối với những bệnh nhân bị mắt lác do liệt dây thần kinh số 6 có thể tiến hành mổ lác để cải thiện bệnh. Phẫu thuật mổ lác là kỹ thuật điều chỉnh nhóm cơ vận nhãn bằng cách rút ngắn cơ hoặc cắt lùi các cơ. Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần được theo dõi và chăm sóc kỹ lưỡng để mắt phục hồi, ổn định sức khỏe để ngăn ngừa các biến chứng hậu phẫu.

Một số phương pháp khác 

Còn rất nhiều biện pháp khác giúp hỗ trợ điều trị liệt dây thần kinh số 6 như:

  • Hỗ trợ căn chỉnh mắt bằng kính Special prism glasses;
  • Dùng miếng dán chuyên dụng giúp loại bỏ tầm nhìn đôi trong quá trình điều trị giai đoạn đầu;
  • Liệu pháp tiêm độc tố Botulinum liều vừa phải nhằm làm tê liệt tạm thời các cơ ở phía bên kia của mắt, hỗ trợ căn chỉnh mắt về lại vị trí ban đầu;

Phòng ngừa

Ngoại trừ những trường hợp bẩm sinh, chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa liệt dây thần kinh số 6 được bằng một lối sống lành mạnh và không bệnh tật.

Lối sống lành mạnh là chìa khóa giúp bạn có một sức khỏe ổn định và chống lại mọi bệnh tật

Đồng thời, thăm khám sức khỏe tổng quát định kỳ, đặc biệt là khám mắt 2 năm/ lần đối với người < 40 tuổi và 1 năm/ lần đối với người < 40 tuổi nhằm sớm phát hiện các bất thường về mắt để có hướng điều trị kịp thời.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Nguyên nhân khiến tôi bị liệt dây thần kinh số 6 là gì?

2. Bệnh liệt dây thần kinh số 6 có nguy hiểm không?

3. Tiên lượng mức độ liệt dây thần kinh số 6 đối với tình trạng bệnh của tôi?

4. Bị liệt dây thần kinh số 6 có bị mù vĩnh viễn không?

5. Bệnh liệt dây thần kinh số 6 có chữa khỏi hoàn toàn được không?

6. Tôi cần làm các xét nghiệm nào để chẩn đoán liệt dây thần kinh số 6?

7. Phương pháp điều trị liệt dây thần kinh số 6 nào tốt nhất dành cho tôi?

8. Những rủi ro và lợi ích xoay quanh biện pháp điều trị liệt dây thần kinh số 6 được chỉ định?

9. Tôi cần làm gì trong quá trình điều trị liệt dây thần kinh số 6 để nhanh khỏi bệnh?

10. Sau điều trị, bệnh liệt dây thần kinh số 6 có nguy cơ tái phát lại không?

 

Liệt dây thần kinh số 6 là chứng bệnh làm tổn thương mắt và suy giảm thị lực cũng như tính thẩm mỹ của mắt. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh, nhưng khuyến cáo bệnh nhân vẫn phải thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt để giảm thiểu thấp nhất các hệ lụy, rủi ro cho sức khỏe.

Ngày đăng 11:16 - 03/03/2023 - Cập nhật lúc: 11:17 - 03/03/2023
Chia sẻ:
Bệnh Thoát Vị Não
Thoát vị não là một trong những vấn đề sức khỏe nguy hiểm cần được cấp cứu ngay lập tức. Bệnh có thể xảy ra trong giai đoạn mang thai,…
Bệnh Amip Ăn Não
Amip ăn não là bệnh lý nhiễm trùng hệ thần…
Bệnh Sốt co giật
Sốt co giật là những cơn co giật xảy ra…
Não Úng Thủy
Não úng thủy là bệnh lý nguy hiểm ở não,…
Viêm Đa Rễ Dây Thần Kinh

Viêm đa rễ thần kinh là trường hợp cấp cứu y tế khẩn cấp. Bệnh thường xảy ra sau đợt…

Bệnh Bại Não

Bại não là tập hợp một nhóm các rối loạn ở hệ thần kinh, gây tổn thương não và ảnh…

Bệnh Uốn Ván

Uốn ván là bệnh lý nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao do nhiễm độc tố mạnh của vi…

Bệnh Thần kinh tự trị

Bệnh thần kinh tự trị được mô tả là căn bệnh có liên quan đến hệ thống thần kinh tự…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Đỗ Thu Hiền

Bác sĩ điều trị

Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua