Hẹp Động Mạch Thận

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Hẹp động mạch thận là một trong những bệnh về thận phổ biến, thường xảy ra ở cả người trẻ và người lớn tuổi. Đây là tình trạng hẹp đường kính ở một hoặc nhiều động mạch thận cùng lúc khiến lượng máu đến thận giảm đi, gây tổn thương các nhu mô thận và kèm theo tăng huyết áp toàn bộ cơ thể. Nếu không điều trị sớm, hẹp động mạch thận sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh. 

Tổng quan

Hẹp động mạch thận (Renal artery stenosis) là tình trạng các động mạch thận bị thu hẹp gây cản trở quá trình tuần hoàn máu đến thận. Hậu quả gây thiếu máu chứa oxy và dưỡng chất đến thận, làm tăng huyết áp hệ thống và tổn thương nghiêm trọng đến các nhu mô thận, phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm khó lường.

Hẹp động mạch thận là sự thu hẹp đường kính bên trong của một hoặc nhiều động mạch thận cùng lúc

Theo các chuyên gia, hẹp động mạch thận là nguyên nhân hàng đầu gây chứng tăng huyết áp thứ phát. Trong đó, có khoảng 90% trường hợp mắc bệnh do xơ vữa động mạch, còn lại 10% xuất phát từ những nguyên nhân khác hiếm gặp hơn như loạn sản xơ cơ, phình/ viêm động mạch hoặc các tác động tạo lực mạnh từ bên ngoài...

Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất là ở người lớn tuổi do ảnh hưởng từ chứng xơ vữa động mạch. Ngoài ra, người trẻ tuổi cũng có nguy nguy cơ mắc bệnh cao do bẩm sinh hoặc do các bệnh lý khác. Bệnh không có khả năng di truyền trực tiếp, nhưng với những bệnh lý khác như viêm mạch máu hoặc bệnh tim sẽ có khả năng di truyền cho thế hệ sau.

Phân loại

Bệnh hẹp động mạch thận được phân chia làm 2 loại cơ bản dựa vào đặc điểm triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh. Gồm:

  • Hẹp động mạch thận cấp tính: Xảy ra do hiện tượng co thắt mạch;
  • Hẹp động mạch thận mạn tính: Xảy ra do các hiện tượng xơ vữa, chít hẹp hoặc hình thành các tụ huyết khối gây tắc động mạch thận;

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Nguyên nhân 

Theo cấu trúc giải phẫu, các động mạch thận bắt nguồn từ tim, là con đường mang máu chứa oxy và dưỡng chất đến thận. Tuy nhiên, khi các động mạch thận bị hẹp dẫn đến tắc nghẽn lưu thông máu. Bản chất của hẹp động mạch thận là một dạng tổn thương khu trú ở thận. Trong đó, có 2 nguyên nhân chính là:

Xơ vữa động mạch và loạn sản xơ cơ là 2 tác nhân chính gây ra hẹp động mạch thận

  • Xơ vữa các động mạch thận: Đây là tình trạng dư thừa cholesterone, chất béo bão hòa và nhiều chất cặn dư thừa khác tạo thành mảng bám trên/ trong các thành động mạch thận. Chúng gây xơ hóa, cứng cấu trúc động mạch, hình thành sẹo và cản trở tuần hoàn máu qua đây, gây hẹp động mạch thận. Theo thống kê, đa phần các trường hợp bị hẹp động mạch thận đều xuất phát từ nguyên nhân này.
  • Loạn sản sợi cơ: Là tình trạng các sợi cơ trong thành động mạch phát triển bất thường, tạo thành những đoạn hẹp xen kẽ đoạn rộng giống như hình chuỗi. Số lượng động mạch bị hẹp càng nhiều càng khiến thận thiếu máu, dẫn đến những tổn thương và biến chứng nguy hiểm. Tình trạng này có thể xảy ra ở 1 hoặc cả 2 quả thận.

Ngoài ra, một số tổn thương khác hiếm gặp hơn có thể gây hẹp động mạch thận như:

  • U sợi thần kinh: là hiện tượng các khối u phát triển trong hệ thần kinh gây rối loạn chức năng các mô thần kinh;
  • Viêm động mạch hoặc phình động mạch thận;
  • Có khối u phát triển trong bụng (áp lực từ bên trong) hoặc chèn ép đến các động mạch thận (áp lực từ bên ngoài);

Yếu tố nguy cơ

Ngoài những nguyên nhân kể trên, còn nhiều yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ gây hẹp động mạch thận gồm:

Người lớn tuổi là nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị hẹp động mạch thận

  • Tuổi tác, lão hóa;
  • Yếu tố di truyền, tiền sử mắc bệnh tim do mang gen bệnh từ bố mẹ;
  • Ảnh hưởng từ các bệnh lý mạn tính như cao huyết áp, đái tháo đường, thừa cân béo phì...;
  • Ăn uống không khoa học và lười vận động;
  • Lạm dụng các chất kích thích, nghiện hút thuốc lá;
  • ...

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng 

Các triệu chứng hẹp động mạch thận thường tương tự như nhiều bệnh lý về thận khác, nên thường không đặc hiệu và khó nhận biết hoặc chỉ vô tình phát hiện khi thực hiện các xét nghiệm hoặc kiểm tra chức năng thận định kỳ.

Tăng huyết áp đột ngột là triệu chứng đặc trưng nhất ở những bệnh nhân bị hẹp động mạch thận

Chỉ đến giai đoạn nặng, bệnh bộc phát các triệu chứng sau đây mới phát hiện bệnh:

  • Tăng huyết áp đột ngột: Thường được biểu hiện thông qua các biểu hiện lâm sàng sau:
    • Tăng huyết áp sớm trong độ tuổi < 30;
    • Tăng huyết áp nghiêm trọng sau độ tuổi 55, dạng này thường liên quan đến các bệnh lý như suy tim, suy thận mạn...;
    • Tăng huyết áp ác tính;
    • Tăng huyết áp quá mức, vượt khả năng kiểm soát;
    • Tăng huyết áp kháng trị;
  • Kiểm tra thận quan sát thấy tình trạng dư thừa chất lỏng và sưng các mô;
  • Nồng độ protein niệu cao và các dấu hiệu kèm theo của tình trạng suy giảm chức năng thận;
  • Kiểm tra âm thanh bằng ống nghe thấy tiếng rít do máu chảy qua vị trí động mạch bị hẹp;
  • Hình ảnh siêu âm cho thấy thận teo nhỏ hơn kích thước bình thường do giảm tưới máu;
  • Các triệu chứng suy tim do tăng huyết áp nặng nhưng không được kiểm soát kịp thời;
  • Phù phổi cấp tái phát;

Chẩn đoán 

Chẩn đoán xác định hẹp động mạch thận được thực hiện thông qua các xét nghiệm cụ thể sau:

Các chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp CT hoặc MRI... giúp hỗ trợ chẩn đoán hẹp động mạch thận chính xác

  • Xét nghiệm máu: Phân tích mẫu máu ở bệnh nhân hẹp động mạch thận cho thấy kết quả chỉ số renin huyết tương và hồng cầu tăng bất thường. Các chuyên gia cho biết, mức độ đặc hiệu và độ nhạy của xét nghiệm renin thường cho kết quả ở mức khoảng 60 - 68%;
  • Siêu âm Doppler: Siêu âm Doppler động mạch thận cho phép quan sát vị trí bị hẹp và đánh giá mức độ hẹp, số lượng động mạch bị hẹp, đo lường tốc độ av2 lưu lượng máu qua chỗ hẹp bao nhiêu...;
  • Chụp CT scan mạch máu: Là phương pháp chụp cắt lớp vi tính có cản quang giúp chụp cắt lớp toàn diện các mạch máu tại thận. Chất cản quang có tác dụng phát hiện chính xác vị trí các động mạch bị hẹp;
  • Chụp MRI mạch máu: Đây là phương pháp chụp cộng hưởng từ mạch máu cho phép quan sát và phát hiện tổn thương với mức độ chính xác cao, từ đó giúp đánh giá mức độ hẹp động mạch thận;
  • Chụp động mạch thận: Sử dụng tia X chuyên biệt nhằm kiểm tra mức độ tắc nghẽn động mạch thận. Kỹ thuật này không chỉ được thực hiện nhằm mục đích chẩn đoán mà còn được áp dụng để xử lý sửa chữa đoạn động mạch bị hẹp bằng cách đặt bóng và stent. Kỹ thuật chẩn đoán này có độ đặc hiệu là 100%, đem lại hiệu quả cao nhưng lại là biện pháp xâm lấn, dễ phát sinh rủi ro như xuất huyết, phản ứng dị ứng do dùng thuốc cản quang, suy thận cấp...;

Biến chứng và tiên lượng

Biến chứng 

Chứng hẹp động mạch thận là một trong những bệnh lý về thận khá nguy hiểm, nhất là khi không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Có thể kể đến các biến chứng sau:

Bệnh nhân hẹp động mạch thận dễ mắc các biến chứng nghiêm trọng về thận như teo thận, suy thận hoặc đột quỵ

  • Tai biến mạch máu não: Tăng huyết từng cơn, ác tính và đột ngột kéo dài tăng nguy cơ đột quỵ, tai biến mạch máu não và tử vong;
  • Teo thận: Hẹp động mạch thận làm giảm tưới máu nhu mô thận dẫn đến thiếu tình trạng thiếu máu đến thận mức độ mạn tính và hậu quả cuối cùng là teo thận;
  • Suy thận: Tình trạng thiếu máu đến thận kéo dài và gây teo thận hình thành hàng loạt các phức hợp cầu thận và tiến triển thành suy thận. Nếu không can thiệp sớm, suy thận chuyển sang giai đoạn cuối với các hệ lụy khó lường, bệnh nhân phải chạy thận theo chu kỳ để duy trì sự sống;

Tiên lượng 

Theo một thống kê gần đây, đa phần các trường hợp hẹp động mạch thận tiến triển tự nhiên không điều trị có tiên lượng xấu, mặc dù chưa chuyển sang giai đoạn suy thận nặng. Tỷ lệ sống sót sau khoảng 2 năm phát hiện bệnh là:

  • 96% đối với bệnh nhân chỉ hẹp 1 bên động mạch thận;
  • 74% đối với bệnh nhân hẹp cả 2 bên động mạch thận;
  • 47% đối với bệnh nhân hẹp tắc động mạch thận ở quả thận duy nhất còn chức năng;

Do đó, việc điều trị hẹp động mạch thận sớm có ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy lùi bệnh tật và bảo tồn chức năng thận, duy trì sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

Điều trị

Mục tiêu điều trị hẹp động mạch thận là kiểm soát tiến triển bệnh, cải thiện triệu chứng, phòng ngừa hoặc xử lý biến chứng (nếu có) và cải thiện tiên lượng. Cụ thể từng phương pháp điều trị hẹp động mạch thận như sau:

1. Điều trị nội khoa 

Mục tiêu dùng thuốc cho bệnh nhân hẹp động mạch thận nhằm khống chế huyết áp và cải thiện các triệu chứng kèm theo. Các loại thuốc thường dùng như:

Điều trị hẹp động mạch thận bằng thuốc là biện pháp được ưu tiên hàng đầu nhằm mục đích kiểm soát huyết áp và hỗ trợ cải thiện triệu chứng

  • Nhóm thuốc ức chế men chuyển (ACE) hoặc chẹn thụ thể angiotensin II (ARBs): Thuốc có tác dụng ức chế sự hình thành của các phản ứng gây co mạch máu, thông qua cơ chế ức chế hoạt angiotensin II và giảm co mạch;
  • Nhóm thuốc chẹn beta và alpha - beta: Có tác dụng giảm mức độ co bóp và giãn mạch máu để kiểm soát làm chậm nhịp tim;
  • Thuốc lợi tiểu: Bệnh nhân hẹp động mạch thận được chỉ định sử dụng thuốc lợi tiểu nhằm hỗ trợ loại bỏ lượng nước và natri dư thừa;
  • Thuốc chẹn kênh canxi: Có tác dụng làm giảm mức độ co mạch máu do hẹp động mạch thận;
  • Các thuốc khác: Trường hợp hẹp động mạch thận do xơ vữa động mạch có thể được chỉ định dùng một số thuốc hỗ trợ như aspirin hoặc thuốc hạ cholesterol với liều dùng phù hợp với từng trường hợp cụ thể;

Lưu ý quan trọng dành cho bệnh nhân hẹp động mạch thận là phải tuân thủ tuyệt đối các chỉ định dùng thuốc về liều dùng, cách dùng và thời gian sử dụng. Tránh tự ý dùng hoặc lạm dụng trong thời gian dài để phòng ngừa các rủi ro, tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.

2. Điều trị ngoại khoa 

Trường hợp hẹp động mạch thận mức độ nặng không đáp ứng với điều trị nội khoa sẽ được chỉ định thực hiện các thủ thuật can thiệp ngoại khoa nhằm xử lý tổn thương, phục hồi quá trình lưu thông máu qua động mạch thận và cải thiện mức độ tưới máu.

Phẫu thuật nhằm can thiệp mở rộng động mạch bị hẹp hoặc tái tạo đường đi mới để dẫn máu đến thận

Một số kỹ thuật ngoại khoa điều trị hẹp động mạch thận được áp dụng phổ biến như:

  • Can thiệp mạch thận qua da: Đây là một trong những phương pháp điều trị tái tưới máu hiệu quả nhất hiện nay. Bệnh nhân bị hẹp động mạch thận do xơ vữa thường sẽ được chỉ định nong tạo hình bằng bóng và đặt stent. Trường hợp bị hẹp do loạn sản xơ cơ thường chỉ cần nong tạo hình, sau đó nếu nong thất bại, rủi ro tách thành động mạch mới được đặt stent.
  • Phẫu thuật:
    • Phẫu thuật chỉ được chỉ định thực hiện trong những trường hợp hẹp động mạch thận do loạn sản cơ xơ nhưng không phù hợp với thủ thuật nong bóng tạo hình và đặt stent tái hẹp, bệnh tái phát thường xuyên;
    • Kỹ thuật được thực hiện có tên bắc cầu động mạch thận, loại bỏ phần động mạch bị hẹp, sau đó ghép mạch máu thay thế vào để tái tạo đường lưu thông máu mới đến thận;
    • Phẫu thuật này được đánh giá cao về tỷ lệ thành công và đáp ứng tốt trong việc kiểm soát huyết áp sau can thiệp;

Can thiệp ngoại khoa tuy hiệu quả nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường cho sức khỏe. Do đó, bệnh nhân hẹp động mạch thận cần nghe theo sự tư vấn và hướng dẫn của bác sĩ để tránh bỏ qua thời điểm vàng trong điều trị. Đồng thời, phòng tránh các biến chứng hậu phẫu ngoài ý muốn.

Phòng ngừa

Bệnh hẹp động mạch thận không quá nguy hiểm nhưng lại là nguyên nhân phát sinh nhiều hệ lụy biến chứng sức khỏe nghiêm trọng khác nếu không điều trị kịp thời. Do đó, hãy bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình bằng những biện pháp tích cực sau đây để phòng ngừa bệnh.

Lối sống lành mạnh là giải pháp duy nhất giúp bạn có một sức khỏe tốt toàn diện, phòng ngừa mọi bệnh tật bao gồm chứng hẹp động mạch thận

  • Chế độ ăn uống:
    • Thực hiện chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng các chất là yếu tố quan trọng để giúp bạn khỏe mạnh;
    • Hãy bổ sung đa dạng các loại thực phẩm lành mạnh, giảm lượng muối, chế biến thức ăn nhạt để giảm nguy cơ ứ nước, tăng huyết áp và giảm chức năng thận;
    • Tránh ăn thực phẩm dầu mỡ, chiên xào, thức ăn nhanh, đồ ngọt và các chất kích thích như rượu bia, cà phê...
    • Uống đủ nước mỗi ngày;
  • Nói không với các thuốc lá để giảm nguy cơ mắc bệnh hẹp động mạch thận;
  • Tập thể dục thể thao điều độ mỗi ngày để vừa giúp nâng cao thể trạng, tăng cường sức đề kháng vừa tốt cho chỉ số huyết áp, phòng ngừa chứng hẹp động mạch thận;
  • Tuyệt đối không được tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc tây nào khi chưa biết rõ tác dụng, nguồn gốc xuất xứ mà không có sự chỉ định của bác sĩ;
  • Tránh stress, căng thẳng kéo dài, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn;
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ kiểm tra huyết áp và nhiều chỉ số sức khỏe khác để phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời;

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Tôi thường xuyên bị tăng huyết áp có phải dấu hiệu của bệnh gì?

2. Nguyên nhân khiến tôi mắc bệnh hẹp động mạch thận là gì?

3. Tiên lượng tình trạng bệnh của tôi có nặng không? Có chữa khỏi được không?

4. Tôi cần thực hiện các xét nghiệm nào để chẩn đoán xác định chứng hẹp động mạch thận?

5. Điều trị bệnh hẹp động mạch thận bằng phường pháp nào tốt nhất?

6. Nếu tôi không thăm khám và điều trị, bệnh hẹp động mạch thận có tự khỏi được không?

7. Những rủi ro và lợi ích xoay quanh các phương pháp điều trị do bác sĩ chỉ định?

8. Tôi cần lưu ý những gì trong quá trình điều trị hẹp động mạch thận?

9. Điều trị hẹp động mạch thận tốn bao nhiêu? Có được dùng BHYT không?

10. Sau phẫu thuật hẹp động mạch thận, bệnh có nguy cơ tái phát không?

Hẹp động mạch thận là một trong những bệnh lý về thận khá phổ biến và có không ít những rủi ro tiềm ẩn đằng sau nếu người bệnh chủ quan. Do đó, hãy chủ động thăm khám sớm tại bệnh viện chuyên khoa khi ngờ bản thân mắc bệnh để được chẩn đoán xác định và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.

Ngày đăng 15:47 - 17/03/2023 - Cập nhật lúc: 15:48 - 17/03/2023
Chia sẻ:
Bệnh Viêm Đài Bể Thận
Viêm đài bể thận (hay viêm thận - bể thận - Pyelonephritis) là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở các mô kẽ, nhu mô của đài thận và bể…
Bệnh Thận Nhiễm Mỡ
Thận nhiễm mỡ là bệnh lý tự miễn phổ biến…
Bệnh Viêm Cầu Thận
Viêm cầu thận là một trong những bệnh lý gây…
Hội chứng Alport
Hội chứng Alport là tình trạng các mạch máu trong…
Suy thận Bệnh Suy Thận

Suy thận là tình trạng suy giảm chức năng thận đáng lo ngại nếu không được điều trị sớm và…

Bệnh viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu là vấn đề nhiều người mắc phải hiện nay. Nguyên nhân gây bệnh liên quan đến…

Bệnh Alkapton Niệu

Alkapton niệu là một dạng di truyền khá hiếm gặp. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng tích tụ quá mức…

Bệnh Thận Ứ Nước

Thận ứ nước là một trong những vấn đề sức khỏe về thận xảy ra khá phổ biến hiện nay.…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua