Bệnh Amip Ăn Não

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Amip ăn não là bệnh lý nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương. Tác nhân chính là do chủng amip Naegleria fowleri xâm nhập vào cơ thể qua đường mũi và tấn công phá hủy các mô mềm của não. Bệnh bộc phát các triệu chứng đột ngột và nghiêm trọng từ rất sớm. Tiến triển bệnh nhanh chóng và hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều có nguy cơ tử vong rất cao dù được điều trị tích cực. 

Tổng quan

Amip ăn não (Naegleria fowleri hoặc Brain Eating Amoeba) là tình trạng nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương do một loại ký sinh trùng thuộc họ Naegleria gây ra. Đây là loại sinh vật đơn bào, chúng sinh sống chủ yếu ở các hồ nước ngọt, ấm và nông, sông, suối hoặc trong đất.

Con người có thể nhiễm amip thông qua nguồn nước ô nhiễm bằng đường mũi, sau khi xâm nhập vào cơ thể chúng sẽ di chuyển ngược lên não và gây ra tình trạng viêm nhiễm tại đây. Trường hợp uống nước chứa khuẩn amip sẽ không nhiễm bệnh.

Amip ăn não là bệnh lý nhiễm trùng hệ thần kinh do nhiễm chủng amip Naegleria fowleri

Bệnh nhân bị amip ăn não sẽ bộc phát triệu chứng sau 2 - 15 ngày. Đặc trưng triệu chứng như sốt cao, đau đầu, buồn nôn, nôn ói, cứng cổ, nặng hơn gây rối loạn ý thức, mất thăng bằng, ảo giác, co giật... kèm theo một số biểu hiện thần kinh định vị.

Trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân nhiễm chủng amip này có thể khởi phát viêm màng não do amip nguyên phát (PAM - Primary Amoebic Menigoencephalogitis) cực kỳ nguy hiểm với nguy cơ tử vong cao. Do đó, khuyến cáo bệnh nhân nhiễm amip ăn não cần thăm khám sớm và điều trị bằng phương pháp phù hợp để ngăn chặn biến chứng.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Nguyên nhân

Ký sinh trùng Naegleria fowleri là loại vi sinh vật đơn bào thuộc chủng amip gây ra chứng amip ăn não. Chúng có thể sống tự do trong môi trường bên ngoài mà không cần đến vật chủ con người.

Nếu gặp điều kiện thuận lợi, chúng sẽ nhanh chóng phân chia và sinh sản bằng cách trực phân và gây nhiễm bệnh cho con người thông qua các thể dưỡng bào (trophozoites). Còn nếu sống ở môi trường bên ngoài chúng sẽ chuyển hóa thành các bào nang cyst nhằm tồn tại.

Ký sinh trùng amip Naegleria fowleri xâm nhập vào cơ thể qua đường mũi và đi lên não là tác nhân chính gây ra amip ăn não

Con đường nhiễm amip vào trong cơ thể người là qua đường mũi khi hít nước bẩn chứa amip. Dựa vào cấu trúc đơn bào không quá phức tạp, chúng nhanh chóng di chuyển lên não bộ người thông qua hệ thống dây thần kinh khứu giác. Đây cũng là con đường duy nhất gây nhiễm amip ăn não. Do đó, nếu chẳng may bạn có uống hoặc sử dụng nguồn nước chứa amip để nấu ăn sẽ không thể mắc bệnh.

Yếu tố nguy cơ

Có nhiều yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ khiến con người nhiễm amip ăn não như:

Trẻ em thường xuyên bơi ở những vùng nước ngọt, ấm rất dễ nhiễm amip ăn não

  • Bơi ở những con sông, suối, ao, hồ nước ngọt, thường là vùng hạ lưu nước ấm tạo điều kiện cho amip tồn tại;
  • Thời tiết mùa hè khiến nhiệt độ nước tăng lên khoảng 35 độ C, đây là điều kiện thuận lợi để amip phát triển mạnh mẽ;
  • Trẻ em và trẻ vị thành niên có sở thích bơi lội, ngâm mình lâu dưới nước rất dễ nhiễm amip và khiến chúng có đủ thời gian di chuyển lên não;
  • Sử dụng nước máy để rửa mũi bằng bình chuyên dụng thay vì dùng nước muối sinh lý hoặc nước cất cũng làm tăng nguy cơ nhiễm amip;
  • Hít phải bụi chứa ký sinh trùng amip;

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng

Sau 2 - 15 ngày ủ bệnh, các triệu chứng nhiễm amip ăn não sẽ bùng phát bất ngờ và nghiêm trọng, có thể kể đến một số triệu chứng sau:

Các triệu chứng amip ăn não thường xuất hiện đột ngột và nghiêm trọng, thậm chí hôn mê, rối loạn tâm thần

  • Sốt cao kéo dài không hạ;
  • Buồn nôn, nôn ói liên tục;
  • Đau đầu dữ dội;
  • Mệt mỏi, buồn ngủ li bì;
  • Cứng cổ, nhạy cảm với ánh sáng, run sợ, mất thăng bằng là những biểu hiện của viêm màng não;
  • Rối loạn thần kinh khiến tâm thần bất ổn, động kinh, rơi vào hôn mê sâu;

Các triệu chứng amip ăn não tiến triển cực kỳ nhanh chóng và nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ có nguy cơ tử vong rất cao sau khoảng 1 tuần.

Chẩn đoán

Chẩn đoán amip ăn não được thực hiện thông qua đánh giá các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng. Sau khi đã loại trừ hết tất cả các tác nhân gây ra triệu chứng nhiễm trùng vừa kể trên, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm sau để tìm kiếm amip.

Chẩn đoán bệnh amip ăn não bằng cách chọc dò tủy sống kết hợp xét nghiệm hình ảnh để phát hiện amip cùng các tổn thương ở não

  • Chọc dò tủy sống (CSF): Đây là phương pháp xét nghiệm dịch não tủy bằng cách chọc dò tủy sống (thường là vị trí L2 - S2) để lấy mẫu mô, sau đó quan sát và phân tích dưới kính hiển vi, tìm kiếm amip. Đồng thời, kỹ thuật này còn giúp đo áp lực dịch não tủy, đánh giá mức độ áp lực và tổn thương nội sọ.
  • Chẩn đoán hình ảnh: Kết hợp một số kỹ thuật hình ảnh như chụp cộng hưởng từ MRI hoặc chụp cắt lớp vi tính CT nhằm quan sát cấu trúc chi tiết của não, phát hiện các tổn thương dù là nhỏ nhất ở các mô mềm.
  • Sinh thiết não: Một số ít trường hợp không thể tìm thấy amip bằng các phương pháp trên, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện sinh thiết não nhằm phát hiện chính xác chủng ký sinh trùng amip.

Biến chứng và tiên lượng

Tỷ lệ tử vong khi bị amip ăn não khá cao, hơn 97% dù được điều trị. Vì tiến triển bệnh rất nhanh, amip di chuyển lên não và gây ra các tổn thương nghiêm trọng không thể phục hồi. Dù bệnh nhân được điều trị tích cực cũng sẽ chỉ giúp duy trì sự sống, không thể tránh khỏi các di chứng khác.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, việc điều trị khỏi hoàn toàn bệnh amip ăn não là có khả năng. Tuy nhiên, với điều kiện phải phát hiện và điều trị bệnh sớm bằng thuốc đặc hiệu. Kết hợp hạ sốt, làm mát cơ thể để duy trì thân nhiệt ổn định tránh gây biến chứng sưng não khó điều trị.

Điều trị

Điều trị amip ăn não thường bị giới hạn bởi có rất ít phương pháp đặc hiệu với amip, chủ yếu là dùng thuốc. Tùy từng trường hợp bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng loại thuốc và phối hợp các thuốc với nhau với liều lượng phù hợp. Một số loại thuốc kháng amip được chỉ định sử dụng phổ biến như:

Bệnh amip ăn não chủ yếu được điều trị bằng một số loại thuốc kháng amip đặc hiệu như Amphotericin B hoặc Rifampicin, Fluconazole

  • Thuốc kháng nấm:
    • Loại điển hình là Amphotericin B đã được nghiên cứu chuyên sâu và chứng minh có khả năng tiêu diệt amip. Liều dùng khuyến cáo là 0.7 - 1mg/kg/lần, dùng dưới dạng tiêm truyền qua tĩnh mạch;
    • Fluconazole cũng là loại thuốc kháng nấm có hiệu quả cao trong điều trị amip ăn não. Dùng thuốc dưới dạng tiêm tĩnh mạch với liều khuyến cáo là 10mg/kg/ngày;
    • Rifampin cũng được cân nhắc sử dụng để điều trị amip ăn não. Liều khuyến cáo là 10mg/kg/ngày;
  • Các thuốc hỗ trợ điều trị: Được chỉ định sử dụng phối hợp với các loại thuốc kháng amip trên để tăng hiệu quả điều trị. Bao gồm:
    • Miltefosine (Impavido®) với liều khuyến cáo 50mg/lần x 2 lần/ngày nếu bệnh nhân < 45kg, tăng lên 3 lần/ngày nếu bệnh nhân > 45kg;
    • Azithromycin được đánh giá đem lại hiệu quả cao trong điều trị amip ăn não khi kết hợp với amphotericin B;
    • Posaconnazole giúp ức chế sự phát triển của amip trong vòng 12 giờ những vẫn còn đang trong giai đoạn nghiên cứu thêm;

Phòng ngừa

Tỷ lệ tử vong của chứng amip ăn não rất cao nên các chuyên gia hàng đầu luôn khuyến cáo thực hiện dự phòng bệnh lý này ngay từ đầu. Các biện pháp phòng ngừa tích cực cần ghi nhớ như:

Chỉ được sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi xoang nhằm giảm nguy cơ nhiễm amip

  • Không nên tắm, bơi lội ở những vùng nước ngọt, có nhiệt độ ấm hoặc bịt chặt mũi trước khi xuống nước. Hoặc ở những nơi được cảnh báo có sự tồn tại của amip Naegleria fowleri, tuyệt đối không được xuống nước.
  • Nếu muốn vệ sinh mũi phải dùng nước muối sinh lý hoặc nước cất chuyên dùng trong y tế để đảm bảo an toàn.
  • Trường hợp bắt buộc phải sử dụng nước máy hãy đun sôi nước lên rồi để nguội hẳn mới sử dụng để rửa mũi.
  • Hoặc sử dụng thuốc tẩy clo với lượng phù hợp để làm sạch nguồn nước máy trước khi dùng nó để vệ sinh mũi.
  • Lắp đặt bộ lọc chuyên dụng với thiết kế kích thước lỗ lọc từ 1 micron trở xuống để loại bỏ tất cả các loại vi trùng ra khỏi nước, trong đó có amip nếu bạn muốn sử dụng nguồn nước đó.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Những dấu hiệu nào cho thấy tôi bị nhiễm trùng amip ăn não?

2. Nguyên nhân khiến tôi bị amip ăn não là gì?

3. Bệnh amip ăn não có nguy hiểm không?

4. Tiên lượng tình trạng bệnh của tôi có nghiêm trọng không?

5. Bệnh amip ăn não có gây tử vong không?

6. Thời gian từ lúc nhiễm bệnh cho đến lúc tử vong là bao lâu?

7. Tôi cần thực hiện những xét nghiệm nào để chẩn đoán amip ăn não?

8. Bệnh amip ăn não có điều trị khỏi hoàn toàn được không?

9. Điều trị amip ăn não bằng thuốc nào tốt nhất?

 

10. Sau điều trị amip ăn não bệnh có tái phát trở lại không?

Chứng amip ăn não là bệnh nhiễm ký sinh trùng amip nguy hiểm nếu mắc phải và có tiên lượng kém do tiến triển bệnh nhanh chóng, nguy cơ tử vong cao hoặc để lại di chứng nặng nề sau điều trị. Do đó, khuyến cáo những người thường xuyên phải xuống những hồ nước ngọt phải thường xuyên thăm khám, chẩn đoán để sớm phát hiện bệnh, điều trị kịp thời, giảm tỷ lệ tử vong.

Ngày đăng 17:01 - 10/04/2023 - Cập nhật lúc: 17:02 - 10/04/2023
Chia sẻ:
Bệnh Thoát Vị Não
Thoát vị não là một trong những vấn đề sức khỏe nguy hiểm cần được cấp cứu ngay lập tức. Bệnh có thể xảy ra trong giai đoạn mang thai,…
Bệnh Thần kinh đái tháo đường
Thần kinh đái tháo đường là một biến chứng phổ…
Bệnh Alzheimer
Bệnh Alzheimer là căn bệnh suy giảm trí nhớ và…
Bệnh Teo Dây Thần Kinh Thị Giác
Teo dây thần kinh thị giác là bệnh lý xảy…
Bệnh Liệt Dây Thần Kinh Số 6

Liệt dây thần kinh số 6 là một trong những bệnh thường gặp về rối loạn chức năng mắt. Bất…

Bệnh Đau Dây Thần Kinh Sinh Ba

Đau dây thần kinh sinh ba là một trong những rối loạn chức năng dây số V, đặc trưng bởi…

Hội cứng West

Hội chứng West là một loại động kinh hiếm gặp chỉ ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.…

Bệnh Phù Não

Phù não là một trong những tai biến thường gặp của các chấn thương, nhiễm trùng, u não hoặc đột…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua