VTV2 Chất lượng cuộc sống giới thiệu bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang và phác đồ điều trị bệnh xương khớp không xâm lấn từ Y học cổ truyền [Đừng bỏ lỡ]

Bệnh loãng xương ở người cao tuổi và giải pháp khắc phục

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Bệnh loãng xương ở người cao tuổi thường xảy ra ở những người có chế độ ăn thiếu canxi hay các trường hợp có tiền sử bị bệnh ở đường tiêu hóa, tuyến giáp. Để khắc phục căn bệnh này, ngoài việc tăng cường bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho xương thì người bệnh còn được bác sĩ kê đơn thuốc để điều trị triệu chứng bệnh, giúp xương chắc khỏe hơn.

Triệu chứng bệnh loãng xương ở người cao tuổi

Loãng xương là hiện tượng suy giảm khối lượng xương khiến cho cấu trúc xương bị xốp và thưa thớt. Bệnh ảnh hưởng đến nhiều đối tượng, đặc biệt người cao tuổi thuộc giới tính nữ chiếm tỷ lệ khá cao.

bệnh loãng xương ở người cao tuổi
bệnh loãng xương ở người cao tuổi thường gây đau nhức trong xương và nhiều triệu chứng khó chịu khác

Khi bị loãng xương, xương trở lên giòn và rất dễ bị gãy khi có va đập mạnh hoặc bị tai nạn. Bệnh cũng có thể gây lún cột sống, kèm theo đó là nhiều dấu hiệu bất thường khác như:

  • Đau nhức trong xương
  • Cột sống hoặc vùng thắt ngang cột sống cũng có thể bị đau. Đôi khi, cơn đau còn có thể lan sang cả hai bên mạn sườn
  • Cảm giác đau xương, đau cột sống tăng lên khi vận động mạnh hoặc khi khuân vác vận nặng quá sức. Cơn đau có khuynh hướng giảm nhẹ sau khi nằm nghỉ ngơi, xoa bóp.
  • Các đốt sống bị lún gây vẹo cột sống và khiến lưng không được thẳng mà có biểu hiện gù lưng. Điều này khiến cho chiều cao của người bệnh giảm xuống so với khi chưa bị loãng xương.
  • Tay chân yếu
  • Cơ thể đổ nhiều mồ hôi
  • Thường xuyên có cảm giác ớn lạnh trong người
  • Hay bị chuột rút

Nguyên nhân gây bệnh loãng xương ở người cao tuổi

Bệnh loãng xương ở người cao tuổi là hệ quả của quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Căn bệnh này tiến triển một cách âm thầm trong thời gian dài và có thể bắt đầu xuất hiện từ sau năm 30 tuổi dưới sự tác động của nhiều yếu tố như:

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc đặc trị bệnh xương khớp của Trung tâm Thuốc dân tộc kết hợp hơn 50 vị thuốc quý. Đặc biệt, bài thuốc có sự góp mặt của nhiều bí dược lần đầu tiên được nghiên cứu và ứng dụng trong điều trị bệnh xương khớp tại Việt Nam.

Chế độ ăn uống thiếu khoa học:

Canxi là thành phần quan trọng xây dựng nên các tế bào xương, giúp làm tăng mật độ xương. Trong khi đó, các dưỡng chất khác như vitamin D, K, B6, B12, photpho… cũng rất cần thiết cho quá trình hấp thu và chuyển hóa canxi trong cơ thể, giúp xương khớp chắc khỏe hơn. Chế độ ăn uống hàng ngày nếu không cung cấp đủ các chất này cho cơ thể tất yếu sẽ dẫn đến loãng xương ở người cao tuổi. 

Nghiên cứu cũng cho thấy, một chế độ ăn quá nhiều chất đạm hoặc thường xuyên lạm dụng bia, rượu, cà phê có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu và sử dụng canxi trong cơ thể. Điều này khiến cho người cao tuổi dễ bị loãng xương.

Do ảnh hưởng của bệnh lý:

Bệnh loãng xương ở người cao tuổi có thể phát triển thứ phát sau khi gặp phải các vấn đề khác về sức khỏe như:

  • Bệnh đường tiêu hóa: Đường ruột bị tổn thương sẽ làm giảm khả năng hấp thu canxi cùng các dưỡng chất thiết yếu cho việc tái tạo xương.
  • Bệnh ở thận: Chức năng hoạt động của thận bị suy giảm có thể gây thất thoát canxi. Hậu quả là các tế bào xương mới được tái tạo không đủ để bù đắp vào số lượng mô xương bị phá hủy.
  • Các vấn đề ở tuyến giáp hoặc cận giáp: Chẳng hạn như bệnh cường giáp hay cường cận giáp đều có thể kích thích sản sinh ra nhiều hormone làm mất xương, khiến xương bị xốp.
  • Tiểu đường

Tác dụng phụ của thuốc Tây:

Một số loại thuốc Tây khi sử dụng trong thời gian dài có thể khiến người cao tuổi bị loãng xương. Bao gồm:

  • Thuốc chống co giật
  • Thuốc chống động kinh
  • Thuốc làm giảm axit trong dạ dày có chứa thành phần aluminum
  • Corticosteroid
  • Thuốc bổ sung hormon tuyến giáp.

Ít vận động:

Thói quen ngồi nhiều, ít vận động hoặc không tập thể dục thường xuyên sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong cơ thể, đồng thời khiến xương khớp bị suy yếu. Điều này góp phần thúc đẩy bệnh loãng xương ở người cao tuổi phát triển.

Hút thuốc lá:

Các chất độc hại trong khói thuốc lá không chỉ gây ra nhiều vấn đề xấu cho sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến việc sử dụng canxi của cơ thể cho quá trình tái tạo các tế bào xương mới. Chính vì lý do này khiến cho một số người cao tuổi có thói quen hút thuốc lá lâu năm bị loãng xương.

Suy giảm nội tiết tố:

Trong cơ thể nữ giới, hormone estrogen có chức năng bảo vệ xương. Chính vì vậy, việc thiếu hụt estrogen chính là điều kiện thuận lợi để bệnh loãng xương phát triển. Nguyên nhân gây bệnh này có thể bắt đầu xuất hiện khi phụ nữ bước vào tuổi mãn kinh. Ngoài ra, ở phụ nữ cao tuổi, hai buồng trứng teo dần cũng làm suy giảm chức năng sản xuất hormone.

Ngược lại, tình trạng thiếu hụt hormone testosterone lại là nguyên nhân gây loãng xương ở những bệnh nhân nam cao tuổi.

Nguyên nhân gây bệnh loãng xương ở người cao tuổi
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh loãng xương ở người cao tuổi

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương ở người cao tuổi

  • Di truyền: Người cao tuổi có nguy cơ bị loãng xương cao nếu như cha mẹ hay anh chị em của họ cũng mắc căn bệnh này. Thậm chí bệnh có thể phát triển ngay từ khi còn trẻ nếu có tiền sử mắc bệnh trong gia đình.
  • Giới tính: Thống kê cho thấy, số lượng nữ giới bị loãng xương cao hơn hẳn so với nam giới. Điều này có liên quan đến các vấn đề như thể chất, sinh đẻ hay mãn kinh…
  • Chủng tộc: Bệnh loãng xương ở người cao tuổi cũng như các đối tượng khác có khuynh hướng ảnh hưởng nhiều hơn đến người da trắng so với người da đen.
  • Cân nặng: Người cao tuổi có nguy cơ bị loãng xương cao hơn nếu nhẹ cân, có khung xương nhỏ hay thân hình nhỏ bé. Tuy nhiên, việc dư thừa cân nặng cũng có thể làm tăng áp lực cho xương, khiến khung xương dần suy yếu và phát triển bệnh loãng xương.
  • Nằm bất động tại giường trong thời gian dài
  • Có tiền sử bị gãy xương: Gãy xương có thể cho thấy mật độ xương thấp. Đây cũng chính là một trong những yếu tố nguy cơ của bệnh loãng xương ở người cao tuổi.

Bệnh loãng xương ở người cao tuổi có nguy hiểm không?

Ở người cao tuổi, các triệu chứng của bệnh loãng xương thường có mức độ nghiêm trọng hơn so với các lứa tuổi trẻ hơn. Người bệnh thường xuyên phải đối mặt với các cơn đau nhức khó chịu trong xương hoặc đau cột sống kéo dài. Đôi khi cơn đau có thể trở nên dữ dội khiến cho bệnh nhân hoang mang và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ cũng như khả năng vận động, đi lại.

Ngoài ra, bệnh loãng xương ở người cao tuổi còn có thể gây ra một số biến chứng khác như:

  • Lún xẹp đốt sống
  • Vẹo cột sống
  • Gù lưng
  • Dễ bị gãy xương khi va đập hoặc té ngã. Đặc biệt , các trường hợp bị gãy cổ xương đùi có nguy cơ bị tàn tật, tử vong cao
  • Biến chứng khác ít gặp hơn: Viêm phổi, các vấn đề ở tim mạch

Chẩn đoán bệnh loãng xương ở người cao tuổi

Bệnh loãng xương ở người cao tuổi có thể được phát hiện sớm qua những lần thăm khám sức khỏe định kỳ. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân đều tìm đến bệnh viện khám khi có các dấu hiệu bất thường. Bác sĩ sẽ ghi nhận các triệu chứng liên quan, tiền sử mắc bệnh, thói quen ăn uống, sinh hoạt hay các loại thuốc mà người bệnh đang sử dụng để phục vụ cho công tác chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh.

chẩn đoán bệnh loãng xương ở người cao tuổi
Chụp X-quang hoặc đo mật độ xương có thể giúp chẩn đoán loãng xương ở người cao tuổi

Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh loãng xương ở người cao tuổi rất dễ bị nhầm lẫn với những vấn đề khác về xương khớp. Để xác định chính xác bệnh, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện thêm các xét nghiệm sau:

  • Chụp X-quang: Bệnh nhân có thể được chụp X-quang ở cột sống hoặc xương tay chân. Hình ảnh ghi nhận được có thể cho thấy tình trạng mất xương. Tuy nhiên, phương pháp này thường chỉ giúp phát hiện ra bệnh loãng xương trong giai đoạn muộn. Lúc này, các tế bào xương đã bị mất khá nhiều.
  • Đo mật độ xương: Phương pháp này cho phép đánh giá được khối lượng xương, giúp người cao tuổi phát hiện ra bệnh loãng xương sớm hơn.

Điều trị bệnh loãng xương ở người cao tuổi

Để chữa loãng xương cho người cao tuổi, bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc có tác dụng làm chậm lại quá trình suy giảm mật độ xương, đồng thời giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu cho người bệnh.

Các thuốc trị loãng xương ở người cao tuổi đang được sử dụng phổ biến bao gồm:

  • Alendronate
  • Fosamax
  • Actonel
  • Boniva
  • Risedronate,…

Hàng năm, người bệnh đều được khuyến cáo nên truyền một loại thuốc chứa axit zoledronic có tên gọi là Reclast. Loại thuốc này có tác dụng tích cực trong việc cải thiện độ cứng chắc của xương. Điều này có thể giúp người cao tuổi mắc chứng loãng xương giảm thiểu được nguy cơ bị gãy xương.

Đôi khi, thuốc Raloxifene (Evista) có thể được chỉ định cho phụ nữ lớn tuổi bị loãng xương. Loại thuốc này hoạt động tương tự như estrogen. Thuốc giúp duy trì khối lượng xương nhưng lại không làm tăng nguy cơ gây ra khối u ác tính ở vú hay tử cung như khi áp dụng liệu pháp estrogen. Mặc dù vậy, thuốc Raloxifene có thể mang lại một số tác dụng phụ như nóng bừng trong người, làm xuất hiện cục máu đông.

Thuốc trị loãng xương ở người cao tuổi
Một số loại thuốc có thể giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh loãng xương ở người cao tuổi

Thuốc Teriparatide (Forteo) cũng được sử dụng để điều trị bệnh loãng xương ở người cao tuổi. Đối tượng được chỉ định thuốc là phụ nữ và nam giới dễ bị gãy xương. Loại thuốc này cung cấp hormone tuyến cận giáp nhân tạo. Bệnh nhân thường được chỉ định uống thuốc mỗi ngày trong vòng 2 năm. Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như chóng mặt, chuột rút ở chân, mắc ói… Chống chỉ định cho các trường hợp có nguy cơ bị ung thư xương cao.

 Một loại thuốc khác có thể được kê đơn cho người cao tuổi bị loãng xương là thuốc sinh học Denosumab (Prolia) . Thuốc có tác dụng khắc phục tình trạng rạn nứt xương và một liệu trình điều trị có thể kéo dài trong khoảng 6 tháng.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, để khắc phục tình trạng loãng xương ở người cao tuổi thì bệnh nhân cần chú ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn và duy trì một lối sống lành mạnh. Sử dụng các chế phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho xương theo hướng dẫn của bác sĩ nếu chế độ ăn không thể cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.

Cách phòng ngừa bệnh loãng xương ở người cao tuổi

Một số giải pháp đơn giản dưới đây có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh loãng xương ở người cao tuổi:

  • Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học. Bổ sung các thực phẩm giàu canxi, vitamin D và các dưỡng chất thiết yếu cho xương vào trong thực đơn hàng ngày.
  • Tập thể dục mỗi ngày. Lựa chọn các bài tập phù hợp với thể trạng. Mỗi ngày tập từ 20 – 30 phút là đủ. Tránh tập luyện quá gắng sức gây chấn thương cho xương.
  • Kiêng hút thuốc lá và tránh xa những nơi có khói thuốc lá
  • Hạn chế sử dụng các thức uống có cồn hoặc uống nhiều cà phê, chè đặc
  • Điều trị triệt để các bệnh lý liên quan nếu có, nhất là các bệnh ở đường ruột, tuyến giáp hay bệnh tiểu đường. 
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc Tây, đặc biệt là các thuốc có thể gây loãng xương ở người cao tuổi.
  • Định kỳ tới bệnh viện kiểm tra sức khỏe để phát hiện và điều trị sớm bệnh loãng xương nếu không may mắc phải căn bệnh này.

Bạn có thể tham khảo thêm

Tin bài nên đọc

Ngày đăng 11:19 - 30/07/2022 - Cập nhật lúc: 11:45 - 08/02/2023
Chia sẻ:
Vang danh là bài thuốc đặc trị bệnh xương khớp hiệu quả, Quốc dược Phục cốt khang nhận được phản hồi tích cực từ phía người bệnh và được giới chuyên môn đánh giá cao. [Đọc ngay]
Phòng chống loãng xương hiệu quả nhờ sinh hoạt & ăn uống

Điều trị bệnh loãng xương thường gây nhiều khó khăn và tốn kém. Vì vậy, để cải thiện tình trạng…

dấu hiệu loãng xương Các triệu chứng, dấu hiệu loãng xương cần khám ngay khi gặp

Loãng xương là bệnh lý thường xuất hiện cùng với quá trình lão hóa của cơ thể nhưng hiện đang…

Đo loãng xương khi nào cần làm? Chi phí và thông tin cần biết

Đo loãng xương là một trong những tiểu chuẩn chẩn đoán loãng xương giúp kiểm tra và phát hiện mật…

Các loại thuốc điều trị loãng xương và lưu ý để bệnh nhanh khỏi

Loãng xương nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây gãy xương, nguy hiểm hơn là…

TOP 10 sữa dành cho người loãng xương tốt nhất hiện nay (2023)

Sử dụng sữa giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa loãng xương phương pháp được áp dụng phổ biến…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Trung tâm Thuốc dân tộc hoàn thiện phác đồ ĐẶC TRỊ các bệnh lý xương khớp từ tinh hoa Y học cổ truyền LẦN ĐẦU TIÊN ứng dụng tại Việt Nam. [Tìm hiểu ngay]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua