Bệnh lậu để lâu có sao không, có nên sống chung với bệnh?

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Lậu là căn bệnh rất dễ lây nhiễm qua đường tình dục nhưng lại không đơn giản để điều trị dứt điểm. Liệu bệnh lậu để lâu thì có sao không? Những biến chứng nào sẽ có thể phát sinh? Cùng tìm hiểu để chủ động và nghiêm túc hơn trong việc phát hiện và điều trị bệnh lậu.

bệnh lậu để lâu có sao không
Bệnh lậu để lâu liệu có sao không? Những vấn đề gì sẽ phát sinh?

Bệnh lậu để lâu có sao không?

Lậu là căn bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra. Bệnh lý này có thể ảnh hưởng đến mọi đối tượng. Trong đó những người ở khoảng 15 – 24 tuổi đã từng quan hệ tình dục sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.

Triệu chứng của bệnh lậu ở giai đoạn đầu thường chưa biểu hiện rõ ràng. Chính vì điều này đã khiến nhiều người mặc dù đang sống chung với bệnh nhưng lại không hay biết.

Đặc biệt là ở phụ nữ, triệu chứng ít xuất hiện và còn giống với một số bệnh phụ khoa thông thường. Vì vậy mà cản trở không ít đến việc phát hiện và điều trị.

Thực tế cho thấy, bệnh lậu không đơn giản, nếu để lâu sẽ rất dễ phát sinh các vấn đề nghiêm trọng. Phải kể đến là một số biến chứng dưới đây:

1. Vô sinh ở nam giới

Bệnh lậu ở nam giới nếu để lâu có thể dẫn tới viêm nhiễm các bộ phận ở cơ quan tiết niệu. Điển hình như tuyến tiền liệt, niệu đạo, ống dẫn tinh… Đặc biệt là viêm mào tinh hoàn – vị trí đặt ống dẫn tinh.

Tình trạng viêm cùng với các triệu chứng của bệnh còn làm giảm ham muốn tình dục. Trong nhiều trường hợp, đấng mày râu còn gặp tình trạng xuất tinh ra máu.

Mặc dù các vấn đề này có thể được điều trị nếu phát hiện sớm. Tuy nhiên, nam giới sẽ đứng trước nguy cơ rất cao bị hiếm muộn hay vô sinh.

2. Vô sinh ở phụ nữ

Nhiễm lậu thông qua đường sinh dục có thể khiến chị em bị nhiễm trùng niệu đạo, cổ tử cung và ống dẫn trứng. Ngoài ra còn làm tăng nguy cơ phát triển nhanh của bệnh viêm vùng chậu.

Khi di chuyển vào bên trong, vi khuẩn lậu có thể phá hỏng ống dẫn trứng và hình thành nên các mô sẹo. Chính những mô sẹo này đã làm tắc ống dẫn trứng và ngăn không cho tinh trùng di chuyển đến trứng. Điều này khiến chị em đứng trước nguy cơ cao bị vô sinh hay hiếm muộn.

Ngoài ra, mang thai ngoài tử cung cũng là tình trạng rất phổ biến. Nguyên nhân là do trứng được thụ tinh bị mắc kẹt ở trong ống dẫn trứng. Đây là vấn đề nghiêm trọng có thể khiến tính mạng chị em bị đe dọa.

3. Nhiễm trùng lan rộng

Vấn đề này thường phát sinh khi vi khuẩn lây lan vào máu và di chuyển đến các bộ phận trên khắp cơ thể. Một số triệu chứng đặc trưng rất dễ thấy như sưng đau khớp, sốt, phát ban trên da.

Vi khuẩn tấn công vào mắt có thể khiến mắt bị đỏ, rất dễ nhầm lẫn với bệnh đau mắt đỏ. Điều này có thể dẫn đến việc điều trị sai cách dẫn tới mất thị lực vĩnh viễn.

bệnh lậu để lâu
Nhiễm trùng có thể lan rộng qua máu đến nhiều bộ phận khác nếu điều trị muộn

Họng và amidan cũng là vị trí dễ bị ảnh hưởng bởi bệnh. Triệu chứng thường gặp là đau rát và sưng ở cổ họng, amidan gây ho và khó nuốt. Tình trạng này tiếp diễn trong thời gian dài có thể khiến co họng và amidan bị kích thích mạnh, gây loét nặng rất khó điều trị.

4. Biến chứng ở phụ nữ mang thai

Lậu là căn bệnh có thể lây nhiễm từ mẹ sang con trong quá trình mang thai. Đây là vấn đề rất  nghiêm trọng mà bất cứ mẹ bầu nào cũng cần phải hết sức chú ý.

Khi mang thai, mẹ bầu bị bệnh lậu không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thai kỳ mà còn gây ra các biến chứng ở trẻ. Nhiều trường hợp ghi nhận trẻ sinh ra có thể bị mù mặt, nhiễm trùng da. Và nguy hiểm nhất là tính mạng của trẻ có thể bị đe dọa, thậm chí nhiều trẻ còn bị chết lưu ở trong bụng mẹ.

Làm thế nào khi bị bệnh lậu?

Bệnh lậu sẽ không quá nguy hiểm nếu bạn sớm phát hiện và xử lý đúng cách. Những khuyến nghị dưới đây sẽ hỗ trợ tốt cho quá trình kiểm soát và đẩy lùi căn bệnh này.

1. Sớm thăm khám và điều trị

Vì những triệu chứng của bệnh lậu không quá rõ ràng nên việc phát hiện sự hiện diện của bệnh ngay từ giai đoạn đầu sẽ không đơn giản. Nhiều người chỉ nhận thấy mình mắc bệnh khi bệnh đã bắt đầu diễn tiến nặng.

Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, không ít người nghi ngờ mình mắc bệnh nhưng lại ngại thăm khám. Chính điều này đã khiến cho vấn đề ngày càng nghiêm trọng.

Để có thể sớm đẩy lùi bệnh, bạn cần ngay lập tức thăm khám khi phát hiện ra những triệu chứng đầu tiên nghi ngờ là của bệnh. Đồng thời tuyệt đối nghiêm túc trong quá trình điều trị. Bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ phù hợp với mức độ triệu chứng và hiện trạng sức khỏe của mỗi người.

bệnh lậu để lâu có sao không
Cần sớm thăm khám và nghiêm túc điều trị theo phác đồ mà bác sĩ đưa ra

Thông thường, người bệnh sẽ được chỉ định tiêm thuốc. Thuốc Ceftriaxone là được sử dụng phổ biến nhất. Và có thể sẽ được kết hợp với kháng sinh đường uống khác như Vibramycin hoặc Azithromycin.

2. Chú ý chăm sóc và dự phòng

Bệnh lậu không chỉ khó chữa mà còn dễ tái phát. Chính vì thế ngoài việc điều trị theo hướng dẫn từ bác sĩ, người bệnh cần chú ý đến các biện pháp chăm sóc và dự phòng.

Sau đây là một số khuyến nghị:

  • Khi đang điều trị bệnh nên hạn chế quan hệ tình dục. Nếu có quan hệ hãy sử dụng bao cao su dù là bằng đường miệng hay hậu môn. 
  • Để tránh tái nhiễm, bạn tuyệt đối không nên quan hệ không an toàn trong ít nhất 7 ngày sau khi đã kết thúc điều trị.
  • Nếu có sử dụng các thiết bị tình dục hãy chú ý vệ sinh và sát khuẩn chúng cẩn thân. Tuyệt đối không dùng chung với những người khác, nhất là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh lậu.
  • Chủ động tìm hiểu tiền sử bệnh lây qua đường tình dục của bạn tình.
  • Thăm khám định kỳ để sàng lọc bệnh lậu, nhất là khi còn dưới 25 tuổi.

Thông tin từ bài viết chính là câu trả lời cho vấn đề “Bệnh lậu để lâu có sao không? Phải làm sao khi mắc bệnh?”. Cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho bạn và bạn tình chính là quan hệ tình dục an toàn. Đồng thời thăm khám ngay khi các triệu chứng đầu tiên của bệnh lộ diện.

Bạn nên tìm hiểu thêm: Bệnh lậu mãn tính có chữa được không, bằng cách nào?

Ngày đăng 09:03 - 08/06/2023 - Cập nhật lúc: 14:38 - 09/06/2023
Chia sẻ:
Bệnh lậu mãn tính có chữa được không, bằng cách nào?

Bệnh lậu là căn bệnh xã hội nguy hiểm có tốc độ lây nhiễm khá nhanh và con đường truyền…

bệnh lậu để lâu có sao không Bệnh lậu để lâu có sao không, có nên sống chung với bệnh?

Lậu là căn bệnh rất dễ lây nhiễm qua đường tình dục nhưng lại không đơn giản để điều trị…

Có nhiều cách chữa bệnh lậu tại nhà Áp dụng cách chữa bệnh lậu tại nhà nào đơn giản, hiệu quả?

Lậu là một trong những căn bệnh xã hội nguy hiểm cần được kịp thời thăm khám và điều trị.…

Lậu cầu là gì? Hình ảnh và cách điều trị khi nhiễm lậu cầu

Lậu cầu là căn bệnh xã hội do vi khuẩn cầu lậu Neisseria gonorrhoeae gây ra. Bệnh còn có khả…

bệnh lậu Bệnh lậu là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Bệnh lậu là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất phổ biến có thể ảnh…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua