Bệnh ho lao là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị HIỆU QUẢ NHẤT HIỆN NAY

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Bệnh ho lao hay bệnh lao là một dạng bệnh truyền nhiễm có thể gây ảnh hưởng đến phổi và hệ thống hô hấp. Hiện tại ho lao có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, nếu không được điều trị phù hợp bệnh có thể dẫn đến tử vong.

ho lao
Ho lao là bệnh do vi khuẩn gây ra và có thể gây tử vong

Bệnh ho lao là gì?

Lương y Đỗ Minh Tuấn (GĐ chuyên môn Nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường, Thầy thuốc Nam tiêu biểu năm 2020, Cố vấn chuyên môn trên các chương trình sức khỏe uy tín kênh VTV2, VTC2) cho biết bệnh lao là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn lao Mycobacterium Tuberculosis gây ra. Lao có thể ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên, vi khuẩn lao thường gây ảnh hưởng đến phổi và hệ thống hô hấp với triệu chứng điển hình là ho. Do đó, bệnh lao hay còn được gọi là ho lao hoặc lao phổi.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WTO), lao là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong trên toàn thế giới và thường phổ biến ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, hiện tại lao có thể được điều trị bằng kháng sinh và phòng ngừa bằng cách tiêm phòng.

Hiện tại các bác sĩ phân loại nhiễm trùng lao thành hai loại bao gồm:

  • Bệnh ho lao tiềm ẩn: Đây là tình trạng vi khuẩn tồn tại trong cơ thể nhưng không hoạt động. Do đó, vi khuẩn lao không gây ra các triệu chứng, không truyền nhiễm. Tuy nhiên, trong một lúc nào đó vi khuẩn có thể hoạt động và gây bệnh.
  • Lao hoạt động: Là tình trạng vi khuẩn lao gây ra các triệu chứng bệnh và có khả năng lây truyền cho người khác.

Có khoảng 1/3 dân số thế giới được cho là mắc bệnh lao tiềm ẩn. Trong đó có khoảng 10% các trường hợp lao có thể hoạt động và gây bệnh. Nguy cơ này thường cao hơn người có hệ thống miễn dịch suy yếu như bệnh nhân HIV, người suy dinh dưỡng và những người hút thuốc.

Triệu chứng và dấu hiệu ho lao

Lương y Tuấn cho biết ho lao có thể không có dấu hiệu nhận biết ở một số trường hợp. Tuy nhiên, bệnh lao hoạt động thường dẫn đến các triệu chứng liên quan đến hệ hô hấp và phổi.

Dấu hiệu nhận biết ho lao phổ biến nhất là ho ra máu hoặc đau họng khạc ra máu. Đôi khi người bệnh có thể bị ho kéo dài hơn 3 tuần và đau khi ho hoặc thở bình thường.

ho lao là gì
Ho kéo dài hơn 3 tuần có thể là dấu hiệu của bệnh lao

Một số dấu hiệu ho lao khác trong giai đoạn đầu bao gồm:

  • Cảm thấy mệt mỏi, chán ăn
  • Giảm cân không rõ lý do
  • Ớn lạnh, sốt và đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm
  • Đau ngực

Ngoài ra, lao cũng có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể. Trong giai đoạn tiềm ẩn ho lao thường gây ra triệu chứng, do đó gây khó khăn cho việc điều trị. Nếu không được điều trị, bệnh có thể lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể và dẫn đến các triệu chứng như:

  • Xương: Gây đau cột sống, viêm khớp và hủy hoại các khớp.
  • Não: Dẫn đến viêm màng não.
  • Gan và thận: Gây suy giảm chức năng lọc chất thải và dẫn đến có máu trong nước tiểu.
  • Tim: Làm suy yếu khả năng bơm máu của tim, gây chèn ép tim và có thể dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân gây bệnh ho lao

Bệnh ho lao do vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis gây ra. Vi khuẩn lao có thể lây lan qua không khí từ việc một người bệnh lao ho, hắt hơi, khạc nhổ, cười hoặc nói chuyện.

Mặc dù bệnh lao có thể truyền nhiễm từ người này sang người khác. Tuy nhiên, không phải lúc nào tiếp xúc với bệnh nhân lao cũng có khả năng lây bệnh. Hiện tại những người bệnh lao được điều trị thích hợp sẽ không có khả năng lây nhiễm cho người khác trong vòng 2 tuần.

Theo WHO, những người bị tổn thương hệ thống miễn dịch thường dễ bị nhiễm khuẩn lao. Người bệnh HIV có nguy cơ bệnh lao cao hơn người khác 20 – 30%. Ngoài ra, người hút thuốc lá cũng có nguy cơ mắc bệnh lao cao hơn 8%.

Bên cạnh đó, những người có nguy cơ nhiễm bệnh lao cao bao gồm:

  • Bệnh nhân tiểu đường
  • Bệnh nhân ung thư
  • Suy thận hoặc rối loạn chức năng thận
dấu hiệu ho lao
Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ bệnh lao cao hơn những người khác

Người thường xuyên sử dụng một số loại thuốc ức chế hệ thống miễn dịch cũng làm tăng nguy cơ ho lao. Các loại thuốc này thường dùng để điều trị các bệnh lý như:

Ngoài ra, đi du lịch đến các quốc gia có tỷ lệ lao cao cũng làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Các quốc gia có tỷ lệ ho lao cao bao gồm:

  • Châu phi, đặc biệt là khu vực gần Sahara
  • Afghanistan
  • Các nước Đông Nam Á như Pakistan, Ấn Độ, Bangladesh và Indonesia
  • Trung Quốc
  • Nam Mỹ
  • Nga
  • Khu vực Tây Thái Bình Dương bao gồm Campuchia, Việt Nam và Philippin

Biện pháp chẩn đoán

Để chẩn đoán và kiểm tra bệnh lao, bác sĩ có thể sử dụng ống nghe để kiểm tra phổi và mức độ sưng của các hạch bạch huyết. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kiểm tra các triệu chứng, lịch sử bệnh án và đánh giá các nguy cơ bệnh ho lao.

Bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm chẩn đoán bệnh lao như:

  • Xét nghiệm da: Bác sĩ sẽ tiêm một lượng nhỏ PPD (protein) dưới lớp da trên cùng. Sau 2 – 3 ngày, người bệnh cần quay lại để bác sĩ kiểm tra kết quả xét nghiệm. Nếu vết tiêm sưng, cứng, đỏ lên với một kích thước cụ thể thì khả năng cao là bệnh nhân bị nhiễm lao.
  • Xét nghiệm máu: Thường được ưu tiên thực hiện ở một số nhóm bệnh nhân với một số tình trạng sức khỏe cụ thể. Kết quả xét nghiệm máu có thể cho người bệnh biết kết quả dương tính hoặc âm tính với lao.
  • X – quang ngực: Nếu xét nghiệm da và máu dương tính với vi khuẩn lao, người bệnh sẽ được tiến hành kiểm tra ngực. Xét nghiệm này có thể cho bác sĩ phân loại bệnh lao là tiềm ẩn hay hoạt động.

LƯƠNG Y ĐỖ MINH TUẤN ĐANG TRỰC TUYẾN

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC THĂM KHÁM VÀ TƯ VẤN MIỄN PHÍ 1-1

Điều trị ho lao như thế nào?

Bệnh ho lao được điều trị bằng kháng sinh phụ thuộc vào độ tuổi, sức khỏe và khả năng kháng thuốc của người bệnh. Thông thường, bệnh nhân lao cần sử dụng nhiều loại thuốc kết hợp trong 6 – 9 tháng.

Để điều trị bệnh lao, bác sĩ có thể chỉ định kết hợp nhiều loại thuốc. Người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng liều lượng và thời gian quy định để tránh bệnh tái phát. Mặt khác, nếu lao tái phát, vi trùng có thể trở nên kháng thuốc và khó điều trị hơn.

điều trị ho lao
Hiện tại ho lao có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh

Một số loại thuốc thường được kê để điều trị ho lao bao gồm:

  • Isoniazid
  • Pyrazinamid
  • Ethambutol
  • Rifapentine
  • Rifampin

Thuốc điều trị ho lao cần được sử dụng trong một thời gian dài. Do đó, thuốc có thể làm ảnh hưởng đến gan và dẫn đến các triệu chứng tổn thương gan như:

  • Mất cảm giác ngon miệng
  • Nước tiểu đậm màu
  • Sốt cao kéo dài hơn 3 tuần
  • Buồn nôn hoặc nôn mà không rõ nguyên nhân
  • Vàng da
  • Đau bụng, đau dạ dày

Thông báo cho bác sĩ nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng. Người bệnh cũng nên thường xuyên xét nghiệm máu và kiểm tra chức năng gan trong thời gian sử dụng thuốc.

Tuy nhiên nếu sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài, tình trạng ho lao vẫn không đỡ, mọi người có thể chuyển sang dùng thuốc Nam. Phương pháp điều trị này có ưu điểm là lành tính và có hiệu quả loại bỏ bệnh TẬN GỐC.

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều bài thuốc nam điều trị ho lao, nhưng không phải sản phẩm nào cũng uy tín, chất lượng. Nhằm giúp người bệnh lựa chọn được bài thuốc tốt nhất, chương trình “Khỏe thật đơn giản” – VTV2, số phát sóng ngày 6/2/2018 đã giới thiệu BÀI THUỐC VIÊM HỌNG ĐỖ MINH, chuyên đặc trị ho, viêm họng, viêm họng hạt.

KHÁM PHÁ: VTV2 giới thiệu bài thuốc 3 THẾ KỶ dòng họ Đỗ Minh – “THẦN DƯỢC” chặn đứng bệnh viêm họng, viêm amidan

Liệu trình thuốc Viêm amidan mà Linh được lương y Tuấn kê đơn

Viêm họng Đỗ Minh – Bí quyết TRỊ DỨT ĐIỂM ho lao, AN TOÀN TUYỆT ĐỐI

Đây là bài thuốc ĐỘC QUYỀN của Nhà thuốc nam gia truyền 5 đời Đỗ Minh Đường, được nghiên cứu và bào chế từ những năm 1860. Đến nay, trải qua gần 3 THẾ KỶ, bài thuốc này đã được truyền tay đến truyền nhân đời thứ 5 dòng họ Đỗ Minh là lương y Đỗ Minh Tuấn. Với vốn kiến thức sâu rộng, ông đã tìm đọc thêm các tài liệu y học và tiến hành tối ưu, hoàn thiện bài thuốc sao cho phù hợp nhất với cơ địa người Việt hiện đại.

CÔNG DỤNG:

Bài thuốc Viêm Họng Đỗ Minh gồm:

  • Thuốc điều trị ho, viêm họng: Có tác dụng tiêu đờm, bổ phế, chỉ khái, thanh nhiệt chỉ ho, cắt đứt cơn ho, tái tạo vùng niêm mạc họng bị tổn thương.
  • Thuốc giải độc, chống viêm: Giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, mát gan, bổ phế, nâng cao chức năng thận, tăng sức đề kháng, ngừa tái phát.

Nói thêm về tác dụng bài thuốc, lương y Tuấn chia sẻ: “Bài thuốc Viêm Họng Đỗ Minh của chúng tôi có tác dụng TIÊU ĐỜM – BỔ PHẾ – DƯỠNG THÂN. Bài thuốc có tác dụng kép, tức là vừa giúp trị dứt điểm tình trạng ho, vừa giúp nâng cao thể trạng, bồi bổ sức khỏe một cách toàn diện”.

Tác dụng bài thuốc viêm họng-viêm amidan Đỗ Minh Đường

Bài thuốc Viêm Họng Đỗ Minh tác động tới bệnh theo từng giai đoạn cụ thể, do đó trong quá trình sử dụng lương y Tuấn khuyên mọi người không nên bỏ giữa chừng, tránh ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Mỗi bệnh nhân sẽ có LIỆU TRÌNH ĐIỀU TRỊ RIÊNG BIỆT tương ứng với thể trạng, cơ địa và mức độ ho.

Lương y Tuấn nhấn mạnh việc dùng thuốc đều đặn mỗi ngày 3 lần, sau mỗi bữa ăn khoảng 30 phút sẽ giúp mọi người giảm triệu chứng ho lao. Thông thường, CHỈ SAU 1 LIỆU TRÌNH, tình trạng bệnh đã có dấu hiệu thuyên giảm rõ rệt.

Video: [FEEDBACK] Bệnh nhân nữ 28 tuổi KHỎI HẲN ho có đờm, viêm họng sau sinh nhờ bài thuốc nam Đỗ Minh Đường

THÀNH PHẦN:

Bài thuốc Viêm Họng Đỗ Minh là kết tinh của gần 50 loại dược khác nhau, trong đó phải kể đến cát cánh, hoàng kỳ, kim ngân hoa, ké đầu ngựa, sinh địa,… Mỗi vị thuốc có thành phần dược tính khác nhau, tuy nhiên khi được hòa trộn theo TỶ LỆ VÀNG BÍ TRUYỀN 5 đời dòng họ Đỗ Minh, nó sẽ tạo thành một thể thống nhất cho hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất.

Lương y Tuấn nhấn mạnh bài thuốc nam đặc trị ho, viêm họng của dòng họ Đỗ Minh AN TOÀN, LÀNH TÍNHKHÔNG GÂY TÁC DỤNG PHỤ vì:

  • Bài thuốc sử dụng 100% dược liệu sạch
  • Toàn bộ dược liệu có nguồn gốc trong nước, được kiểm định cẩn thận về chất lượng và thành phần dược tính
  • Bài thuốc không trộn lẫn tân dược và chất bảo quản
  • Quy trình bào chế thuốc được thực hiện trong môi trường sạch sẽ, được giám sát cẩn thận, tuân thủ quy định của Bộ Y tế

Chính nhờ những yếu tố trên, lương y Tuấn khẳng định bài thuốc Viêm Họng Đỗ Minh PHÙ HỢP CHO MỌI ĐỐI TƯỢNG, bao gồm trẻ em dưới 5 tuổi, bà bầu, phụ nữ sau sinh đang cho con bú.

THAM KHẢO: Thực hư hiệu quả bài thuốc Viêm Họng Đỗ Minh qua phản hồi của ++150.000 người bệnh

Phản hồi người bệnh về bài thuốc Viêm Họng Đỗ Minh

Lương y Tuấn cho biết, nếu người dùng không có thời gian đun sắc thuốc, Đỗ Minh Đường sẽ hỗ trợ bào chế thuốc thành dạng cao, đóng lọ thủy tinh. Mỗi lần sử dụng, các bạn chỉ cần lấy cao thuốc, hòa tan với nước nóng rồi uống từ từ. Liều lượng uống mỗi lần ra sao, hãy liên hệ trực tiếp tới Nhà thuốc Đỗ Minh Đường theo thông tin dưới đây để được tư vấn cụ thể:

  • Địa chỉ Hà Nội: Số 37A ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, Ba Đình
  • Địa chỉ Hồ Chí Minh: Số 179 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, quận Bình Thạnh
  • Số điện thoại: 0984 650 816 –  0932 088 186
  • Website: https://dominhduong.org/tai-mui-hong/viem-hong 
  • Fanpage: https://www.facebook.com/nhathuocdominhduong hoặc https://www.facebook.com/lydominhtuan hoặc https://www.facebook.com/nhathuodonghodominh

Biến chứng của ho lao

Mặc dù các triệu chứng ho lao thường gây ảnh hưởng đến phổi. Tuy nhiên, đôi khi vi khuẩn lao cũng có thể lây lan qua máu và dẫn đến một số biến chứng như:

  • Viêm màng não, sưng phù não
  • Đau cột sống
  • Tổn thương, viêm đau khớp
  • Tổn thương chức năng gan hoặc thận
  • Rối loạn tim mạch (mặc dù điều này hiếm khi xảy ra)

Nếu không được điều trị phù hợp và kịp thời, bệnh ho lao có thể dẫn đến tử vong.

Biện pháp phòng ngừa ho lao

Ở một số quốc gia trên thế giới, trẻ em có thể được tiêm phòng bệnh lao. Tuy nhiên, vắc – xin phòng lao không có hiệu quả ở người lớn và thường gây ảnh hưởng xấu đến các xét nghiệm da.

Ngoài ra, một số biện pháp chung có thể được sử dụng để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh lao như:

  • Tránh tiếp xúc quá gần với người bệnh lao.
  • Không ngủ cùng phòng với người lạ.
  • Thường xuyên mang khẩu trang, che miệng để hạn chế sự lây lan của vi khuẩn lao.

Hiện tại bệnh lao có thể được điều trị thành công bằng thuốc đặc trị. Tuy nhiên người bệnh nên sử dụng thuốc theo đúng liều lượng quy định để tránh bệnh tái phát. Trao đổi với bác sĩ chuyên môn nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào có liên quan.

Ngày đăng 10:48 - 19/06/2022 - Cập nhật lúc: 13:43 - 08/02/2023
Chia sẻ:
Thuốc Astex là thuốc để điều trị ho ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh. Thuốc ho Astex giá bao nhiêu, có tốt không, có tác dụng phụ?

Thuốc ho Astex được bào chế ở dạng dung dịch siro, có tác dụng điều trị chứng ho ở trẻ…

Bị ho gà có tự hết không, bao lâu thì khỏi?

Ho gà là bệnh hô hấp phổ biến do vi khuẩn Bordetella pertussis gây ra. Bệnh nhân mắc bệnh ho…

Thuốc đông y điều trị bệnh viêm amidan, viêm họng, viêm thanh quản, ho

Thời tiết càng trở lạnh thì tỉ lệ mắc các bệnh về tai mũi họng nói chung và viêm họng,…

Bệnh ho gà có lây không, qua đường nào? [Hỏi – Đáp]

Bệnh ho gà có lây không là thắc mắc của rất nhiều người. Trên thực tế, đây là căn bệnh…

Các loại thuốc ho cho người lớn tốt nhất trên thị trường [THAM KHẢO NGAY]

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm thuốc ho cho người lớn, tuy nhiên không phải loại…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua