Bệnh ho là gì? Các loại thường gặp, dấu hiệu và cách điều trị

Thuốc ho Atussin – Công dụng, cách dùng, giá bán và lưu ý

8 cách trị ho cho trẻ dưới 1 tuổi nhạy (có đờm, sổ mũi) CHUYÊN GIA TƯ VẤN

Lá trị ho: Đây là 5 loại tốt nhất, có cách làm cho người lớn và bé [ĐỪNG BỎ QUA]

Cách làm bông khế chưng đường phèn trị ho theo dân gian HIỆU QUẢ NHẤT

Hậu Covid gây ho: Dấu hiệu, nguyên nhân và giải pháp

Lá húng quế trị ho HIỆU QUẢ cho cả trẻ sơ sinh, trẻ em và người lớn

Cách trị ho cho trẻ sơ sinh 3-4 tháng tuổi HIỆU QUẢ NHẤT HIỆN NAY [Bố mẹ tham khảo]

10 cách trị ho cho bé an toàn, hiệu quả từ các loại thảo dược

Cách bấm huyệt trị ho hiệu quả – DỨT NGAY CƠN HO khó chịu

Bệnh ho gà là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG – Khoa Tai Mũi HọngGiám đốc Chuyên môn Phòng khám đa khoa Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở Mỹ Đình – Hà Nội

Ho gà là triệu chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp mang tính chất cấp tính, bệnh ho gà phát triển bởi trực khuẩn ho gà với những biểu hiện đặc trưng khiến người bệnh ho rũ rượi và có tiếng thở rít như tiếng gà gáy. Triệu chứng ho gà có thể bùng phát thành dịch và gây nguy hiểm nghiêm trọng đến đối tượng trẻ em.

Bệnh ho gà là gì?

Ho gà là một dạng nhiễm khuẩn đường hô hấp và có thể lây truyền qua mũi và họng, bệnh xảy ra ở mọi đối tượng nhưng dễ phát sinh biến chứng nhất là trẻ em và người cao tuổi. Hiện nay có 2 loại vắc-xin giúp phòng tránh ho gà là  DTaP và Tdap có tác dụng phòng tránh virus ho gà gây bệnh ở người lớn và trẻ em. Những người chưa từng tiêm phòng vacxin ho gà hoặc người đang sinh sống trong khu vực đang có dịch ho gà đều có nguy cơ cao mắc bệnh.

Ho gà có lây không?

Bệnh ho gà rất dễ lây truyền qua đường không khí thông qua các cơn ho và hắt hơi, virus ho gà có thể tồn tại lơ lửng trong không khí nhiều giờ liền, nếu người khoẻ mạnh hít phải luồng không khí có chứa vi khuẩn hoặc có tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi họng, hoặc nước bọt của người bệnh ho gà đều có khả năng nhiễm bệnh và ủ bệnh trong thời gian sau đó. Có 3 dạng ho gà thường gặp phải là ho gà ở trẻ em, bệnh ho gà ở người lớn và nguy hiểm nhất là ho gà ở trẻ sơ sinh. Trẻ em thường bị nhiễm ho gà từ cha mẹ, anh chị em và  tỉ lệ mắc bệnh ho gà do lây từ người trong cùng gia đình chiếm tới  90%.

Bệnh ho gà là gì
Bệnh ho gà là triệu chứng viêm nhiễm đường hô hấp có thể tiến triển thành cấp tính

Nguyên nhân gây bệnh ho gà là gì?

Có hai nguyên nhân chính gây bệnh ho gà là do người bệnh nhiễm virus ho gà Bordetella Pertussi và do lây nhiễm từ người sang người. Trong đó:

1. Nhiễm virus Bordetella Pertussis

Người bệnh nhiễm vi khuẩn ho gà Bordetella Pertussis qua đường hô hấp, khi khuẩn này bám vào cơ thể vật chủ sẽ nhanh chóng xâm nhập trực tiếp qua đường hô hấp và phát triển ở bộ phận lông mao biểu mô trụ tại thanh quản và khí quản người bệnh. Trong thời gian ủ bệnh, vi khuẩn này sẽ sản sinh ra độc tố Pertussis Toxin gây nên sự khó chịu và ngứa rát hệ hô hấp phát bệnh ho gà.

2. Lây nhiễm ho gà từ người sang người

Nguyên nhân ho gà thông qua tiếp xúc như hắt xì hơi, nói chuyện, hôn, sử dụng chung đồ dùng vệ sinh cá nhân,.. đều là nguồn gây bệnh từ người sang người. Trong đó đối tượng trẻ em có khả năng bị lây bệnh từ cha mẹ, anh chị em, gia đình,… rất nhanh và phát bệnh sớm. Bởi vì hệ miễn dịch của trẻ yếu nên chỉ cần sinh hoạt cùng người bị bệnh ho gà cũng có thể bị lây nhiễm virus từ họ.

Triệu chứng và dấu hiệu ho gà

Triệu chứng ho gà có thể chỉ là biểu hiện ho cơ bản ban đầu, nhưng bệnh có thể phát triển khá nghiêm trọng nếu việc điều trị chậm trễ. Biểu hiện ho gà ban đầu tương tự như các dấu hiệu cảm cúm thông thường. Người bệnh bị ho và sốt nhẹ, kèm theo đó là tình trạng chảy nước mũi nên đa số người bệnh đều không nhận thức được mình đã nhiễm virus. Ở mỗi giai đoạn bệnh khác nhau thì các dấu hiệu cũng khác nhau.

1. Giai đoạn ủ bệnh

Giai đoạn này bắt đầu từ sau khi người bệnh hít phải virus ho gà, thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 7 đến 20 ngày, mặc dù lúc này bệnh nhân đã có mang mầm bệnh ho gà nhưng chưa có biểu hiện nào đặc trưng ở bên ngoài.

2. Giai đoạn phát bệnh

Lúc này người bệnh sẽ có biểu hiện cụ thể là những cơn ho đặc trưng, lúc này cơ ho cơ bản giống như ho do cảm lạnh thông thường. Kèm theo đó là dấu hiệu sốt nhẹ và tình trạng ho sẽ kéo dài âm ỉ không dứt trong nhiều tuần. Những biểu hiện cụ thể của người bệnh trong thời gian này là:

  • Người bệnh ho rũ rượi thành từng cơn kéo dài. Hơi thở rít thành từng cơn, cơ thể và khuôn mặt tím tái.
  • Người bệnh sốt nhẹ kèm theo tình trạng chảy nước mũi
  • Ho gà thường có tần suất nhanh, nhiều và dữ dội, bệnh nhân phải hít vào lượng lớn không khí tương tự như tiếng gà gáy.
  • Có thể bị nôn sau cơn ho, nếu không có thức ăn thì người bệnh nôn ra dịch trong suốt.
  • Ho liên tục khiến người bệnh mệt mỏi, bơ phờ, có biểu hiện thở gấp và kiệt sức nhanh chóng .

3. Giai đoạn hồi phục

Để chẩn đoán ho gà, người bệnh cần tiến hành xét nghiệm mũi và cổ họng, thực hiện xét nghiệm máu và chụp X-quang.. Sau khi xác định bệnh cần được điều trị sớm, cơ bản là ngăn chặn cơ ho để giữ sức cho người bệnh. Thời gian hồi phục kéo dài 1 đến 2 tuần, việc điều trị bằng thuốc theo pháp đồ sẽ giúp số cơn ho rút giảm dần cho đến khi bệnh nhân được chữa khỏi bệnh hoàn toàn.

Dấu hiệu bệnh ho gà
Thực hiện xét nghiệm máu giúp đánh giá rõ hơn dấu hiệu ho gà

Phương pháp điều trị bệnh ho gà

1. Dùng thuốc

Hiện nay việc điều trị ho gà bằng thuốc kháng sinh được ứng dụng phổ biến để tiêu diệt virus ho gà, kháng sinh cũng làm các triệu chứng và giúp người bệnh dần bình phục. Trong thời gian điều trị ho gà, người bệnh sẽ có nguy cơ bị mất nước nên bệnh nhân cần chủ động uống nước thường xuyên và liên tục. Đối với trẻ em, bệnh ho gà mang đến nhiều nguy cơ nguy hiểm nên bệnh nhân dưới 10 tuổi cần được nhập viện để điều trị và chỉ định truyền dịch khi cần thiết.

  • Loại bỏ nguyên nhân gây bệnh: Khi có dấu hiệu bệnh, sử dụng kháng sinh để loại bỏ trước khi xuất hiện cơn ho. Trẻ càng nhỏ càng cần được điều trị sớm.
  • Trường hợp nặng, bé bị co giật: Một số loại thuốc chống co giật có thể được kê như: seduxen hoặc phenobarbital, …

Lưu ý: Các thuốc đưa ra ở trên chỉ nhằm mục đích tham khảo, không tự ý mua thuốc về sử dụng khi chưa được bác sĩ chỉ định.

Ngoài ra đối với những trường hợp người bệnh ho gà ở giai đoạn đầu, bệnh chưa phát tác mạnh có thể kết hợp các bài thuốc điều trị ho gà phổ biến trong Đông y và thuốc Nam. 

2. Thuốc điều trị ho gà trong Đông Y

Ho gà phân chia làm 3 giai đoạn nên người bệnh tùy vào từng thời kỳ và mức độ nghiêm trọng để áp dụng đúng cách điều trị ho gà bằng thuốc Đông Y.

  • Thời kỳ mới bắt đầu ủ bệnh ho gà

Người bệnh có những biểu hiện ho gà thông thường như chảy nước mũi, cơn ho liên tục, sốt nhẹ

Nguyên liệu: 8g trần bì, 16g lá dâu tằm, 12g bách bộ , 12g tử tô 

Cách thực hiện: Đem các nguyên liệu đi sắc cùng 300ml nước, nấu đến khi thuốc còn 100ml, chia thành 3 lần uống sau khi ăn trong ngày.

  • Thời kỳ ho theo từng cơn, ho kéo dài

Bài thuốc 1: Sử dụng 300g lá chanh, 400g địa liền, 300g tía tô, 1kg rau sam, 1kg vỏ rễ dâu nấu cùng với 6 lít nước. Khi nước rút còn 3 lít rồi chia theo từng ngày uống dần. Mỗi lần uống 15-20ml,  mỗi ngày uống 3 lần trước khi ăn.

Bài thuốc 2: Chuẩn bị 6g bồi mẫu, 4g cam thảo, 6g trần bì, 12g thạch cao, 12g cát cánh, 6g hạnh nhân, 12g tiền hồ, 6g ma hoàng. Sắc thuốc tương tự cho đến khi còn 100ml để uống mỗi ngày từ 3-4 lần.

Bài thuốc 3: Sử dụng gừng tươi 2 lát, 8g trúc như, 8g tri mẫu, 8g cát cánh, 12g mạch môn , 12g sinh địa , 4g cam thảo, 12g địa cốt bì , 12g tang bạch bì và sắc thành nước uống tương tự.

Bài thuốc 4: Chuẩn bị 40g thanh đại, 32g ma hoàng, 16g cam thảo,  120g ngưu bàng tử,  80g thạch cao, 80g cáp phấn, 80g thiên hoa phấn, 80g sơn chi tử, 80g bắc hạnh nhân đem đi tán thành bột và hoà cùng với 2 thìa mật ong thành hỗn hợp sệt để nặn thành viên uống. Mỗi ngày dùng 1-2 viên trong vòng 1-2 tháng.

Bài thuốc 5: Thuốc điều trị ho gà nặng, ho ra máu. Sử dụng 4g a giao, 4g bồ hoàn,  4g trắc bá diệp, 4g chi tử , 12g đại cốt bì , 4g cam thảo , tang bạch bì 12g đem nấu cùng 300ml nước. Nấu đến khi thuốc sắc còn 100ml để uống hằng ngày từ 3-4 lần.

Cách điều trị bệnh ho gà
Trần bì có tác dụng điều trị ho gà và các chứng viêm nhiễm đường hô hấp
  • Thời kỳ bắt đầu hồi phục

Bàu thuốc điều trị ho gà phù hợp khi tình trạng bệnh đã thuyên giảm. Sử dụng 12g ý dĩ , 12g tang bạch bì ,  6g trần bì, 2g bạch biến đậu 1, 12g mạch môn , 8g liên nhục , 12g thiên hoa phấn ,  12g sa sâm. Đem nguyên liệu nấu cùng 300ml cho đến khi còn 100ml đem chia thành 3 lần uống trong ngày.

3. Điều trị ho gà bằng thuốc Nam

Thuốc Nam dùng để điều trị ho gà là những nguyên liệu đơn giản và lành tính. Một số phương thuốc gia truyền để chữa bệnh ho gà sau:

  • Dùng tỏi

Tỏi được biết đến là nguyên liệu có nhiều tác dụng khác nhau trong điều trị các triệu chứng viêm, nhiễm khuẩn. Người bệnh có thể sử dụng tỏi để trị chứng ho gà bằng cách uống từ 5-6 giọt nước ép tỏi, dùng 2-3 lần mỗi ngày. Trong 2 – 3 tuần sẽ thấy tình trạng bệnh cải thiện rất rõ ràng.

Tỏi dùng điều trị ho gà hiệu quả
Tỏi là vị thuốc điều trị ho gà đem lại hiệu quả cao
  • Dùng gừng

Người bệnh dùng 1 thìa nước ép từ gừng kết hợp thêm 1/2 chén nước sắc từ cây cỏ cà ri và mật ong để uống cùng. Mỗi ngày uống 2 lần trước khi ăn, cho đến khi thấy cơn ho thuyên giảm.

  • Dùng cỏ nhọ nồi

Cỏ nhọ nồi có tác dụng kháng khuẩn, cẩm máu và chống khuẩn rất tốt. Người bệnh dùng khoảng 20g cỏ nhọ nồi khô hoặc tươi  đem sắc lên uống thay nước. Sử dụng trong 2-3 tuần sẽ phát huy tác dụng điều trị bệnh ho gà một cách dứt điểm.

3. Sinh hoạt khi bị bệnh ho gà

Bên cạnh việc dùng thuốc và nghỉ ngơi theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh ho gà có thể chủ động kiểm soát bệnh nếu áp dụng các nguyên tắc sau:

  • Nghỉ ngơi trong điều kiện phòng ốc sạch sẽ.
  • Uống nhiều nước lọc, uống nước trái cây và ăn các món lỏng.
  • Ăn ít và ăn thành nhiều bữa để không bị nôn sau khi ho.
  • Che miệng khi ho và rửa tay thường xuyên để ngăn ngừa vi khuẩn.
  • Tắm và vệ sinh cơ thể bằng nước ấm.

Lưu ý khi điều trị ho gà cho trẻ em

Trẻ em là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh ho gà và phát triển thành biến chứng nguy hiểm. Chăm sóc trẻ bị bệnh ho gà khác với khi chăm sóc người bệnh trưởng thành. Tùy vào từng mức độ bệnh của trẻ mà bác sĩ có thể kê đơn thuốc điều trị ho gà phù hợp. Nếu như trẻ mới có dấu hiệu bệnh ho gà mức độ nhẹ, cơn ho ít và trẻ vẫn ăn uống bình thường thì gia đình có thể chăm trẻ tại nhà theo hướng dẫn bác sĩ. Tuy nhiên khi trẻ có dấu hiệu ho nhiều, cơ thể tím tái và sốt cao cần được bác sĩ thăm khám và theo dõi để tránh biến chứng ho gà.

Khi chăm sóc trẻ bị bệnh ho gà tại nhà, cha mẹ nên thực hiện những biện pháp sau:

  • Hạn chế để trẻ tiếp xúc với không khí có khói bụi, thuốc lá.
  • Để trẻ được nghỉ ngơi trong không gian thoáng mát, tránh bị kích thích.
  • Tiếp tục cho bé bú bình thường để tăng sức đề kháng.
  • Với những trẻ mới bắt đầu ăn dặm nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa.
  • Thường xuyên vệ sinh thân thể và rửa mũi miệng cho trẻ bằng nước ấm.
  • Dùng khăn mềm thấm nước muối ấm để vệ sinh miệng khi trẻ ho.
  • Cách ly trẻ để tránh lây bệnh cho gia đình, bạn bè.
  • Nếu trẻ chưa được tiêm vacxin ho gà, gia đình nên tham khảo lịch tiêm phòng cho bé.
trẻ em bị bệnh ho gà
Bệnh ho gà ở trẻ em có thể phát triển thành biến chứng nếu không được điều trị sớm

Phòng bệnh

  • Khi phát hiện có trẻ bị ho gà, cần thăm khám và điều trị sớm. Tránh để trẻ tiếp xúc với các bé khác có thể làm lây lan nhanh bệnh.
  • Thực hiện tiêm phòng ho gà cho trẻ đầy đủ theo lịch và khuyến cáo của bộ y tế là giải pháp phòng bệnh tốt nhất.

Hi vọng bài viết trên có thể giải đáp giúp người đọc ho gà là như thế nào, nguyên nhân và cách điều trị ra sao để người bệnh chủ động kiểm soát được sự phát triển của bệnh. Mặc dù bệnh ho gà cơ bản là triệu chứng viêm nhiễm đường hô hấp thông thường nhưng bệnh vẫn có khả năng phát triển xấu và gây ra biến chứng ảnh hưởng đến sức khoẻ. Do đó phòng bệnh bằng cách tiêm phòng và giữ vệ sinh cá nhân là những nguyên tắc quan trọng để bảo vệ bản thân, gia đình khỏi nguy cơ nhiễm bệnh ho gà.

Có thể bạn quan tâm: Bệnh ho lao là gì? Dấu hiệu nhận biết và điều trị

7 cách trị ho có đờm hiệu quả, an toàn từ thiên nhiên

Các cách trị ho có đờm từ nguyên liệu tự nhiên không chỉ mang lại kết quả điều trị khả…

Cách trị ho bằng lá hẹ tại nhà giúp khỏi bệnh nhanh chóng

Có nhiều cách để bạn trị ho bằng lá hẹ ngay tại nhà. Đơn giản nhất bạn có thể xay…

10 cách chữa ho khan nhanh nhất, hết ngứa cổ, rát họng

Ho khan là bệnh lý về đường hô hấp thường gặp do ảnh hưởng của các tác nhân bên ngoài…

Bà bầu ho nhiều về đêm có sao không, chữa thế nào cho hiệu quả? [ĐỪNG BỎ QUA]

Bà bầu ho nhiều về đêm có thể làm gián đoạn giấc ngủ, gây suy nhược cơ thể và ảnh…

Các loại bệnh ho

Các Loại Bệnh Ho Thường Gặp và Cách Phân Biệt, Xử Lý

Ho là một trong những dấu hiệu bệnh lý cho thấy sức khỏe người bệnh đang gặp vấn đề. Tuy…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *