VTV2 Chất lượng cuộc sống giới thiệu bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang và phác đồ điều trị bệnh xương khớp không xâm lấn từ Y học cổ truyền [Đừng bỏ lỡ]

Bị bệnh gút kiêng ăn gì và nên bổ sung gì giảm đau hiệu quả?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Bệnh gút kiêng ăn gì và nên bổ sung gì để tống khứ lượng acid uric trong máu ra ngoài cơ thể, đồng thời giúp rút ngắn thời gian điều trị bệnh? Những thông tin chi tiết trong bài viết sau đây sẽ giúp người bệnh lựa chọn chế độ ăn phù hợp cho bản thân.

Bệnh gút kiêng ăn gì?

Người bị bệnh gút nên kiêng ăn những đồ ăn, thức uống làm tăng lượng acid uric trong máu sau đây để tránh làm bệnh chuyển nặng.

1. Thịt đỏ, nội tạng động vật

Các chuyên gia cho biết, thịt đỏ (thịt cừu, thị bò, thịt heo,…) và nội tạng động vật là những thực phẩm chứa hàm lượng purin cao. Chất này khi vào cơ thể chúng sẽ chuyển hóa thành acid uric tích tụ trong máu khiến bệnh gút ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, các nhà chăm sóc sức khỏe khuyên bệnh nhân nên hạn chế, tốt nhất là không nên ăn những thức ăn này nếu không muốn bệnh trở nên khó điều trị.

bệnh gút kiêng ăn những gì
Thịt đỏ không phù hợp với những người bị bệnh gút

2. Hải sản

Bệnh gút kiêng ăn gì? Câu trả lời chắc chắn là hải sản. Bởi theo các chuyên gia, đây là nguyên liệu chứa nhiều purin và là nguyên nhân làm tăng triệu chứng bệnh gút. Nếu thường xuyên bổ sung hải sản, bao gồm cua, tôm, ghẹ,… vào khẩu phần ăn mỗi ngày, bệnh không những không khỏi mà người bệnh còn phải gánh lấy hậu quả nặng nề, có thể mất khả năng vận động.

3. Thực phẩm có chứa lượng đường cao

Mặc dù không chứa hàm lượng purin cao nhưng những loại đồ ăn, thức uống như nước ngọt có ga, sinh tố, sâm bổ lượng,.. có thể ngăn chặn quá trình chuyển hóa và đào thải acid uric trong cơ thể ra ngoài theo đường thận. Điều này dẫn đến tình trạng đau nhức và sưng tấy ở các khớp bị bệnh gút diễn ra ngày càng tồi tệ hơn. Vì vậy, để cải thiện triệu chứng gút, người bệnh nên loại bỏ những loại thực phẩm này ra khỏi danh sách đồ ăn, thức uống dùng hàng ngày.

4. Bia và rượu, chất kích thích

Bia rượu và các chất kích thích chứa caffein hoặc cồn là nguồn thực phẩm giàu purin. Khi dung nạp vào cơ thể chúng chuyển hóa và làm tăng acid uric trong máu. Bên cạnh đó, chất cồn chứa trong rượu, bia làm suy giảm chức năng hoạt động của gan và thận, làm suy giảm khả năng bài tiết acid uric. Từ đó dẫn đến hiện tượng bệnh gút ngày càng nặng hơn, gây mất khả năng vận động trong quá trình di chuyển hoặc thực hiện các hoạt động thể chất khác.

5. Thực phẩm giàu vitamin C

Người bị bệnh gút không nên ăn nhóm thực phẩm giàu vitamin C, vì chúng chính là nguyên nhân làm tăng khả năng kết tủa ở cầu thận, làm cản trở quá trình đào thải acid uric ra ngoài. Điều này không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận mà còn khiến bệnh gút trở nên phức tạp hơn. Khi đó, triệu chứng đau nhức và sưng tấy ngày càng nghiêm trọng, gây khó khăn trong việc chữa trị.

Bệnh gút cử ăn gì
Người bị bệnh gút không nên ăn nhóm thực phẩm giàu vitamin C

Bị bệnh gút nên ăn gì?

Bên cạnh các thực phẩm cần kiêng, người bệnh bổ sung các loại rau xanh, củ quả sau đây để ổn định và cân bằng hàm lượng acid uric trong máu, từ đó giúp kiểm soát triệu chứng và chữa lành bệnh.

1. Cải bẹ xanh

Theo một vài nghiên cứu, trong cải bẹ xanh có chứa nhiều hoạt chất dinh dưỡng như vitamin, abumin, acid nicotic,… rất tốt đối với người bị bệnh gút. Những hoạt chất này có tác dụng thúc đẩy và đào thải acid uric trong máu ra ngoài cơ thể, từ đó giúp kiểm soát triệu chứng bệnh. 

Để rút ngắn thời gian điều trị bệnh gút, người bệnh nên thêm món ăn chế biến từ rau cải bẹ xanh vào khẩu phần ăn mỗi ngày. Tùy thuộc vào sở thích của từng người mà có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau như luộc, xào hoặc nấu canh. Tốt nhất bệnh nhân nên ăn rau 2 – 3 lần/ tuần để bệnh nhanh chóng được đẩy lùi.

2. Rau cần tây

Rau cần tây được xem như vị thuốc giúp hỗ trợ điều trị bệnh gút nhờ cơ chế tống khứ acid uric trong máu ra ngoài cơ thể. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đây là loại thực phẩm chứa nhiều tinh dầu, chất xơ và hàm lượng acid hữu cơ cao, có tác dụng làm giảm đau và sưng nhức do gút gây nên. Đồng thời, cần tây còn chứa nhiều hoạt chất phenol, vitamin và khoáng chất, giúp kiểm soát lượng acid uric có trong máu và thúc đẩy quá trình hồi phục bệnh nhanh chóng.

Bệnh gút không nên ăn gì
Người bị bệnh gút nên uống nước ép cần tây mỗi ngày để tống xuất acid uric ra ngoài và hỗ trợ điều trị bệnh

Để cải thiện triệu chứng đau nhức, khó chịu do gút, người bệnh có thể thêm cần tây vào các món ăn hàng ngày. Hoặc cũng có thể sử dụng nguyên liệu tự nhiên này làm nước ép và uống mỗi ngày. Thường xuyên sử dụng cần tây sẽ giúp tình trạng viêm sưng tấy và đau nhức do gút gây ra giảm dần.

3. Bí xanh

Để rút ngắn thời gian điều trị, người bệnh gút không nên loại bỏ món bí xanh ra khỏi menu ăn hàng ngày. Bởi theo các nhà khoa học, loại quả này chứa phần lớn chất xơ, glucid, kali, vitamin và protid,… có tác dụng hỗ trợ làm tăng khả năng đào thải acid uric ra ngoài cơ thể.

Chưa kể đến, nguyên liệu tự nhiên này chứa rất ít purin nên bệnh nhân mắc bệnh gút có thể ăn thoải mái mà không lo acid uric tích tụ trong cơ thể. Người bệnh có thể dùng bí xanh nấu canh hoặc chế biến thành nhiều món ăn khác nhau vừa giúp thay đổi khẩu vị vừa hỗ trợ chữa trị bệnh.

4. Dứa

Dứa không chỉ chứa nhiều vitamin C, vitamin nhóm B (B1. B3) mà còn có nhiều thành phần khoáng chất (kẽm, magie, sắt,…) và acid hữu cơ có lợi cho sức khỏe. Những hoạt chất này giúp làm giảm lượng đạm thừa trong cơ thể, đồng thời làm tan kết tủa urat và giúp đào thải acid uric ra khỏi cơ thể, từ đó giúp cải thiện bệnh hiệu quả.

Người bệnh có thể ăn dứa riêng lẻ hoặc cũng có thể làm nước ép uống mỗi ngày. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể dùng nguyên liệu tự nhiên này kết hợp với các thực phẩm khác để tạo thành món ăn mới, vừa giúp ăn ngon miệng vừa làm giảm triệu chứng sưng tấy ở khớp và giúp khớp trở nên linh hoạt hơn.

5. Củ cải trắng

Đa phần người bệnh đều tò mò về vấn đề bệnh gút ăn gì để bệnh mau chóng bình phục. Câu trả lời là bệnh nhân nên ăn củ cải trắng mỗi ngày. Bởi chúng chứa nhiều khoáng chất, vitamin và protein không có nhân purin,… giúp ngăn ngừa tình trạng tích tụ acid uric trong máu. Chưa kể đến, củ cải trắng còn chứa lượng lớn tinh dầu có khả năng kháng viêm và chống khuẩn tốt, giúp hạn chế tình trạng viêm ở các khớp tiến triển xấu.

Hy vọng với những thông tin về bệnh gút kiêng ăn gì và bổ sung gì để nhanh chóng đào thải acid uric ra ngoài và giúp đẩy lùi bệnh nhanh chóng trên đây sẽ giúp người bệnh trang bị thêm kiến thức cần thiết cho bản thân. Từ đó có chế độ ăn uống hợp lý giúp làm giảm nhanh triệu chứng đau nhức, sưng tấy và hỗ trợ điều trị bệnh.

⇒ Có thể bạn quan tâm: Bị bệnh gút có ăn cá được không? Ăn cá gì?

TIN NÊN ĐỌC

Ngày đăng 07:31 - 21/05/2023 - Cập nhật lúc: 15:52 - 23/10/2023
Chia sẻ:
Vang danh là bài thuốc đặc trị bệnh xương khớp hiệu quả, Quốc dược Phục cốt khang nhận được phản hồi tích cực từ phía người bệnh và được giới chuyên môn đánh giá cao. [Đọc ngay]
Bệnh gút có mấy giai đoạn? Dấu hiệu và sự nguy hiểm

Bệnh gút tiến triển qua 4 giai đoạn, bao gồm giai đoạn tăng axit uric máu, giai đoạn gút cấp,…

Thuốc gout của Úc loại nào tốt? Giá bán và cách dùng Thuốc gout của Úc loại nào tốt? Giá bán và cách dùng

Sử dụng thuốc chữa bệnh gout là một trong nhiều phương pháp hỗ trợ kiểm soát bệnh lý này hiệu…

Bệnh gút có chữa khỏi được không? Bằng cách nào?

Những cơn đau nhức khủng khiếp do bệnh gút gây ra khiến cho nhiều người bị ám ảnh. Chính vì…

Làm bữa sáng cho người bệnh gout Làm bữa sáng cho người bệnh gout – Ngon 7 ngày/tuần

Gout có nguyên nhân một phần đến từ thói quen ăn uống ngày ngày. Thực tế, việc xây dựng chế…

Hạt Tophi là gì? Hình ảnh, đặc điểm của hạt tophi ở gút

Hàm lượng axit uric tăng cao khiến cho các hoạt tophi nổi nhiều cục dưới nền da ở các ổ…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang nổi tiếng với thành phần và công thức thuốc ĐỘC QUYỀN điều trị bệnh gout cấp và mãn tính hiệu quả, an toàn. [ĐỌC NGAY]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua