Khi nào cần mổ bệnh gút để loại bỏ hạt tophi?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Hạt tophi với kích thước đa dạng, xuất hiện tại các vị trí như khớp ngón tay, khớp ngón chân cái, đầu gối,… gây đau đớn, chèn ép dây thần kinh, viêm loét,… Vậy bệnh gút có nên mổ không? Khi nào cần mổ để loại bỏ hạt tophi? Vấn đề này sẽ được giải đáp trong bài viết sau.

NÊN ĐỌC: Bài thuốc Nam bí truyền ĐẶC TRỊ BỆNH GÚT từ tinh hoa Y học cổ truyền Việt Nam

bệnh gút có nên mổ không
Bệnh gút gây đau đớn, ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh.

Bệnh gút có nên mổ không?

Gút là bệnh lý do nồng độ axit uric trong máu tăng cao và không được đào thải hết qua đường tiết niệu, khiến chúng bị tích tụ ở các mô khớp cơ thể. Khi lượng axit uric bị kết tủa quá nhiều sẽ khiến chúng nhanh chóng hình thành các hạt tophi. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà các hạt tophi sẽ hình thành chậm chạp hay nhanh chóng. Đầu tiên, chúng ở dạng bán lỏng và sau đó sẽ kết tụ thành các hạt.

Để chữa trị bệnh gút, người bệnh cần phải tiến hành phẫu thuật cắt bỏ hạt tophi. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào người bệnh cũng áp dụng phương pháp này. Thực tế, bệnh nhân mắc bệnh gút do nhiều nguyên nhân gây ra như chế độ ăn uống, di truyền, lối sống,… Chỉ những trường hợp cần thiết, được bác sĩ chỉ định, người bệnh mới tiến hành mổ.

Với những trường hợp nhẹ, người bệnh chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống hơp lý, kiểm soát cân nặng, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao,… đã có thể cải thiện được tình trạng bệnh gút. Một số trường hợp khác, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc để điều trị tình trạng sưng viêm, đau nhức ở các khớp. Đồng thời, áp dụng các bài tập vật lý trị liệu hoặc bài thuốc Nam để hỗ trợ giúp bệnh nhanh chóng khỏi. Do đó, người bệnh không nên tùy tiện áp dụng phương pháp phẫu thuật cho bản thân mình.

Bệnh gút có mổ được không?

Thực tế, bệnh gút hoàn toàn có thể mổ được. Tuy nhiên, người bệnh cần phải có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa bởi không phải trường hợp nào bệnh nhân cũng áp dụng phương pháp mổ. Hơn nữa, việc mổ điều trị bệnh gút không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Các bác sĩ cảnh báo có rất nhiều người bệnh phải đối diện với hàng loạt các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe khi tiến hành mổ bệnh gút.

Một số biến chứng, rủi ro cũng như khó khăn người bệnh gặp phải khi tiến hành mổ bệnh gút.

  • Tiềm ẩn nguy cơ gây đau đớn cho người bệnh
  • Dễ bị nhiễm trùng bên ngoài
  • Vết thương sưng tấy, rất lâu lành
  • Cần phải kiêng cữ rất nhiều trong các sinh hoạt hàng ngày để tránh bị nhiễm trùng
  • Chảy máu nhiều, không thể kiểm soát được trong quá trình phẫu thuật
  • Hạt tophi có thể xuất hiện trở lại ở nhiều vị trí khác.

Bên cạnh đó, việc tiến hành mổ hạt tophi chữa bệnh gút chỉ thích hợp với một số ít bệnh nhân. Với những trường hợp, người bệnh bị gút lâu năm, hạt tophi xuất hiện ở các vị trí như ngón tay, vành tai, khớp ngón chân,… thì bệnh nhân sẽ mất rất nhiều chi phí điều trị bệnh. Đồng thời, bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để vết thương nhanh lành và phục hồi sức khỏe.

Khi nào cần mổ bệnh gút để loại bỏ hạt tophi?

Hầu hết các bác sĩ đều khuyên bệnh nhân sử dụng thuốc để giảm đau, viêm nhiễm và thu nhỏ hạt tophi. Tuy nhiên, một số trường hợp cần thiết, người bệnh sẽ phải sử dụng phương pháp can thiệp là phẫu thuật. Bệnh nhân chỉ được áp dụng cách chữa trị này trong một số trường hợp cụ thể như sau.

bệnh gút có nên mổ không
Không phải bệnh nhân nào cũng có thể mổ hạt tophi
  • Không đáp ứng với thuốc: Người bệnh đã sử dụng thuốc nhưng không thể giảm đau, sưng tấy
  • Xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như tiểu đường, suy thận, mỡ máu, rối loạn chức năng thận,…
  • Hạt tophi bị viêm loét, vỡ ra, hoại tử phải mổ để tránh bị nhiễm trùng cục bộ hoặc nhiễm trùng máu tophi
  • Chèn ép thần kinh
  • Suy giảm chức năng của gân và khớp
  • Cơn đau xuất hiện thường xuyên, khiến người bệnh bị giảm sút sức khỏe nghiêm trọng
  • Khớp xương bị xói mòn, phá hủy dần
  • Hạt tophi quá lớn, làm mất thẩm mỹ
  • Các hạt tophi vỡ ra hòa tan cùng với máu gây ra những cơn đau gút cấp

Tùy thuộc vào từng mức độ của bệnh cũng như ảnh hưởng của hạt tophi, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật phù hợp. Một số phương pháp được áp dụng để phẫu thuật chữa trị bệnh gút như phẫu thuật cắt bỏ tophi, phẫu thuật hợp hạch, phẫu thuật thay khớp. Các bước tiến hành phẫu thuật phổ biến như gây mê, cắt bỏ hạt tophi, cắt bỏ khớp, ghép da, khâu vết thương, chăm sóc hậu phẫu.

Những điều người bệnh cần biết trước khi phẫu thuật hạt tophi

Trong quá trình mổ hạt tophi có thể người bệnh sẽ phải đối diện với hàng loạt các biến chứng nguy hiểm do căn bệnh này gây ra và một số rủi ro khi thực hiện. Do đó, bệnh nhân cần phải chú ý một số vấn đề sau đây và chuẩn bị tâm lý sẵn sàng trước khi phẫu thuật.

bệnh gút có nên mổ không
Người bệnh phải nằm viện để kiểm tra sau khi mổ bệnh gút.
  • Bác sĩ thực hiện phải có kinh nghiệm lâu năm, tay nghề cao và trình độ chuyên môn.
  • Lựa chọn địa chỉ thăm khám uy tín, chất lượng để đảm bảo an toàn
  • Thực hiện đúng các chỉ định của bác sĩ. Thông thường, người bệnh sẽ tiến hành các kiểm tra trước như siêu âm, thử máu, xét nghiệm,… để chắc chắn không bị đông máu, tiểu đường, dị ứng thuốc,…
  • Người bệnh có thể bị nhiễm trùng và vết thương lâu lành. Nếu hạt tophi phá hủy hoàn toàn các mô khớp, bệnh nhân phải cắt bỏ các chi.
  • Chú ý đến chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và chăm sóc sau khi phẫu thuật để bệnh nhanh chóng khỏi
  • Tiến hành tái khám định kỳ vì các hạt tophi nếu không được kiểm soát có thể phát triển ở những vị trí khác.
  • Không nên lo lắng, căng thẳng quá mức gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh
  • Giữ vệ sinh vết mổ, tránh tiếp xúc với bụi bẩn khiến cho vết thương bị nhiễm trùng, sưng tấy.
  • Nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào sau khi mổ, người bệnh cần phải thông báo ngay với bác sĩ chuyên khoa.

Như vậy, bệnh gút có mổ được không còn tùy thuộc rất nhiều vào tình trạng sức khỏe, cơ địa, mức độ bệnh của bệnh nhân. Chỉ những trường hợp cần thiết, bác sĩ mới chỉ định cho người bệnh tiến hành phẫu thuật. Nếu bệnh gút ở mức độ nhẹ, bệnh nhân nên uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát căn bệnh này. Ngoài ra, bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống để bệnh nhanh chóng khỏi, tránh các biến chứng có thể xảy ra.

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang CHẤM DỨT bệnh Gout không tái phát [Không cần mổ]

Nhằm mang đến cho người bệnh Gout giải pháp điều trị hiệu quả, an toàn, không phải can thiệp phẫu thuật, tránh những biến chứng, rủi ro, Trung tâm Thuốc dân tộc đã nghiên cứu và ứng dụng thành công bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang. Bài thuốc được đội ngũ chuyên gia đầu ngành nghiên cứu dựa trên phương thuốc bí truyền của người Tày, hàng chục bài thuốc cổ truyền, nguyên tắc biện chứng luận trị, Y pháp Hải Thượng Lãn Ông.

Để bài thuốc phù hợp và hiệu quả nhất với người Việt hiện nay, đội ngũ nghiên cứu kết hợp kiến thức về chuyển hóa của y học hiện đại thông qua công trình nghiên cứu và thử nghiệm bài bản. Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu là thầy thuốc ưu tú, bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn.

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang nổi bật với những ưu điểm sau:

Điều trị bệnh Gout bảo tồn không cần mổ với cơ chế ĐA CHIỀU

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang sở hữu công thức ĐỘC QUYỀN gồm 3 chế phẩm: Quốc dược Giải độc hoàn, Quốc dược Bổ thận hoàn, Quốc dược Phục cốt hoàn đặc trị gout. Sự kết hợp này tạo nên cơ chế điều trị ĐA CHIỀU trong bổ có trị, trong trị có bổ, với công dụng:

  • Điều trị bệnh gout cấp và mãn tính từ căn nguyên với phép bổ thận, bổ can, kiện tỳ, nâng cao chức năng chuyển hóa dinh dưỡng, kiểm soát acid uric, ngăn chặn sự lắng đọng tinh thể muối, mạnh gân cốt, bổ khí huyết.
  • Chấm dứt các triệu chứng sưng – nóng – đỏ – đau, làm xẹp hạt tophi, đào thải acid uric, chống biến chứng với phép trị thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, giảm đau nhức, tiêu dịch, thông huyết mạch, khu phong, tán hàn, làm sạch ổ khớp.
  • Làm lành tổn thương, tái tạo và phục hồi chức năng sụn khớp, phục hồi vận động, chống tái phát đau do gout.

XEM NGAY: 5 ưu điểm giúp bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang đặc trị bệnh gout cấp – mãn tính hiệu quả

Công thức bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang
Công thức bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang phối chế hơn 50 vị thuốc Nam

Hơn 50 vị thuốc Nam được nghiên cứu và phối hợp hoàn chỉnh với dược tính mạnh mẽ. Góp mặt trong bảng thành phần có nhiều vị thuốc bản địa lần đầu tiên được phát hiện và ứng dụng điều trị bệnh Gout tại Việt Nam. Một số cây thuốc chủ dược trong bảng thành phần gồm: Thủy xương bồ, sâm quản trọng, dương xỉ, các loại tầm gửi có giá trị (tầm gửi kháo cài, tầm gửi cây nghiến, tầm gửi cây cây gạo…), kê huyết đằng, bồ công anh, hầu vĩ tóc, kim ngân cành…

Cam kết mang lại bài thuốc an toàn, không tác dụng phụ, Trung tâm Thuốc dân tộc tự chủ 80% dược liệu sạch chuẩn GACP-WHO từ đơn vị trực thuộc Vietfarm và hợp tác với người dân bản địa trong dự án phát triển cây thuốc Nam đáp ứng 20% nhu cầu dược liệu còn lại khai thác từ rừng tự nhiên.

XEM NGAY: Bảng thành phần vàng của bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang Đặc trị bệnh gout

Công trình nghiên cứu hiệu quả bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được Viện Nghiên cứu và Phát triển Y dược cổ truyền dân tộc trên 500 bệnh nhân gút, có tới 95% chấm dứt đau nhức sau 2-3 tháng. 5% còn lại do chưa tuân thủ chỉ định nên cần nhiều thời gian hơn.

Bên cạnh sử dụng thuốc, đến với Trung tâm Thuốc dân tộc, người bệnh sẽ được bác sĩ tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp để tăng hiệu quả điều trị, được bác sĩ đồng hành cho đến khi khỏi bệnh. Thuốc được Trung tâm hỗ trợ sắc sẵn tiện dụng, trải nghiệm dịch vụ khám chữa bệnh y học cổ truyền chất lượng cao. 

Mời bạn đọc xem thêm về bài thuốc và công tác điều trị bệnh Gout tại Trung tâm Thuốc dân tộc:

 

Lưu ý: Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang chỉ được kê đơn bởi bác sĩ Trung tâm Thuốc dân tộc. Người bệnh liên hệ với Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc để được các bác sĩ của chúng tôi sẽ trực tiếp tư vấn phác đồ điều trị gout phù hợp.

 

Có thể bạn quan tâm:

TIN NÊN ĐỌC

Ngày đăng 04:34 - 20/06/2022 - Cập nhật lúc: 08:10 - 08/02/2023
Chia sẻ:
Vang danh là bài thuốc đặc trị bệnh xương khớp hiệu quả, Quốc dược Phục cốt khang nhận được phản hồi tích cực từ phía người bệnh và được giới chuyên môn đánh giá cao. [Đọc ngay]
Thịt vịt là món ăn mà người bệnh gút phải hạn chế Bệnh gút có ăn được thịt vịt không? Cảnh báo từ chuyên gia

Thịt vịt là một trong những thực phẩm thông dụng ở Việt Nam có thể chế biến thành nhiều món…

Bệnh gout theo Đông Y và các bài thuốc điều trị Bệnh gout theo Đông Y và các bài thuốc điều trị

Gout hay còn gọi là bệnh Thống phong, là tình trạng bế tắc các hoạt động của kinh mạch gây…

Bị bệnh gút sống được bao lâu & những điều cần biết

Hầu hết bệnh nhân mắc bệnh gút đều rất lo lắng bởi những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây…

Axit uric là gì, chỉ số axit uric bao nhiêu là cao và cách xử lý

Nồng độ Axit Uric có thể biểu hiện cho một số vấn đề sức khỏe nhất định. Người bệnh cần…

Sữa là thực phẩm dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe và được sử dụng phổ biến Người bị bệnh gút uống được sữa không? (ensure, sữa đậu nành…)

Sữa là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao lại giàu protein và thường được bổ sung trong khẩu…

Bình luận (1)

  1. Tống Trần Dương
    Tống Trần Dương says: Trả lời

    Tôi năm nay 49 tuổi, mới đi mổ gút ở khớp khuỷu tay trái do hạt tophi chèn làm cử động khó và mất thẩm mỹ. Tôi mổ ngày 29/12, đến nay vết thương đã khô, tuy nhiên hiện tại chỗ vết mổ vết ra dịch màu trắng đặc rất nhiều! Xin hỏi BS như vậy tôi có cần đi tái khám ko? hay tiếp tục băng vết thương và thay băng hàng ngày. Xin cảm ơn!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang nổi tiếng với thành phần và công thức thuốc ĐỘC QUYỀN điều trị bệnh gout cấp và mãn tính hiệu quả, an toàn. [ĐỌC NGAY]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua