Bệnh giời leo là gì? Dấu hiệu và cách điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Bệnh giời leo là tình trạng tổn thương da do axit phospho hữu cơ có trong nọc độc của một số loài côn trùng. Đặc trưng của tình trạng này là tổn thương da có màu hồng hoặc đỏ, xuất hiện nhiều nốt mụn nước khu trú thành từng cụm.

bệnh giời leo
Bệnh giời leo là một dạng tổn thương da cấp tính thường gặp

Bệnh giời leo là gì?

Bệnh giời leo là tên gọi dân gian của zona thần kinh/ zona. Đây là tình trạng nhiễm trùng da do virus varicella zoster (một loại virus nhóm herpes) gây ra. Virus này tiết nọc độc chứa axit phospho hữu cơ. Khi tiếp xúc với da, nó sẽ gây ra những tổn thương dưới dạng mụn nước.

 Xem ngay: Các giai đoạn của bệnh giời leo, hình ảnh và điều trị

Nguyên nhân gây bệnh giời leo

Tiếp xúc với côn trùng có chứa axit phospho hữu cơ  là nguyên nhân gây ra bệnh giời leo. Ngoài ra, một số yếu tố có thể kích thích sự tái hoạt động của virus gây bệnh giời leo (virus varicella zoster) trong dây thần kinh. Từ đó gây tổn thương da.

Các yếu tố nguy cơ của bệnh:

  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược
  • Hệ miễn dịch suy giảm
  • Căng thẳng
  • Thời tiết thay đổi

Triệu chứng bị giời leo

Các dấu hiệu của bệnh giời leo chủ yếu tập trung ở trên da, bao gồm:

  • Da đỏ, rát
  • Xuất hiện nhiều mụn nước nhỏ mọc tập trung thành cụm
  • Kèm theo triệu chứng nóng, rát, ngứa ngáy âm ỉ, châm chích,…
  • Khi mụn nước lở loét, vùng da này sẽ đóng vảy và đi kèm với triệu chứng đau nhức

Nếu tổn thương da nặng hoặc diễn ra trên phạm vi rộng, bạn có thể gặp phải một số triệu chứng toàn thân như:

cách trị bệnh giời leo hiệu quả nhất
Giời leo có thể gây sốt, mệt mỏi, đau cơ,… kèm theo các biểu hiện ngoài da
  • Sốt nhẹ
  • Mệt mỏi
  • Đau khớp
  • Giảm thính lực (trong trường hợp giời leo ở tai)
  • Mất vị giác phần trước lưỡi
  • Hoa mắt

Biến chứng của giời leo

Giời leo là bệnh khá lành tính. Hầu hết bệnh nhân không gặp biến chứng nguy hiểm khi được điều trị sớm. Tuy nhiên nếu chậm trễ trong việc khắc phục, virus có thể gây tổn thương dây thần kinh, dẫn đến tình trạng giảm chức năng dẫn truyền cảm giác của cơ quan này.

Bên cạnh đó nếu virus phát sinh ở những vùng nhạy cảm như mắt hoặc tai, thị lực và thính lực của người bệnh cũng có thể bị ảnh hưởng.

Chẩn đoán bệnh giời leo

Bệnh giời leo do tiếp xúc axit phospho hữu cơ được chẩn đoán thông qua quan sát lâm sàng. Đối với trường hợp bị giời leo do virus varicella zoster gây ra, bác sĩ có thể đề nghị sinh thiết mô da hoặc lấy dịch lỏng từ các mụn nước để xét nghiệm.

Cách điều trị bệnh giời leo hiệu quả

Cần xác định mức độ tổn thương da trước khi áp dụng các biện pháp điều trị bệnh giời leo.

Với bệnh nhân có tình trạng nhẹ, việc điều trị tại chỗ có thể ức chế được virus và làm giảm tổn thương trên bề mặt da. Tuy nhiên với những trường hợp virus hoạt động mạnh và gây ra các triệu chứng toàn thân, bác sĩ sẽ đề nghị điều trị tại chỗ kết hợp với việc sử dụng thuốc uống.

1. Điều trị tại chỗ

Điều trị tại chỗ bệnh giời leo bao gồm việc sử dụng dung dịch sát trùng, thuốc chống virus tại chỗ và thuốc giảm đau tại chỗ.

  • Dung dịch sát trùng

Dung dịch sát trùng có tác dụng sát trùng nhẹ, ngăn chặn nhiễm khuẩn và lây lan tổn thương da. Các dung dịch sát trùng được sử dụng phổ biến bao gồm: Hồ nước, xanh methylene 1%, tím methyl 1%,…

  • Thuốc chống virus tại chỗ

Nếu giời leo liên quan đến virus varicella zoster, bác sĩ sẽ đề nghị sử dụng thuốc chống virus tại chỗ. Nhóm thuốc này có thể giúp kìm hãm sự phát triển của virus gây bệnh.

cách trị bệnh giời leo hiệu quả nhất
Thuốc chống virus tại chỗ có tác dụng kiểm soát hoạt động của virus và hạn chế tổn thương da lây lan

Acyclovir cream là thuốc chống virus tại chỗ được sử dụng phổ biến nhất. Hoạt chất trong thuốc có khả năng ức chế quá trình tổng hợp DNA và ngăn chặn sự phân đôi của virus varicella zoster.

Việc sớm sử dụng thuốc và dùng đúng liều có thể kiểm soát được hoạt động của virus gây bệnh và giảm tổn thương da ở mức tối đa. Tuy nhiên thuốc chỉ được sử dụng cho trẻ từ 12 tuổi trở lên và chống chỉ định với phụ nữ mang thai.

Xem ngay: Các loại thuốc bôi trị giời leo tốt nhất

  • Thuốc giảm đau tại chỗ

Thuốc giảm đau tại chỗ được sử dụng để làm giảm triệu chứng đau nhức ở vị trí da tổn thương. Loại thuốc này chỉ được dùng sau khi tổn thương da đã liền sẹo. Nếu da vẫn còn dấu hiệu lở loét, bạn nên sử dụng thuốc giảm đau đường uống.

Thuốc giảm đau tại chỗ (Lidocain gel hoặc Capsaicin cream) hoạt động bằng cách gây tê và ức chế khả năng dẫn truyền cảm giác đau của dây thần kinh.

2. Điều trị toàn thân

Điều trị giời leo toàn thân được chỉ định với trường hợp virus bùng phát, gây tổn thương da trên diện rộng và làm phát sinh các triệu chứng toàn thân như mệt mỏi, đau cơ,…

Điều trị toàn thân bao gồm sử dụng thuốc kháng virus đường uống, thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau,…

Để ức chế hoạt động của virus viracella zoster, bác sĩ có thể đề nghị bạn sử dụng Acyclovir với liều 200mg/ 5 lần/ ngày trong 7 ngày. Nếu không có đáp ứng hoặc đáp ứng kém, bác sĩ có thể tăng liều cao 800mg/ 4 lần/ ngày trong 7 – 10 ngày.

cách trị bệnh giời leo hiệu quả nhất
Với trường hợp bệnh nặng, cần sử dụng thuốc kháng virus đường uống để kiểm soát

Trong trường hợp bệnh giời leo có dấu hiệu bội nhiễm, bạn sẽ phải sử dụng kháng sinh phối hợp với thuốc kháng virus. Bên cạnh việc tác động đến virus, bác sĩ có thể kê toa thuốc giảm đau (NSAID hoặc Acetaminophen) để cải thiện triệu chứng sốt, đau nhức, mệt mỏi,…

Hầu hết các trường hợp giời leo đều đáp ứng tốt với điều trị và dứt điểm sau khoảng 2 – 3 tuần.

3. Các biện pháp chăm sóc

Để hỗ trợ quá trình điều trị, bạn có thể thực hiện các biện pháp cải thiện triệu chứng giời leo ngay tại nhà và hạn chế mức độ tổn thương trên da.

  • Nên dành thời gian nghỉ ngơi trong thời gian điều trị. Hoạt động mạnh trong thời gian này có thể tăng tiết mồ hôi và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào vùng da tổn thương. Hoặc có thể gián tiếp lây lan virus cho người khác.
  • Uống nhiều nước và bổ sung những loại thực phẩm nhằm tăng cường hệ miễn dịch.
  • Hạn chế cào, gãi lên các mụn nước. Bạn có thể làm giảm triệu chứng ngứa ngáy bằng cách chườm lạnh 2 – 3 lần/ ngày.
  • Vệ sinh vùng da bị bệnh thường xuyên. Bên cạnh đó cần mặc quần áo có chất liệu mát mẻ, thông thoáng để tránh ma sát và làm tổn thương da.

Phòng ngừa bệnh giời leo

Những cách dưới đây có thể phòng ngừa tái phát bệnh giời leo:

  • Tránh tiếp xúc với côn trùng
  • Hạn chế tình trạng căng thẳng, mệt mỏi
  • Tiêm vaccine ngừa virus varicella zoster

Giời leo là bệnh lý lành tính và hiếm khi gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu để bệnh tái phát nhiều lần, da và dây thần kinh có thể bị tổn thương vĩnh viễn. Vì vậy khi triệu chứng bùng phát, bạn nên chủ động tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn điều trị.

Tham khảo thêm: 

Ngày đăng 10:46 - 24/10/2023 - Cập nhật lúc: 11:17 - 24/10/2023
Chia sẻ:
Cách chữa giời leo bằng đậu xanh đơn giản hiệu quả tại nhà
Không cần sử dụng thuốc, người bệnh có thể chữa giời leo bằng đậu xanh đơn giản tại nhà. Biện pháp này không chỉ giúp giảm nhanh triệu chứng mà…
Bệnh giời leo có thể lây từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Bệnh giời leo có lây không?

Nắm rõ bệnh giời leo có lây không để có những cách ngăn ngừa phù hợp. Căn bệnh này gây…

Bị giời leo mấy ngày thì khỏi?

Nhiều người thắc mắc bệnh giời leo mấy ngày thì khỏi. Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng giời leo…

Cách chữa giời leo bằng mật ong hay nhất nên tham khảo

Chữa giời leo bằng mật ong là một trong những phương pháp điều trị bệnh an toàn, giúp tiết kiệm…

Bị bệnh giời leo kiêng ăn gì để bệnh nhanh khỏi?

Bị bệnh giời leo kiêng ăn gì là thắc mắc chung của nhiều người. Bên cạnh thực phẩm có lợi…

Bệnh giời leo là gì? Dấu hiệu và cách điều trị

Bệnh giời leo là tình trạng tổn thương da do axit phospho hữu cơ có trong nọc độc của một…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua