Nhiều người bệnh vẫn thường thắc mắc, liệu bệnh ghẻ có lây không? Lây như thế nào? Nếu bạn đọc có cùng thắc mắc này, có thể tham khảo bài viết bên dưới để biết thêm thông tin về bệnh ghẻ nước.

Bệnh ghẻ nước là gì?
Bệnh ghẻ nước là tình trạng ngứa da do ký sinh trùng ghẻ gây ra. Ký sinh trùng ghẻ có thể tồn tại, phát triển, tấn công bề mặt da và để trứng bên dưới. Ghẻ nước phổ biến ở mọi lứa tuổi và giới tính, tuy nhiên thường phổ biến ở trẻ em, thanh thiếu niên chưa có ý thức giữ vệ sinh cơ thể hoặc không đúng chăm sóc đúng cách.
Các triệu chứng ban đầu của bệnh ghẻ bao gồm ngứa, lở loét, nổi mẩn ngứa và mất từ 2 đến 6 tuần để các triệu chứng phát triển. Ghẻ nước không ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh và có thể điều trị được bằng nhiều biện pháp khác nhau.
Bệnh ghẻ nước có lây không?
Bệnh ghẻ nước là bệnh truyền nhiễm và có thể lây lan nhanh chóng. Nhìn chung, hầu hết những người bị bệnh ghẻ thường mang từ 10 đến 15 ký sinh trùng ghẻ trên người và tỷ lệ lây truyền cho người khác lên đến 60%.
Ghẻ có thể điều trị dễ dàng bằng thuốc hoặc các biện pháp phòng ngừa tại nhà. Các loại thuốc áp dụng trực tiếp lên da có thể tiêu diệt ký sinh trùng ghẻ và trứng ghẻ. Tuy nhiên, sau vài tuần điều trị, người bệnh vẫn có thể bị ngứa do ảnh hưởng của ghẻ. Vì tính chất bệnh ghẻ có thể lây lan rất nhanh. Do đó khi điều trị bác sĩ thường đề nghị điều trị cho tất cả người thân, bạn bè và những ai đã tiếp xúc với người bệnh ghẻ.
Bệnh ghẻ nước lây như thế nào?
Ghẻ có thể lây lan từ người này qua người khác thông qua việc tiếp xúc gián tiếp, trực tiếp và hành động quan hệ tình dục.
1. Tiếp xúc da trực tiếp
Tiếp xúc trực tiếp là cách phổ biến nhất để một người có thể bị nhiễm ghẻ nước. Ký sinh trùng ghẻ có thể lây lan thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với da của người bệnh. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ ghẻ nước bao gồm:
- Người sống trong môi trường ẩm thấp, vệ sinh môi trường sống kém.
- Tính chất công việc tiếp xúc với nguồn nước nhiễm bẩn. Hoặc thường xuyên tắm, ngâm mình trong nước chứa ký sinh trùng ghẻ nước.
- Tiếp xúc với nguồn đất bẩn mà không mang quần áo bảo hộ lao động.
Sau khi nhiễm ký sinh trùng hoặc trứng ghẻ, các triệu chứng bệnh có thể xuất hiện trong vòng 2 tuần đến 30 ngày.

2. Tiếp xúc gián tiếp với ký sinh trùng ghẻ
Ngoài việc tiếp xúc trực tiếp với ký sinh trùng ghẻ, người bệnh cũng có thể bị ghẻ nước thông qua con đường tiếp xúc gian tiếp. Các yếu tố gián tiếp làm lây lan ghẻ nước bao gồm:
- Sử dụng chung quần áo, khăn tắm, chăn, khăn trải giường hoặc ngủ chung với người bệnh ghẻ đều có thể tạo điều kiện cho ghẻ hoặc trứng ghẻ tấn công và công bệnh.
- Người sinh sống trong môi trường tập thể như nhà dưỡng lão, cơ sở bảo trợ trẻ em,… đều có nguy cơ nhiễm bệnh ghẻ nước khá cao.
- Các hành động bắt tay, ôm hoặc chạm nhẹ vào người bệnh ghẻ đổi khi cũng có thể là cơ hội để ký sinh trùng ghẻ tấn công vào cơ thể. Tuy nhiên, việc này rất hiếm khi xảy ra.
Ngoài ra, trên cơ thể thú cưng cũng có thể tồn tại ve, ký sinh trùng gây bệnh ghẻ. Tuy nhiên, ký sinh trùng ghẻ ở động vật không thể sống và sinh sản trên da người và sẽ chết đi sau vài ngày. Điều này có nghĩa là bạn sẽ không thể lây nhiễm bệnh ghẻ nước từ động vật.
3. Quan hệ tình dục
Hầu hết các trường hợp ghẻ nước ở người trưởng thành đều do quan hệ tình dục mang lại. Bệnh ghẻ nước lây qua đường tình dục thường đặc biệt nghiêm trọng. Bởi vì người bệnh thường không thấy bất cứ dấu hiệu hoặc triệu chứng bệnh nào cả. Điều này gây khó khăn cho công tác điều trị và phòng ngừa bệnh.
Bệnh ghẻ rất dễ lây, do đó việc điều trị cần thực hiện ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bệnh ghẻ. Bên cạnh đó, người thân của người bệnh cũng cần được chẩn đoán và điều trị để tránh trường hợp lây nhiễm.
Cần làm gì khi bị lây nhiễm bệnh ghẻ nước?
Đôi khi nhiều tình trạng da khác như chàm hoặc viêm da có thể liên quan đến các vết ngứa, sưng, đỏ trên da. Do đó, đến bệnh viện và trao đổi với bác sĩ khi nhận thấy các dấu hiệu và triệu chứng ghẻ nước.

Để điều trị, bác sĩ có thể kê một số thuốc bôi trị ghẻ nước và thuốc uống theo đơn. Các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị ghẻ nước bao gồm:
- Kem chứa Permethrin để tiêu diệt ký sinh trùng và trứng ghẻ nước.
- Crotamiton được dùng 2 – 3 lần mỗi ngày để điều trị ghẻ nước. Tuy nhiên thuốc đôi khi không mang lại hiệu quả điều trị và không an toàn với một số đối tượng.
- Kem dưỡng da Lindane được chỉ định cho các trường hợp ghẻ nước nghiêm trọng và các loại thuốc khác không mang lại hiệu quả điều trị.
- Thuốc Ivermectin dùng để điều trị ghẻ nước khi các loại kem bôi không có tác dụng điều trị. Tuy nhiên, thuốc không được dùng cho trẻ em dưới 15 kg và phụ nữ mang thai.
Mặc dù các loại thuốc này có thể tiêu diệt ký sinh trùng ghẻ nước. Những người bệnh có thể vẫn cảm thấy rằng ngứa trong vài tuần sau khi điều trị.
Bên cạnh việc điều trị, người bệnh có thể ngăn ngừa lây nhiễm ghẻ nước bằng cách:
- Giặt quần áo, khăn tắm, chăn trải giường thường xuyên. Sử dụng nước nóng để giặt và sấy khô ở nhiệt độ cao.
- Hút bụi và vệ sinh nhà cửa thường xuyên. Các vật dụng bao gồm thảm, ghế, mặt bàn, giường, tủ,… cũng cần được lau chùi bằng chất khử trùng.
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi hoặc thắc mắc nào có liên quan đến ghẻ nước và tình trạng lây lan ghẻ nước, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc nhân viên y tế có chuyên môn.
Bác sĩ ơi cho mk hỏi bệnh gẻ nước thường lên những chỗ nào trên cơ thể ,nó có lên trên da đầu k ạ