Bị bệnh crohn nên ăn gì, kiêng gì tốt nhất?

Duy trì một chế độ ăn uống khoa học là vấn đề người mắc bệnh crohn nên tuân thủ tuyệt đối để giảm thiểu các triệu chứng khó chịu và nâng cao hiệu quả của phương pháp điều trị. Vậy bị bệnh crohn nên ăn gì và kiêng gì? Bài viết dưới đây sẽ đưa ra những gợi ý tốt nhất cho bạn.

Bị bệnh crohn nên ăn gì?

Bệnh crohn gây ra các vết loét ở nhiều điểm khác nhau trong đường ruột. Khi mắc căn bệnh này, chức năng tiêu hóa cùng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng bị ảnh hưởng đáng kể. Chính vì vậy, người bệnh nên thận trọng khi lựa chọn thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày. Cần đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể và hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng bệnh.

Các thực phẩm chứa hoạt chất kháng viêm, giảm đau và có thể cải thiện các triệu chứng bệnh một cách tự nhiên thường được khuyến khích sử dụng trong thực đơn của người bị bệnh crohn. Chúng bao gồm:

1. Trứng kích thích tái tạo niêm mạc ruột

Trứng được xem là nguồn cung cấp protein dồi dào cho cơ thể. Chất này khi được dung nạp sẽ chuyển hóa thành năng lượng để người bệnh hoạt động, làm việc hiệu quả. Một phần protein trong trứng cũng tham gia vào quá trình xây dựng tế bào mới, giúp nhanh chóng chữa lành vết loét ở niêm mạc ruột.

Bị bệnh crohn nên ăn gì
Trứng cung cấp nhiều protein giúp người mắc bệnh crohn bớt mệt mỏi và nhanh chóng chữa lành vết loét trong đường ruột

Mỗi tuần, người bị bệnh crohn có thể ăn 3 -4 quả trứng. Tốt nhất là ăn trứng luộc hoặc nấu canh. Tránh ăn trứng sống hoặc trứng ốp la gây đầy bụng, khó tiêu.

2. Quả bơ tốt cho người bị bệnh crohn

Bơ là một trong những loại trái cây tốt nhất cho người bị bệnh crohn. Thực phẩm này giàu axit béo không bão hòa có tác dụng chống viêm, chữa lành vết loét trong đường ruột một cách tự nhiên.

Hơn nữa, bơ còn cung cấp nhiều vitamin B, E, axit folic, chất xơ hòa tan và nhiều loại khoáng chất. Chúng giúp làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể, thúc đẩy quá trình hồi phục sức khỏe và cải thiện các triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa. 

Thịt bơ được ăn trực tiếp hoặc dằm nhuyễn, xay sinh tố. Bạn cũng có thể dùng loại trái cây này làm nguyên liệu trong các món bánh hay salad để thay đổi khẩu vị.

3. Sữa chua thúc đẩy tiêu hóa, làm lành vết loét trong đường ruột

Nếu đang thắc mắc bị bệnh crohn nên ăn gì thì sữa chua chính là một gợi ý cho bạn. Giàu probiotic  là các loại vi khuẩn có lợi được sản sinh trong quá trình lên men tự nhiên, sữa chua có thể giúp kích thích tiêu hóa, ổn định nhu động ruột, giảm đau bụng, tiêu chảy. 

Ngoài ra, thực phẩm này còn có tác dụng ức chế hại khuẩn, làm tăng khả năng miễn dịch cho đường ruột, cải thiện sức đề kháng và hỗ trợ chữa lành vết loét trong đường tiêu hóa do bệnh crohn gây ra.

Để đạt được những lợi ích ở trên, người mắc bệnh crohn được khuyến cáo nên ăn 1 – 2 hũ sữa chua mỗi ngày. Ưu tiên sử dụng sữa chua không đường giúp kiểm soát tốt trọng lượng cơ thể.

4. Khoai lang

Có mặt trong danh sách các thực phẩm tốt cho người bị bệnh crohn còn có khoai lang, đặc biệt là khoai lang ruột vàng hoặc tím. Bạn có thể dùng các loại củ này dưới dạng luộc, nướng, làm bánh hay hầm canh.

Khoang lang vàng bổ sung hàm lượng vitamin A, B, C dồi dào cùng nhiều loại axit amin thiết yếu cho cơ thể. Những chất này có tác dụng kháng viêm, cải thiện hệ miễn dịch và duy trì chức năng hoạt động bình thường cho hệ tiêu hóa.

Trong khi đó, khoai lang tím lại đặc biệt giàu chất chống oxy hóa, bao gồm anthocyanins hay cyanidins. Chúng giúp tiêu diệt gốc tự do và các tác nhân có hại, bảo vệ niêm mạc ruột, qua đó đẩy lùi các triệu chứng của bệnh crohn.

5. Hạt hạnh nhân

Hạt hạnh nhân bổ sung nhiều omega 3 cho cơ thể. Đây là một loại axit béo không bão hòa đã được khoa học chứng minh về khả năng kháng viêm tự nhiên. Nó giúp đẩy nhanh tốc độ chữa lành các vết loét trong ruột.

Bị bệnh crohn nên ăn hạt hạnh nhân
Ăn hạt hạnh nhân hoặc uống sữa hạnh nhân có thể giúp hỗ trợ giảm viêm, cải thiện các triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa cho người mắc bệnh crohn

Ngoài ra, hạt hạnh nhân còn cung cấp nguồn protein thực vật dồi dào cho cơ thể. Chất này dễ dàng được hấp thu và chuyển hóa thành năng lượng, đồng thời tham gia vào quá trình hình thành nên các tế bào mới để thế chỗ cho những mô bị tổn thương trong đường ruột.

Bạn có thể nhai nuốt hạt hạnh nhân trực tiếp hoặc xay sữa uống. Ngày nay, các sản phẩm sữa hạnh nhân được bày bán rất nhiều. Khi mua, bạn nên lựa chọn loại sữa không đường sẽ tốt hơn cho đường ruột và tránh gây tiêu chảy khi uống.

6. Cá hồi

Cá hồi được khuyến cáo sử dụng trong thực đơn của bệnh nhân bị crohn 2 – 3 lần mỗi tuần. Với thành phần giàu omega 3, kẽm, protein và nhiều dưỡng chất khác, thực phẩm này hoạt động như một chất kháng viêm tự nhiên, giúp ức chế phản ứng viêm trong đường ruột, đồng thời bổ sung chất điện giải cho người bị tiêu chảy.

Hơn nữa, cá hồi cũng rất dễ tiêu hóa. Nó không làm tăng gánh nặng cho đường ruột như các thực phẩm thô cứng. Bạn có thể chế biến nhiều món ăn đa dạng từ cá hồi, chẳng hạn như áp chảo, nướng hay kho…

7. Cà rốt

Cà rốt chứa nguồn pectin dồi dào, giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm tiêu chảy, đầy bụng, đồng thời tạo ra môi trường sống lý tưởng cho các loại vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển mạnh. 

Cách ăn cà rốt tốt nhất là luộc, hấp chín hay nấu canh. Ngoài ra, bạn cũng có thể uống nước ép cà rốt để bổ sung vitamin và chất lỏng cho cơ thể. Tuy nhiên, mỗi tuần chỉ nên dùng thực phẩm này 2 – 3 lần, mỗi lần dùng không quá 150g. Ăn nhiều cà rốt có thể gây vàng da.

Người bị bệnh crohn nên kiêng gì?

Bên cạnh các thực phẩm hữu ích, việc nhận biết các thực phẩm có thể gây bất lợi cũng là vấn đề quan trọng mỗi bệnh nhân cần phải nắm rõ. Dưới đây là nhóm thực phẩm người mắc bệnh crohn nên kiêng ăn.

1. Các thực phẩm gây dị ứng

Một số thực phẩm có thể gây dị ứng và kích hoạt phản ứng miễn dịch hoạt động quá mức, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh crohn phát triển và khiến cho các vết loét trong đường ruột trở nên nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy, khi mắc căn bệnh này bạn tuyệt đối không được sử dụng các thực phẩm từng khiến bản thân bị dị ứng sau khi ăn.

Tốt nhất, bạn nên lập ra một danh sách các thực phẩm mình ăn hàng ngày. Nếu có dấu hiệu bị dị ứng hoặc các triệu chứng bệnh tăng nặng sau khi ăn bất cứ thực phẩm nào thì hãy loại bỏ chúng ra khỏi thực đơn.

2. Thực phẩm chứa quá nhiều chất xơ sợi

Chất xơ có vai trò làm tăng khối lượng phân và giữ nước trong phân. Dung nạp quá nhiều chất này có thể khiến bạn bị khó tiêu, đầy bụng, đồng thời kích thích nhu động ruột co bóp mạnh dẫn đến đau bụng, tiêu chảy.

Ngoài ra, việc ăn quá nhiều chất xơ còn làm giảm khả năng hấp thu kẽm. Điều này có thể gây mất cân bằng điện giải, làm giảm khả năng miễn dịch của đường ruột.

Chính vì lý do trên, trong quá trình điều trị bệnh crohn bạn không nên sử dụng quá nhiều thực phẩm giàu chất xơ trong bữa ăn. Đặc biệt là các loại rau chứa chất xơ như rau muống, rau cải cay, bắp cải…

3. Đồ khô

Các thực phẩm sấy khô hay hạt khô đều khá cứng và khó tiêu hóa. Chúng có thể gây kích ứng đường ruột và khiến cho dạ dày phải gặp khó khăn trong việc tiêu hóa. Nếu sử dụng đồ khô thường xuyên có thể khiến cho tổn thương trong đường ruột ngày càng nghiêm trọng hơn và làm tăng nặng các triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa.

4. Thực phẩm chứa nhiều chất béo

Các thực phẩm giàu chất béo cũng không được khuyến khích sử dụng trong thực đơn của người bị bệnh crohn. Chúng bao gồm thịt mỡ, bơ thực vật, sốt kem, các món ăn chiên, xào. Chúng rất khó tiêu hóa, nhất là khi đường ruột của bạn đang bị viêm loét do ảnh hưởng của bệnh crohn.

Bị bệnh crohn nên kiêng gì
Đồ chiên rán gây đầy bụng và khó tiêu hóa nên không được khuyến khích sử dụng trong thực đơn của người mắc bệnh crohn

Ngoài ra, ăn quá nhiều chất béo còn dẫn đến tình trạng đầy bụng, tiêu chảy và làm tăng phản ứng viêm tại ruột, khiến cho tổn thương trong đường ruột lâu lành.

5. Bị bệnh crohn nên kiêng ăn các món cay

Các món ăn được chế biến với nhiều gia vị cay có thể gây kích ứng và khiến niêm mạc ruột bị bỏng rát, từ đó làm vết loét trong đường ruột lan rộng hơn. Sau khi ăn món cay, nhu động ruột có thể bị co bóp mạnh khiến bạn bị đau quặn bụng từng cơn, tiêu chảy hoặc thậm chí là chảy máu ở vết loét dẫn đến đi cầu ra máu.

6. Các sản phẩm từ sữa

Sữa tươi và các sản phẩm từ sữa thường chứa lactose. Một số người không dung nạp được chất này dẫn đến tiêu lỏng, đau bụng, đầy hơi và làm tăng nặng mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng khác liên quan đến bệnh crohn.

7. Thức ăn nhanh

Thức ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn được bán ngoài lòng lề đường thường không đảm bảo vệ sinh và chứa nhiều chất béo. Chúng có thể khiến đường ruột bị nhiễm trùng và làm bệnh crohn diễn tiến phức tạp hơn.

8. Thực phẩm sống

Rau sống, các món tái hay thực phẩm chưa được nấu chín đều là những thực phẩm tối kỵ cho người bị bệnh crohn. Chúng không chỉ gây tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu hóa mà còn có thể mang theo vi khuẩn cùng ký sình trùng vào trong đường ruột dẫn đến nhiễm trùng.

9. Đồ uống có ga, cồn hoặc caffeine

Chẳng hạn như bia, rượu, soda hay cà phê. Chúng đều khiến tình trạng tiêu chảy trở nên nghiêm trọng hơn. Trong khi đó, các loại thức uống có ga lại là thủ phạm dẫn đến đầy hơi. Khi đang bị bệnh crohn, tốt nhất bạn nên lựa chọn nước lọc, nước khoáng hay nước đun sôi để nguội thay thế cho các thức uống trên.

Lưu ý khi xây dựng chế độ ăn cho người bị bệnh crohn

Việc nắm rõ bị bệnh crohn nên ăn gì và kiêng gì sẽ giúp cho người bệnh xây dựng được một thực đơn ăn uống khoa học, phù hợp hơn. Khi xây dựng chế độ ăn người bệnh cần lưu ý:

  • Ưu tiên sử dụng các thực phẩm có lợi trong thực đơn. Không dùng một loại thực phẩm liên tục mà luôn phiên thay đổi để bữa ăn được phong phú và có cảm giác ngon miệng hơn.
  • Hạn chế nêm nêm nhiều gia vị trong các món ăn, đặc biệt là muối, ngũ vị hương hay gia vị cay
  • Các món ăn nên được nấu chín kỹ, hấp, luộc, nấu canh hoặc hầm nhừ để dễ tiêu hóa và hạn chế được lượng dầu mỡ sử dụng.
  • Trường hợp bị tiêu chảy, cần uống nhiều nước kết hợp ăn các món lỏng để ngăn ngừa mất nước.
  • Ăn 5 – 6 bữa trong ngày thay vì chỉ có 3 bữa lớn. Điều này sẽ giúp thức ăn được tiêu hóa tốt hơn và tránh bị thiếu chất dinh dưỡng.
  • Nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt để giảm gánh nặng cho đường ruột.

Có thể bạn chưa biết

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Ngày đăng 10:38 - 30/07/2022 - Cập nhật lúc: 11:07 - 31/07/2022
Chia sẻ:
Các chuyên gia, bác sĩ đều được đào tạo chuyên môn sâu, có học hàm học vị cao Điều trị dứt điểm bệnh đại tràng dai dẳng cùng các chuyên gia tiêu hoá tại Thuốc dân tộc

Sau gần một thập kỷ hoạt động và nỗ lực phát triển, Trung tâm Thuốc dân tộc luôn tự hào…

Bệnh viêm đại tràng có nguy hiểm không? Điều cần biết

Bệnh viêm đại tràng có nguy hiểm không là thắc mắc chung của nhiều người khi được chẩn đoán mắc…

Không chỉ được sử dụng để giải khát, lá vối còn hỗ trợ điều trị viêm đại tràng co thắt. Chữa viêm đại tràng co thắt bằng thuốc nam lành tính, hiệu quả

Chữa viêm đại tràng co thắt bằng thuốc nam hiện đang là một xu hướng được nhiều người lựa chọn…

viêm đại tràng co thắt Viêm đại tràng co thắt – Triệu chứng nhận biết và điều trị

Viêm đại tràng co thắt thuộc nhóm bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Rối loạn tiêu hóa, đau bụng…

Hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không, có biến chứng?

Hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không? Các biến chứng thường gặp là gì? là một trong vấn…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua