Bệnh Celiac ở trẻ em: Dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Bệnh Celiac ở trẻ em là tình trạng trẻ bị dị ứng với Gluten xảy ra ở đường ruột. Bệnh khiến cho cơ quan ruột non của trẻ bị tổn thương và ngăn cản sự hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể. Bố mẹ cần hết sức lưu ý và điều trịcăn bệnh này cho trẻ càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng nguy hiểm. 

Bệnh Celiac ở trẻ em là gì? 

Trong hầu hết các bệnh lý liên quan đến đường ruột ở trẻ em thì bệnh Celiac là bệnh lý khá hiếm. Đây là một chứng bệnh dị ứng với Gluten. Gluten là tên gọi chung của các loại protein có nhiều trong các loại ngũ cốc, lúa mạch đen và hầu hết các sản phẩm làm từ lúa mỳ. Không những vậy, Gluten cũng là thành phần có trong một số sản phẩm không phải là thực phẩm như chất dính của tem và một số loại thuốc. 

Bệnh Celiac ở trẻ em
Bệnh Celiac ở trẻ em là tình trạng trẻ bị dị ứng và ngăn cản sự hấp thu chất dinh dưỡng do Gluten trong lúa mì, lúa mạch…

Căn bệnh Celiac không quá phổ biến nhưng rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Cụ thể, nếu trẻ mắc bệnh Celiac ăn phải những thực phẩm chứa gluten, hệ miễn dịch của trẻ sẽ tấn công lớp niêm mạc ruột non. Không những vậy, nếu Gluten không được tiêu hóa có thể hoặc không gây ra triệu chứng nhưng biến chứng lại rất nguy hiểm đó là tổn thương niêm mạc ruột.

Bởi ruột non trong trạng thái bình thường sẽ có một lớp niêm mạc bao phủ cùng với các nếp gấp cùng các vi nhung mao. Các nhung mao có chức năng làm tăng diện tích bề mặt của ruột non và hỗ trợ giúp tăng hấp thu các dưỡng chất từ các loại thực phẩm.

Khi trẻ bị Celiac, các nhung mao ruột bị tổn thương và tiêu biến dần, gây khó khăn trong việc hấp thu dưỡng chất. Từ đó, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tăng trưởng của trẻ. 

Nguyên nhân của bệnh Celiac ở trẻ em

Theo thông tin từ các chuyên gia, có 2 nguyên nhân chính tác động trực tiếp và gây ra bệnh đó là:

  • Yếu tố di truyền: Nếu bố mẹ mắc bệnh Celiac thì nguy cơ trẻ bị Celiac sẽ cao hơn so với bình thường. Tức là trẻ sau khi sinh ra sẽ di truyền yếu tố nguy cơ từ bố hoặc mẹ, sau đó phát triển thành bệnh Celiac tiếp xúc với thực phẩm chứa Gluten. 
  • Các yếu tố môi trường bên ngoài: Điều này cũng đồng nghĩa với việc trẻ tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố kích hoạt dị ứng. Trẻ ăn phải những loại thực phẩm chứa Gluten như lúa mạch, lúa mì. Tuy nhiên, bố mẹ không nên nhầm lẫn giữa bệnh Celiac với tình trạng dị ứng với lúa mì. Có rất nhiều yếu tố khác nhau khiến cho hệ miễn dịch của trẻ bị kích hoạt bởi lúa mì, từ đó gây ra các triệu chứng dị ứng như nổi phát ban hay thở rít. 

Dấu hiệu nhận biết bệnh Celiac ở trẻ em

Triệu chứng của bệnh Celiac ở trẻ em cũng tương tự như người lớn. Ngay sau khoảng 30 phút hoặc 1 tiếng tiêu thụ thực phẩm chứa Gluten, trẻ sẽ phải đối mặt với các triệu chứng điển hình như:

Bệnh Celiac ở trẻ em
Trẻ bị tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, chán ăn… là những triệu chứng điển hình của bệnh Celiac ở trẻ em
  • Trẻ bị tiêu chảy
  • Có cảm giác chướng bụng, đau bụng kéo dài, quặn vùng bụng phía trên
  • Chán ăn, bỏ ăn, sụt cân
  • Buồn nôn, nôn ói, ợ hơi…

Ngoài những triệu chứng liên quan đến đường tiêu hóa thì trẻ bị bệnh Celiac cũng có một số triệu không liên quan đến đường tiêu hóa như:

  • Mệt mỏi, thiếu máu, đau nhức khớp, đau đầu, men răng bị đổi màu, trầm cảm…
  • Đối với những trẻ lớn hơn một chút, những triệu chứng khác như táo bón, đi ngoài phân lỏng, có mỡ, chướng bụng, loãng xương…
  • Tiêu chảy vài tuần liền
  • Trẻ thấp bé hơn so với tuổi và thấp hơn so với các bạn bè cùng trang lứa
  • Các triệu chứng về da: Các triệu chứng viêm da dạng Herpes như ngứa ngáy, nổi mụn nước ở đầu gối, khuỷa tay, đầu gối, lưng, mông, cổ, mặt, khoang miệng, cả thân mình…
  • Xuất hiện những vấn đề về răng vĩnh viễn như men răng ngả vàng, xuất hiện các đốm nâu, hố trên răng…

Trong một số trường hợp mắc bệnh sẽ có những triệu chứng không rõ ràng hoặc không có triệu chứng của bệnh Celiac thì cũng không có nghĩa rằng đường ruột của trẻ đang hoạt động bình thường. Tốt nhất, nếu thấy dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe đáng lo ngại ở trẻ như vừa kể trên, bố mẹ hãy đưa trẻ đi khám tại bệnh viện càng sớm càng tốt để được xét nghiệm chẩn đoán và điều trị bệnh. 

Cách chẩn đoán bệnh Celiac ở trẻ em

Biện pháp chẩn đoán bệnh Celiac hiệu quả nhất cho trẻ là xét nghiệm máu. Đây là phương pháp khá đơn giản giúp đo nồng độ các kháng thể có khả năng chống lại Gluten và các loại protein khác bên trong ống ruột. Nếu kết quả cho thấy nồng độ kháng thể quá cao, bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết ruột non để tiếp tục kiểm tra. 

Thông thường, tiến hành sinh thiết sẽ được thực hiện khi trẻ trong trạng thái gây mê, sau đó bác sĩ sẽ lấy mẫu mô bằng cách đưa đèn nội soi vào trong cơ thể thông qua đường miệng và dạ dày sau đó xuống ruột non

Biện pháp điều trị bệnh Celiac ở trẻ em

Sau khi trải qua các xét nghiệm chẩn đoán và kết luận trẻ mắc bệnh Celiac thì bác sĩ sẽ tư vấn hướng điều trị cụ thể cho bố mẹ nắm rõ. Trên thực tế, hiện tại bệnh Celiac vẫn chưa có một phương pháp hay loại thuốc đặc trị nào có thể chữa khỏi bệnh dứt điểm. 

Bệnh Celiac ở trẻ em
Cách duy nhất để điều trị bệnh Celiac ở trẻ em đó là tuân thủ áp dụng chế độ ăn uống không Gluten

Cách duy nhất để kiểm soát bệnh chính là tuân thủ áp dụng một chế độ ăn uống không chứa Gluten. Trường hợp trẻ bị bệnh Celiac nhưng không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và hậu quả khó lường như:

  • Trẻ kém hấp thu dinh dưỡng, dẫn đến suy dinh dưỡng, thấp còi…
  • Dễ bị loãng xương, giảm mật độ xương, làm tăng nguy cơ gãy xương
  • Tăng nguy cơ bị ung thư thực quản, ung thư họng, u lympho ruột
  • Thường xuyên đối mặt với những cơn tiêu chảy, táo bón, đau bụng
  • Trẻ bị thiếu máu, xuất huyết, quáng gà. 
  • Các bệnh lý về thần kinh

Như đã nói, cách duy nhất để điều trị bệnh Celiac ở trẻ em đó là tránh xa thực phẩm chứa Gluten trong các bữa ăn hằng ngày. Tuy nhiên, chỉ áp dụng biện pháp này khi có kết quả sinh thiết ruột và chẩn đoán bệnh Celiac. Không nên áp dụng chế độ ăn không Gluten này cho trẻ khi chưa có kết quả. 

Vì đã có rất nhiều trẻ bị ép buộc phải theo chế độ dinh dưỡng này ngay từ khi còn nhỏ để tránh bị bệnh và dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng mặc dù trẻ không hề bị bệnh Celiac. Không những vậy, cũng phải nhắc đến trường hợp khi thực hiện sinh thiết ruột cho kết quả dương tính giả. 

Hướng dẫn cách giúp trẻ duy trì chế độ ăn “KHÔNG GLUTEN”

Để giúp bảo vệ trẻ khỏi căn bệnh Celiac, bố mẹ cần xây dựng riêng cho trẻ một chế độ ăn uống hằng ngày không chứa Gluten. Để tốt hơn, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ dinh dưỡng để có được những lời khuyên hữu ích nhất. 

Bệnh Celiac ở trẻ em
Ưu tiên những loại thực phẩm tươi như rau xanh, trái cây và các loại tinh bột như gạo, ngô… vừa tốt cho sức khỏe vừa tránh khởi phát bệnh Celiac
  • Loại bỏ những loại thực phẩm có chứa lúa mạch, lúa mì hay ngũ cốc, yến mạch ra khỏi thực đơn ăn uống hằng ngày của trẻ.
  • Hiện nay, có rất nhiều sản phẩm không có ghi thành phần Gluten lên bao bì nên việc quá trình “nói không” với Gluten cho trẻ sẽ khá khó khăn. Tốt nhất, bố mẹ nên cho trẻ tránh xa hoàn toàn các loại thực phẩm chứa các thành phần liên quan đến Gluten như bánh mì, mì ống, ngũ cốc, yến mạch… 
  • Hiện nay, Gluten là thành phần có trong một số loại thuốc, dược phẩm nên tốt nhất nên nói trước với bác sĩ tình trạng bệnh Celiac của trẻ để được chỉ định sử dụng loại thuốc tốt nhất. 

Một số loại thực phẩm không chứa Gluten:

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng cần bổ sung nhiều dưỡng chất để đáp ứng nhu cầu phát triển về thể chất lẫn trí tuệ nên việc thực hiện quá trình loại bỏ Gluten trong chế độ ăn uống của trẻ sẽ không hề dễ dàng.

Vì vậy, để bảo vệ con khỏi Gluten gây bệnh mà vẫn đảm bảo đu chất dinh dưỡng, bố mẹ nên bổ sung thay thể các loại thực phẩm từ gạo, hạt kê, bột năng, diêm mạch… Ngoài ra, các loại thực phẩm mà bố mẹ có thể cho trẻ ăn thoải mái như:

  • Rau củ quả, trái cây tươi
  • Hầu hết các loại sữa tươi
  • Thịt đỏ, thịt gà, trứng, cá, các loại đậu, các loại quả hạch

Đây là những loại thực phẩm không chứa Gluten phù hợp với trẻ bị bệnh Celiac mà còn giúp cơ thể của trẻ phát triển khỏe mạnh tốt hơn.

Bệnh Celiac được đánh giá là căn bệnh khá nguy hiểm, nhưng nếu được phát hiện kịp thời, cho trẻ thăm khám và điều trị kịp thời. Có như vậy mới bảo vệ trẻ khỏi những biến chứng, nguy hại đến sức khỏe. Đồng thời, duy trì thực hiện chế độ ăn không Gluten an toàn, đủ chất. 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin hữu ích

Ngày đăng 10:38 - 30/07/2022 - Cập nhật lúc: 16:44 - 06/02/2023
Chia sẻ:
Bảng giá nội soi dạ dày phụ thuộc nhiều vào cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn của các phòng khám và bệnh viện Bảng Giá Nội Soi Dạ Dày – Chi Tiết Chi Phí Theo Từng Phương Pháp

Chi phí nội soi dạ dày là một yếu tố được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi hiện nay có…

Trào ngược dạ dày gây nấc cụt nên làm gì?

Nấc cụt là một trong những triệu chứng thường gặp khi bị trào ngược dạ dày. Nó không chỉ gây…

Trào ngược dạ dày ở trẻ em 4 tuổi Trào Ngược Dạ Dày Ở Trẻ Em 4 Tuổi và Cách Khắc Phục

Tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ em 4 tuổi đang ngày càng có tỷ lệ gia tăng khiến…

Triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp và thông tin cần biết

Hầu hết bệnh nhân thường không có triệu chứng triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp cụ thể, tuy nhiên nhận…

viêm phù nề môn vị dạ dày Viêm phù nề môn vị dạ dày: Triệu chứng và hướng điều trị

Viêm phù nề môn vị dạ dày là bệnh lý tiêu hóa thường gặp, xuất hiện do nhiều nguyên nhân.…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua