Bệnh á sừng một trong những bệnh lý da liễu mãn tính, tái đi tái lại nhiều lần mà bất kỳ đối tượng nào cũng có thể mắc phải. Bệnh không chỉ gây các tổn thương ngoài da như nứt nẻ, bong tróc mà còn tiềm ẩn rất nhiều biến chứng khác như bội nhiễm, hoại tử, nhiễm trùng máu nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh.

Bệnh á sừng là gì?
Bệnh á sừng (tên khoa học là Dermatitis plantaris sicca) là một trong những dạng viêm da cơ địa phổ biến nhất hiện nay. Đây là tình trạng da khô đến mức nứt nẻ, bong thành từng mảng kèm theo sưng đỏ, viêm loét… Các triệu chứng á sừng đặc biệt nghiêm trong khi thời tiết chuyển lạnh, nhiệt độ xuống thấp, khiến người bệnh đau đớn, khó chịu, cản trở sinh hoạt và đi lại khó khăn.
Bất kỳ vị trí nào trên cơ thể con người cũng đều có nguy cơ bị á sừng, nhưng phổ biến nhất là ở các bộ phận sau:
- Bệnh á sừng ở chân: Đi giày, dép thường xuyên rất dễ gây tổn thương da, đặc biệt những người mang size chật khiến vùng da chân bị cọ xát liên tục. Ngoài ra, để da chân tiếp xúc với hóa chất cũng là một trong những nguyên nhân tăng nguy cơ bị á sừng. Vị trí thường gặp nhất là vùng gót chân.
- Bệnh á sừng ở tay: Tay là bộ phận được sử dụng nhiều nhất trong ngày, thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân từ môi trường, trong đó có các loại hóa chất độc hại… làm tăng nguy cơ bị á sừng.
- Bệnh á sừng ở da đầu: Sự xuất hiện của các đốm vảy sừng trên da đầu khiến nhiều người nhầm lẫn với gàu. Tuy nhiên, đây là tình trạng da đầu bị kích ứng do sử dụng dầu gội không phù hợp… hoặc do nhiều yếu tố khác gây ra viêm nhiễm như thời tiết, da đầu ẩm ướt…
Nguyên nhân gây bệnh á sừng
Nguyên nhân chính xác gây ra á sừng cho đến nay vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, thông qua nhiều nghiên cứu khoa học, bệnh á sừng có thể xuất hiện khi gặp các yếu tố nguy cơ sau:
Do di truyền
Theo một thống kê, có đến 45% tỷ lệ người bệnh á sừng là do di truyền trực tiếp từ bố mẹ. Do đó, nếu bạn hoặc bố mẹ bạn đã hoặc vẫn đang mắc bệnh á sừng thì nguy cơ bạn hoặc thế hệ con cái về sau cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh rất cao.
Thường xuyên tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại
Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh á sừng ở những người bình thường, không có tiền sử bệnh. Đặc biệt xảy ra ở những người phải thường xuyên làm công việc nội trợ như giặt đồ, rửa chén… hoặc lao động làm việc trong môi trường đặc thù, tiếp xúc với các loại nước tẩy rửa, hóa chất, thuốc nhuộm… sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh.

Do rối loạn nội tiết tố
Phụ nữ mang thai và sau sinh là một trong những đối tượng dễ bị rối loạn tiết tố nhất nên nguy cơ mắc bệnh á sừng cũng cao hơn so với người bình thường. Cụ thể, khi mang thai lượng hormone tăng cao đột biến, còn sau sinh lại giảm đột ngột gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần, một trong số đó là sự xấu đi rõ rệt của làn da, dễ bị tổn thương, viêm nhiễm á sừng.
Do thiếu hụt chất dinh dưỡng
Sự thiếu hụt của một số loại vitamin quan trọng như A, C, D, E… cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến làn da suy yếu, kém khỏe mạnh. Hàng rào bảo vệ da không hoạt động tốt khiến bạn dễ mắc các bệnh về da nói chung và bệnh á sừng nói riêng.
Suy giảm hệ miễn dịch
Những người có sẵn hệ miễn dịch yếu kém, mẫn cảm quá mức với các tác nhân ngoài môi trường như thời tiết thay đổi đột ngột, phấn hoa, bụi bẩn, lông động vật, nguồn nước bị ô nhiễm… có nguy cơ mắc rất nhiều bệnh về đường hô hấp, bệnh về da liễu, trong đó có bệnh á sừng.
Dấu hiệu nhận biết bệnh á sừng
Các chuyên gia da liễu cho biết, triệu chứng của bệnh á sừng rất dễ nhận biết. Về cơ bản gồm một số dấu hiệu sau:

- Da khô, sần sùi: Hầu hết những người mắc bệnh á sừng đều có triệu chứng này. Sờ vào vùng da bị á sừng cảm giác rất khô, cứng, sần sùi, dày hơn so với những vùng da khác, thậm chí nổi mụn nước li ti.
- Bong tróc, nứt nẻ, chảy máu: Da khô quá mức sẽ dẫn đến bong tróc, nứt toác ra và gây đau rát, chảy máu. Da lúc này rất yếu ớt, tạo nên các vết thương hở, đường rãnh nông hoặc sâu trên da.
- Ngứa ngáy dữ dội: Kèm theo tình trạng đau rát là sự ngứa ngáy rất khó chịu. Cơn ngứa khiến người bệnh có xu hướng gãi nhiều, gãi liên tục gây tổn thương da.
- Xuất hiện mụn nước li ti: Sau những lần gãi ngứa sẽ gây xuất hiện các đốm mụn nước. Chúng càng khiến người bệnh ngứa ngáy dữ dội, gãi nhiều hơn đến mức bị vỡ ra, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào sâu bên trong lớp biểu bì da.
- Màu sắc móng thay đổi: Móng chân, móng tay và vùng da xung quanh móng dần dần thay đổi màu sắc, không còn hồng hào mà chuyển sang vàng. Kèm theo đó là tình trạng vùng da dưới móng bị rộp, gần như tách khỏi móng.
- Mất vân tay, vân chân: Những lớp da á sừng bong ra ngày càng nhiều, sâu gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe thể chất, thậm chí khiến người bệnh mất cả vân tay, vân chân…
Đây là những dấu hiệu cơ bản của bệnh á sừng, tùy theo mức độ bệnh và cơ địa, thể trạng của từng người mà triệu chứng bệnh sẽ khác nhau. Đôi khi các triệu chứng chưa biểu hiện rõ rệt nhưng tốt nhất người bệnh vẫn nên chủ động thăm khám sớm và điều trị ngay từ đầu để tránh các hệ lụy khó lường.
Bệnh á sừng có nguy hiểm không? Các biến chứng thường gặp
Vì á sừng là căn bệnh da liễu, các triệu chứng chỉ xảy ra ngoài da nên nhiều người thường nghĩ nó không nguy hiểm, chỉ cần chịu đựng một chút sẽ khỏi. Tuy nhiên, suy nghĩ này hoàn toàn sai lầm vì chính sự lơ là, chủ quan, không điều trị ngay từ đầu hoặc tự ý dùng thuốc sai cách chính là nguyên nhân khiến bệnh càng có xu hướng chuyển biến nặng hơn.
Trên thực tế, không có trường hợp nào bị bệnh á sừng gây nguy hiểm đến tính mạng cả, nhưng những triệu chứng của bệnh sẽ khiến người bệnh khó chịu, ảnh trực tiếp đến sức khỏe thể chất, chất lượng cuộc sống và khả năng lao động, sinh hoạt của người bệnh. Cụ thể, một số hệ lụy biến chứng của bệnh á sừng như:

- Suy giảm chức năng bảo vệ của da: Da có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khỏi các tác hại từ môi trường bên ngoài, duy trì độ ẩm cho cơ thể, ngăn ngừa mất nước. Tuy nhiên, khi bị á sừng hàng rào bảo vệ da sẽ bị suy yếu, không còn thực hiện tốt chức năng bảo vệ tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý da liễu khác do nhiễm nấm, nhiễm khuẩn.
- Dễ bị bội nhiễm, hoại tử da: Những tổn thương nghiêm trọng không được chữa khỏi và kéo dài gây ảnh hưởng đến lỗ chân lông, gây bít tắc mồ hôi và tích tụ bụi bẩn lâu ngày. Tình trạng này khiến người bệnh ngứa ngáy khó chịu, càng gãi càng dễ bị trầy xước, tổn thương và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong. Trường hợp bị nhiễm khuẩn tụ cầu vàng hoặc vi khuẩn mủ xanh có thể gây tổn thương da trầm trọng, thậm chí dẫn đến hoại tử cực kỳ nguy hiểm.
- Nhiễm trùng máu: Có rất ít trường hợp bệnh á sừng bị nhiễm trùng máu nhưng nếu bệnh không được điều trị kịp thời, viêm nhiễm kéo dài chắc chắn sẽ dẫn đến nhiễm trùng máu. Biến chứng này còn kéo theo sự viêm nhiễm ở nhiều cơ quan khác như tim mạch, xương khớp tăng nguy cơ bị viêm tủy xương, bại liệt, biến dạng khớp…
Những biến chứng và hậu quả của bệnh á sừng để lại là rất nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy, ngay từ giai đoạn đầu, người bệnh hãy tập trung điều trị tích cực theo chỉ định của bác sĩ để sớm phục hồi, phòng ngừa những hệ lụy khó lường.
Bệnh á sừng có lây không? Bao lâu thì khỏi?
Bệnh á sừng có lây không là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều người bệnh. Á sừng là bệnh da liễu có thể được hình thành từ viêm nhiễm, tuy nhiên bản chất của nó không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người kia. Vì vậy, những người mắc bệnh á sừng hoàn toàn có thể chung sống bình thường với những người không mắc bệnh. Đối với người thân, bạn bè không nên có tâm lý kì thị, xa lánh người bệnh vì điều này ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý, khiến họ càng khó điều trị khỏi bệnh.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh cũng không nên chủ quan, hãy chủ động tìm cách điều trị và phòng ngừa bệnh. Vì á sừng là căn bệnh không thể tự khỏi được. Hầu hết các biện pháp điều trị hiện nay chủ yếu kiểm soát triệu chứng, ngăn ngừa tái phát chứ không có khả năng điều trị bệnh dứt điểm.
Người bệnh không cần quá lo lắng về điều này, vì chỉ cần áp dụng các biện pháp điều trị tích cực sẽ giúp dứt điểm triệt để triệu chứng, ổn định bệnh và ngăn ngừa tái phát lâu dài. Thời gian khỏi bệnh nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cách điều trị có phù hợp với tình trạng bệnh không, chế độ dinh dưỡng, yếu tố tâm lý…
Cách điều trị bệnh á sừng hiệu quả
Hiện nay, có rất đa dạng các phương pháp chữa trị bệnh á sừng. Tùy theo mức độ bệnh, thể trạng sức khỏe và nhu cầu mong muốn của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp nhất.
1. Trị á sừng bằng thuốc Tây
Dùng thuốc Tây trị á sừng luôn là phương pháp được nhiều người chọn lựa áp dụng vì đem lại hiệu quả nhanh chóng và tiện lợi. Đối với bệnh á sừng nói riêng và các bệnh lý da liễu nói chung (như tổ đỉa, vảy nến, viêm da cơ địa…) thì bác sĩ thường chỉ định sử dụng thuốc uống và thuốc bôi ngoài da để kiểm soát tiến triển của bệnh.
Sau đây là một số loại thuốc trị á sừng bạn đọc có thể tham khảo:

- Nhóm thuốc chứa Salicylic acid 5%: Đây là một trong những loại thuốc bôi ngoài da được dùng phổ biến trong điều trị các nhóm bệnh da liễu, trong đó có bệnh á sừng. Thuốc chứa thành phần hoạt chất chính là salicylic acid 5% có khả năng ức chế quá trình sừng hóa ngoài da, kích thích phục hồi làn da sớm trở lại trạng thái bình thường. Người bệnh á sừng sử dụng thuốc này còn giúp tăng khả năng sát khuẩn, chống viêm mạnh, ức chế sự phát triển của vi khuẩn.
- Nhóm thuốc kháng histamine: Một số trường hợp bị á sừng do viêm nhiễm sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng histamine. Thuốc có tác dụng giảm thiểu sự tác động của những tác nhân dị ứng xâm nhập vào bên trong cơ thể, từ đó ngăn chặn quá trình sừng hóa, nứt nẻ, ngứa ngáy… Một vài loại thuốc kháng histamine thường dùng như Clorpheniramin, Promethazin, Hydroxyzin, Diphenhydramin… Tuy nhiên, dù đem lại hiệu quả điều trị á sừng khá tốt nhưng thuốc lại gây ra nhiều tác dụng phụ như dễ chóng mặt, hoa mắt, buồn ngủ…
- Nhóm thuốc chứa corticoid: Nhóm thuốc Corticoid thường được chỉ định sử dụng cho các trường hợp mắc bệnh á sừng thể nặng. Với khả năng kháng viêm mạnh, ngăn chặn quá trình sừng hóa, cải thiện triệu chứng rõ rệt, giảm ngứa, giảm bong da và cấp ẩm giúp vùng da bị tổn thương nhanh chóng phục hồi quay lại trạng thái ban đầu. Một vài loại thường dùng như Prednisolon, Certerizin, Fexofenadin…
- Thuốc chống nấm: Trường hợp bị á sừng do nhiễm nấm sẽ kết hợp dùng thuốc chống nấm theo chỉ định của bác sĩ để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh. Một vài loại thường dùng như Nizoral, Griseofulvin, Imidazol…
- Thuốc kháng sinh, điều hòa miễn dịch: Những trường hợp mắc bệnh á sừng do suy giảm hệ miễn dịch sẽ được định sử dụng nhóm thuốc này. Thuốc có tác dụng chính là tăng cường miễn dịch, ức chế sự tấn công xâm nhập của các loại vi khuẩn và phòng ngừa viêm nhiễm, từ đó khắc phục hiệu quả các triệu chứng bệnh. Một số loại thuốc kháng sinh thường dùng như Tacrolimus, Pimeccrolimus…
Lưu ý: Hầu hết thuốc Tây chữa bệnh á sừng đều là thuốc kê đơn, kể cả một số loại thuốc bôi ngoài da. Do đó, người bệnh chỉ được sử dụng khi có sự cho phép của bác sĩ, tuân thủ tuyệt đối liều dùng, cách dùng, không lạm dụng tránh gây nhờn thuốc và không tự ý mua thuốc bên ngoài dùng khi chưa biết rõ công dụng, tránh gây tác dụng phụ và khiến bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn.
2. Chữa bệnh á sừng theo Đông y
Theo Đông y, chứng bệnh á sừng được ghi nhận là căn bệnh da liễu mãn tính xảy ra do tình trạng suy giảm chức năng tiêu độc của gan. Hậu quả là chất độc tích tụ lâu ngày, không được đào thải dẫn đến một số các rối loạn, gây viêm nhiễm dẫn đến bệnh á sừng. Để dứt điểm bệnh bằng phương pháp này cần tập trung vào bồi bổ, phục hồi chức năng gan, cân bằng nội tiết và cải thiện sức khỏe của da.
Y học cổ truyền ghi nhận có rất nhiều vị thuốc thảo dược có khả năng tác động vào căn nguyên gây bệnh á sừng. Chúng được kết hợp với nhau theo tỷ lệ phù hợp, phát huy tác dụng rõ rệt, bền vững và phòng ngừa tái phát lâu dài. Thông thường, với một liệu trình điều trị á sừng bằng Đông y sẽ kết hợp nhiều loại thuốc với nhau gồm thuốc uống trực tiếp (tác động vào nguồn căn gây bệnh, thanh nhiệt, giải độc, bồi bổ chức năng gan), thuốc bôi và thuốc ngâm rửa (giúp làm sạch da, cải thiện triệu chứng bên ngoài và ức chế sự phát triển tái phát của vi khuẩn).

Sau đây là một số bài thuốc Đông y chữa bệnh á sừng hiệu quả:
- Bài thuốc uống số 1: Chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu sau: ké đầu ngựa, huyền sâm, hỏa ma nhân, sinh địa và hà thủ ô mỗi loại 12g. Sắc mỗi ngày 1 thang lấy nước uống, chia làm 2 – 3 lần uống hết trong ngày.
- Bài thuốc uống số 2: Chuẩn bị kinh giới, bồ công anh, rau má, đơn tướng quân, thổ phục linh và hạ khô thảo mỗi loại 12g, 10g trinh nữ hoàng cung và 9g xích đồng. Sắc lấy nước thuốc uống đều đặn mỗi ngày.
- Bài thuốc ngâm số 1: Chuẩn bị khô phàn và xuyên tiêu mỗi vị 120g, 500g mang tiêu, 240g cúc hoa dạ. Cho hết vào nồi đun sôi lên, lấy phần nước thuốc hòa với một lượng nước lớn dùng để tắm ngày 2 – 3 lần, phần bã giữ lại massage nhẹ nhàng để lớp vảy sừng tróc hết ra.
- Bài thuốc ngâm số 2: Chuẩn bị hỏa tiêu, phác tiêu, dã cúc khoa và khô phàn mỗi vị 6g. Đun sôi các vị thuốc này cùng một lượng nước vừa đủ trên lửa vừa. Khi nước sôi già thì tắt bếp, đổ ra thau chậu, đợi cho nguội bớt thì rửa liên tục lên vùng da bị á sừng.
Lưu ý: Tuy sử dụng vị thuốc Đông y lành tính để chữa bệnh, nhưng người bệnh vẫn phải thăm khám trước để được kê toa thuốc với liều lượng phù hợp. Tốt nhất không nên tự ý áp dụng để tránh gây phản tác dụng, ảnh hưởng sức khỏe và khiến bệnh tình càng nặng hơn.
Ngoài các bài thuốc trên, Đông y còn ghi nhận một bài thuốc chữa bệnh á sừng hiệu quả là Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang do các chuyên gia Trung tâm Thuốc Dân tộc nghiên cứu và phát triển.
Thanh bì Dưỡng can thang – Bài thuốc thảo dược lành tính điều trị á sừng hiệu quả
Từ thành quả của công trình nghiên cứu lâu dài, chắt lọc tinh hoa của hơn 20 bài thuốc cổ phương nổi bật nhất là Trợ tạng bì của Hải Thượng Lãn Ông và cốt thuốc chữa viêm da của đồn bào Tày, các chuyên gia hàng đầu tại Trung tâm Thuốc dân tộc đã cho ra đời bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang. Bài thuốc mang đến giải pháp toàn diện, đẩy lùi á sừng từ gốc, cho hiệu quả lâu dài và hạn chế tối đa tái phát đang được đánh giá rất cao. [CHI TIẾT NGUỒN GỐC BÀI THUỐC XEM TẠI ĐÂY]
Đặc biệt bài thuốc còn được chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2 số phát sóng ngày 16/11/2019 đưa tin. Qúy độc giả có thể theo dõi chương trình TẠI ĐÂY (phần giới thiệu có tại phút 19:14) hoặc xem qua video bên dưới:
Xem chi tiết: VTV2 giới thiệu bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang chữa á sừng hiệu quả
Bài thuốc chữa viêm da độc quyền của Trung tâm Thuốc dân tộc sở hữu những ưu điểm sau:
Công thức “3 trong 1” ĐỘT PHÁ, cho hiệu quả TOÀN DIỆN
Tuân thủ chặt chẽ nguyên lý điều trị từ gốc và biện chứng luận trị của Y học cổ truyền, các chuyên gia tại Trung tâm Thuốc dân tộc đã hoàn thiện Thanh bì Dưỡng can thang theo công thứ “3 trong 1” với sự kết hợp của 3 chế phẩm UỐNG – BÔI – NGÂM RỬA tạo ra sức mạnh kép, tác động toàn diện từ trong ra ngoài:
🍀 Thuốc ngâm rửa: Có tác dụng làm sạch, sát khuẩn vùng da tổn thương và ngăn không cho á sừng lan rộng sang vùng da khác.
🍀 Thuốc bôi ngoài: Làm mềm vùng da bị á sừng, sát khuẩn, chống viêm, làm lành tổn thương da và phục hồi da về trạng thái ban đầu.
🍀 Thuốc uống trong: Tăng cường giải độc cơ thể, thanh nhiệt, tiêu viêm, phục hồi chức năng các tạng can, thận nhằm đẩy lùi căn nguyên gây bệnh và phòng ngừa tái phát.

Thành phần thảo dược quý tạo nên bài thuốc hiệu quả và an toàn
Để bào chế nên bài thuốc điều trị á sừng hiệu quả, các chuyên gia của Trung tâm Thuốc dân tộc đã dành nhiều thời gian khảo sát và tìm kiếm khắp các vùng miền tổ quốc, kết hợp nghiên cứu nhiều bài thuốc cổ nhằm tìm ra các dược liệu quý.
Bằng nỗ lực nghiên cứu không mệt mỏi, các chuyên gia lựa chọn hơn 30 THIÊN DƯỢC sát khuẩn – chống ngứa – tiêu viêm tốt bậc nhất và phối kết hợp chung với nhau theo TỶ LỆ VÀNG để cho ra đời bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang. Trong đó, có thể kể đến một vài thảo dược quan trọng làm nên hiệu quả của bài thuốc như:
- Tang bạch bì: Là phần vỏ rễ của cây dâu tằm, có hiệu quả cao trong giảm đau, hạ nhiệt, điều trị ngứa ngáy, lở loét.
- Kim ngân hoa: Thuộc loại cây dây leo, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, cho hiệu quả cao trong điều trị các bệnh viêm da, mẩn ngứa.
- Đơn đỏ: Là vị thuốc nam quý có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, tiêu viêm, điều trị hiệu quả mụn nhọt, mẩn ngứa, viêm da, nhiễm trùng da…
- Bồ công anh: Có vị đắng, tính mát, giúp giải nhiệt, thanh độc, rất tốt trong việc bồi bổ các tạng can, thận.
- Ké đầu ngựa: Vị ngọt, tính ôn có công dụng tiêu độc, sát trùng, rất hiệu quả trong điều trị các căn bệnh ngoài da, viêm nhiễm, mẩn ngứa.

Ngoài ra, bài thuốc còn chứa nhiều loại thảo dược quý khác. Toàn bộ nguồn nguyên liệu để bào chế bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang đều trải qua kiểm định gắt gao, đạt tiêu chuẩn GACP-WHO an toàn tuyệt đối cho sức khỏe. Trong đó, phần lớn dược liệu thu hái trực tiếp từ những vườn chuyên canh thảo dược sạch do Trung tâm Thuốc dân tộc phát triển tại các tỉnh thành như Hải Dương, Hưng Yên, Hòa Bình.
Hiệu quả sau 1 liệu trình
Với cơ chế điều trị chặt chẽ, tác động toàn diện, bài thuốc mang đến hiệu quả điều trị cao, đánh bay các triệu chứng á sừng ngay sau liệu trình điều trị đầu tiên. Khảo sát từ các bệnh nhân đã điều trị á sừng tại Trung tâm Thuốc dân tộc cho thấy:
- 83% người bệnh phục hồi sau 2 tháng điều trị.
- 12% phục hồi da sau 3 tháng, hết ngứa ngáy bong tróc.
- Chỉ có khoảng 5% bệnh nhân thuyên giảm chậm do những nguyên nhân như không tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị do bác sĩ tư vấn, hoặc cơ địa khó hấp thu dược chất.

Thực tế ghi nhận có 3597 bệnh nhân đã đáp ứng tốt với bài thuốc ngay từ liệu trình đầu tiên. Trong đó, điển hình có bệnh nhân Nguyễn Thế Tình (Quảng Ninh) sau 1 tháng điều trị đã giảm được các triệu chứng bong tróc, nứt nẻ. “Tôi bị á sừng mấy năm nay rồi, trước đấy tôi chỉ dùng nước muối rửa nhưng không đỡ chỉ thấy nứt, dày sừng, ngứa. Sau đó, được một người bạn giới thiệu đến Thuốc dân tộc, tôi được bác sĩ Thái trực tiếp điều trị, bệnh chuyển biến tốt sau 1 tháng điều trị. Tôi rất mừng khi thấy kết quả điều trị khả quan”, ông Tình cho biết.
Xem Video: Bệnh nhân Nguyễn Thế Tình (Quảng Ninh) chia sẻ quá trình khám chữa á sừng tại Thuốc dân tộc
Thanh bì Dưỡng can thang bào chế bởi đơn vị uy tín hàng đầu
Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc là đơn vị uy tín hàng đầu trong lĩnh vực Đông y. Không chỉ làm công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Thuốc dân tộc còn là đơn vị nghiên cứu và lưu giữ hàng trăm bài thuốc dân tộc quý giá.
Phòng chẩn trị Y học cổ truyền Thuốc dân tộc có đội ngũ đông đảo các bác sĩ, chuyên gia giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm và tận tình với bệnh nhân như: Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan, bác sĩ Vi Văn Thái, bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai… cùng nhiều bác sĩ và chuyên gia hàng đầu khác.
Để tìm hiểu rõ hơn về đội ngũ bác sĩ và chuyên gia của Trung tâm Thuốc dân tộc, vui lòng xem thêm TẠI ĐÂY.
Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, Trung tâm Thuốc dân tộc đã vinh dự dành được nhiều giải thưởng và danh hiệu cao quý.

3. Mẹo chữa á sừng theo dân gian
Bên cạnh các cách trị bệnh á sừng theo Tây y, Đông y thì vẫn còn rất nhiều người tin tưởng áp dụng các bài thuốc dân gian lưu truyền. Ưu điểm của phương pháp chữa á sừng theo dân gian là đơn giản, dễ thực hiện tại nhà và đem lại hiệu quả rõ rệt sau vài lần sử dụng. Theo kinh nghiệm dân gian, trong tự nhiên có nhiều loại thảo dược chữa bệnh á sừng hiệu quả như:

- Lá trầu không: Lá trầu không có đặc tính kháng viêm, chống khuẩn tự nhiên, dễ dàng xử lý các ổ viêm trên da do á sừng gây ra. Chỉ cần dùng một nắm lá trầu không tươi, ngâm nước muối và rửa sạch, sau đó nấu sôi lên lấy nước để tắm, rửa vùng da bị bệnh. Kiên trì thực hiện mỗi ngày sẽ giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng bệnh.
- Lá lốt: Tương tự như lá trầu không, lá lốt cũng có khả năng chống viêm, kháng khuẩn mạnh giúp cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, viêm nhiễm do á sừng. Lá lốt tươi rửa sạch, ngâm nước muối kỹ rồi mang đi giã nhuyễn đắp lên vùng da bị tổn thương hoặc nấu lấy nước uống hằng ngày.
- Cây vòi voi: Dùng cây vòi voi chữa á sừng là mẹo dân gian hiệu quả nhưng ít người biết đến vì loại cây này ít phổ biến hơn lá lốt hay trầu không. Tương tự như những cách làm trước, bạn dùng 1 nắm lá vòi voi tươi, rửa thật sạch, ngâm nước muối, giã nát rồi đắp lên vùng da bị á sừng, sau đó dùng băng gạc quấn lại, giữ nguyên trong 15 – 20 phút thì gỡ bỏ, rửa lại với nước ấm và thấm khô.
- Dầu dừa: Dầu dừa có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, cấp ẩm và duy trì độ ẩm cần thiết cho da. Do đó, người bệnh á sừng không nên bỏ qua loại nguyên liệu trị bệnh á sừng hiệu quả, lành tính này. Hằng ngày chỉ cần bôi một ít dầu dừa lên vùng da bị bệnh, massage nhẹ nhàng cho đến khi thấm hoàn toàn.
Lưu ý: Hầu hết các mẹo dân gian chữa bệnh á sừng có nguồn gốc từ thảo dược, dược liệu tự nhiên nên chỉ phù hợp những người mắc bệnh trong giai đoạn đầu. Những trường hợp bệnh nặng, có biến chứng thường sẽ không đem lại hiệu quả cao, tốt nhất nên áp dụng các biện pháp điều trị chuyên sâu theo chỉ định của bác sĩ.
Hướng dẫn cách chăm sóc phòng ngừa bệnh á sừng
Người bệnh á sừng cần có chế độ chăm sóc phù hợp để sớm khỏi bệnh, phục hồi sức khỏe và phòng ngừa tái phát lâu dài.
Người bệnh á sừng nên ăn gì, kiêng gì?
Một chế độ ăn uống khoa học, đủ chất chất dinh dưỡng, tránh các loại thực phẩm có hại sẽ giúp hỗ trợ tốt cho người bị á sừng nói chung và các bệnh viêm da nói chung.
Nên ăn
- Bổ sung nhiều loại rau xanh, củ quả tươi giàu vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe làn da.
- Ăn nhiều loại thực phẩm chứa omge-3 như các loại cá biển nhiều chất béo có lợi, ngũ cốc giàu chất xơ… giúp tăng khả năng chống viêm, giảm thiểu các tác nhân gây bệnh.
- Tăng cường sử dụng nhóm thực phẩm gia vị như gừng, tỏi, nghệ, mật ong… trong chế biến món ăn hằng ngày để bổ sung vitamin, tăng khả năng chống viêm, kháng khuẩn tốt cho cơ thể.
- Người bệnh á sừng cần ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm vì kẽm sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng rất hiệu quả. Một vài loại thực phẩm giàu kẽm như ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt sấy khô, đậu, hải sản có vỏ…
- Uống nhiều nước nhất có thể, có thể dùng nhiều loại như nước lọc, nước ép trái cây, sữa hạt… để duy trì độ ẩm cho làn da, giảm thiểu các triệu chứng khó chịu.

Kiêng ăn
- Các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, đậu nành, đậu phộng, nhộng tằm, sữa…
- Thức ăn chế biến cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ để giảm tải áp lực cho gan.
- Các loại thịt đỏ như thịt bò, heo, dê, cừu… chứa hàm lượng protein cao càng khiến các triệu chứng á sừng tiến triển nghiêm trọng hơn.
- Thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp chứa hàm lượng cao chất bảo quản càng khiến phản ứng viêm á sừng tăng nặng hơn hoặc tái phát nhanh chóng.
- Các loại thực phẩm chứa nhiều đường như bánh, kẹo, trái cây sấy, kem… có thể làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể, làm suy yếu hàng rào bảo vệ da và tăng nặng triệu chứng á sừng.
- Thực phẩm muối chua như kim chi, cà muối, dưa muối… có thể làm kìm hãm chức năng thải độc của gan, gây tích tụ chất độc và bùng phát các triệu chứng viêm á sừng.
- Một số chất kích thích như cà phê, rượu bia… dễ gây mất nước, từ đó tăng phản ứng viêm trong cơ thể khiến các tổn thương do á sừng kéo dài, lâu lành hơn cũng như giảm tác dụng của thuốc.
Cách chăm sóc phòng ngừa tái phát bệnh á sừng
Tuân thủ thực hiện các biện pháp điều trị, tránh xa tác nhân gây bệnh và duy trì những thói quen tốt chính là cách tốt nhất để phòng ngừa sự phát triển của bệnh á sừng.
- Chăm sóc, vệ sinh cơ thể hằng ngày bằng cách tắm gội thường xuyên, rửa tay chân với xà phòng diệt khuẩn, lau hoặc thấm khô ngay tránh để nước đọng quá lâu trên da.
- Cắt móng tay, móng chân tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn có nơi trú ngụ, phát triển và bùng phát khi gặp điều kiện thuận lợi.
- Hạn chế tiếp xúc với các loại hóa chất tẩy rửa mạnh vì các chất này sẽ làm bào mòn da, gây bong tróc, dẫn đến tổn thương. Tốt nhất nên sử dụng găng tay, ủng hoặc đồ bảo hộ chuyên dụng trong lao động nếu bắt buộc phải tiếp xúc với chúng.
- Cân nhắc trong việc chọn lựa sử dụng các sản phẩm trong sinh hoạt hằng ngày như nước rửa chén, bột giặt, dầu gội đầu, sữa tắm… Nên ưu tiên những sản phẩm có thành phần chiết xuất thảo dược tự nhiên từ các thương hiệu nổi tiếng để hạn chế những nguy cơ gây kích ứng da.
- Hạn chế các hoạt động chà xát, cọ xát mạnh trên da, nhất là vùng đầu ngón tay, ngón chân, bàn chân, bàn tay… để tránh nguy cơ bị á sừng.
- Sự thay đổi đột ngột của thời tiết cũng là một trong những nguyên nhân gây á sừng. Do đó hãy sử dụng kem chống nắng và dưỡng ẩm đều đặn hằng ngày, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với không khí lạnh.
- Đồng thời tránh tiếp xúc ới các tác nhân dị ứng thông thường như bụi bẩn, phấn hoa, mạt bụi công nghiệp, lông chó mèo…
- Uống nhiều nước, có thể uống gấp 2 – 3 lần so với người bình thường nếu cảm thấy cơ thể luôn trong trạng thái thiếu nước.
- Vận động rèn luyện thể chất, giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, ngủ đủ giấc, tránh các tác nhân gây stress để phòng ngừa bệnh hiệu quả.
- Thăm khám da liễu định kỳ nếu đã trị khỏi bệnh hoặc thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao để sớm phát hiện các triệu chứng bệnh và điều trị kịp thời.
Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh á sừng – căn bệnh da liễu phổ biến có tỷ lệ mắc cao hiện nay. Bản chất của bệnh lý này không quá nguy hiểm, có thể trị khỏi hoàn toàn. Vì vậy, người bệnh không cần phải quá lo lắng, hãy chủ động thăm khám, điều trị và thực hiện phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe của bản thân.
Để được chẩn đoán chính xác nhất tình trạng bệnh và có phác đồ điều trị hiệu quả, bệnh nhân nên tới thăm khám trực tiếp tại các chi nhánh của Trung tâm Thuốc dân tộc trên toàn quốc. Trường hợp ở xa có thể liên hệ ngay với các bác sĩ của Trung tâm để được tư vấn và hỗ trợ điều trị hiệu quả nhất.
Có thể bạn quan tâm
Em bị á sừng đến giờ cũng được 4 năm rồi không rõ nguyên nhân từ đâu nhưng khởi phát là từ hồi sinh viên các đầu ngón tay của em nứt nẻ, khô ráp. Mùa lạnh thì khổ khỏi phải nói. Khô nứt nẻ chảy máu đau kinh khủng. Nhất là lúc nấu ăn chẳng may mà bóc củ hành hay củ tỏi mà chạm vào các đầu ngón tay thì đúng như bị bỏng luôn, đau rát kinh khủng. Em đi viện da liễu họ kết luận là viêm da tay hay còn gọi là á sừng. Thuốc uống thuốc bôi thì khỏi mà vài tháng sau nó lại bị lại, mỗi lần bị lại cảm giác nó nứt sâu và lan rộng ra hơn, ban đầu chỉ bị 1 ngón tay giờ nó lan hết ra 10 ngón rồi. Bác sĩ có dặn là nên bôi dưỡng ẩm thường xuyên em cũng thực hiện theo cứ 4h em lại bôi dưỡng ẩm 1 lần, trung tâm tư vấn giúp có thuốc gì điều trị bệnh này triệt để được không ạ?
Ban co bi mat dau van tay khong, minh cung bi benh nay di lam ho lay dau van tay de cham cong ma ko co ti van tay nao, cac dau ngon tay cu bong nhoang khong lay duoc, bi benh nay dung la kho that em di phong van may cong ty nhan roi nhung vi khong lay duoc dau van tay nen ho tu choi vi ko biet cho em cham cong kieu gi, em chay chua du duong roi khong khoi, cha biet phai lam the nao nua hic hic
đến trung tâm này chữa đi b, trc mình cũng bị nặng lắm mà mình bị phải đến 5 năm cơ. Chữa mãi chả khỏi sau đc giới thiệu đến đây mới hết. Mà ở đây thấy cũng nhiều ng chữa khỏi lắm, có cả chị bị 7 năm cùng khỏi đc lên cả báo với cả VTV2 ng ta đến quay đấy
https://www.giadinhmoi.vn/benh-nhan-viem-da-co-dia-7-nam-chia-se-hanh-trinh-thoat-benh-nho-tt-thuoc-dan-toc-tren-vtv2-d30459.html
Bệnh này phải điều trị bằng thuốc coticoit mới khỏi được, vào viện da liễu bác sĩ kê thuốc cho nhanh khỏi lắm độ tuần là khỏi
dùng corticoid chỉ tạm thời chữa vài đợt ngắn thì đc thôi b ơi. Dừng thuốc lại bị ngay, mà thuocs này dùng nhiều cực kỳ hại luôn, hỏng hết da mà có khi còn hại thận ý. Mấy bệnh mãn tính này tốt nhất chữa đông y. Trên báo với truyền hình cũng khuyên chữa đông y tốt. b xem trên VTV2 chương trình Sống khẻo mỗi ngày sẽ rõ
https://www.youtube.com/watch?v=vKUX_0rIn98
Dùng thuốc coticoit thì được cái khỏi nhanh nhưng nó cũng hay tái phát lắm b ạ, b nên cân nhắc trước khi dùng vì mình cũng là nạn nhân của coticoit đây mình lúc đầu bôi thuốc thì 3-5 ngày sau khỏi ngưng thuốc vài tuần lại bị lại, lại đi khám và lấy thuốc về bôi, lần sau phải chục ngày mới liền da, da sạch bong như chưa từng bị ý nhưng nó cứ như 1 vòng luẩn quẩn ý cứ bị đi bị lại khiến mình mệt mỏi vô cùng, mấy năm liền có lúc ngứa đến phát điên, giờ cứ phải sống phụ thuộc vào thuốc thôi bị lại bôi không biết bao giờ mới thoát khỏi cái cảnh này
Bệnh viêm da á sừng liên quan đến yếu tố miễn dịch, nội tiết (yếu tố bên trong cơ thể) nên việc sử dụng thuốc tây chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng, hơn nữa khi dùng thuốc tây kéo dài sẽ khiến cho cấu trúc da thay đổi nên khi dừng thuốc bệnh rất nhanh tái phát, tái phát rộng hơn và khó điều trị hơn. Trước khi điều trị bằng thuốc gì các bạn nên tìm hiểu thật kĩ và cân nhắc nhé. Các bạn có thể tìm hiểu 1 số ưu và nhược điểm của các phương pháp chữa bệnh này ở đây nè http://www.chuatribenhviemda.com/thuoc-chua-va-cach-dieu-tri-benh-vay-nen-a-sung.html
Tôi bị á sừng ở chân. Tôi bị cũng lâu lắm rồi nên ko nhớ nhưng bệnh tự nhiên 3 năm nay khỏi 3 tháng này bị lại và bị nặng gần đây ở kẽ ngón chân và đầu ngón chân còn bị chảy máu. Tôi đang sống ở Gia Lai. Có ai có bài thuốc gì chỉ giúp tôi với
Tôi 51 tuổi ở Nghệ An , tôi bị bệnh nấm ơ chân và tay nó có moc nút và có nước ơ trong và nó tróc da và rat. Tôi đa đi bệnh viện da liễu trung ương rồi bác sỹ kêt luận bị viem da á sừng dung thuốc của bệnh viện da liễu những lo chi đơ rồi lại tai lại. Tôi đi khám và lấy thuốc của trugn tam thuoc dân tộc về diều trị dược 1 tháng mà chỉ sỡ 1 ít thoi toi cảm thay rát buồn chán, chán nản. Hét 1 tháng tôi có gọi điện hỏi về tình trạng bẹnh của tôi sau đó bác sĩ khuyên tôi nên dùng hết liệu trình 3 tháng bệnh sẽ khỏi, bác sĩ còn nói chắc như đinh đóng cột nếu tôi sử dụng thuốc đúng giờ đúng liều lượng hết liệu trình bệnh sẽ thuyên giảm 80-90%, tôi tiếp tục điều trị đến tháng thứ 2 thì chân tay tôi nhắn thín không còn biểu hiện bong tróc hay trượt da chảy máu nữa. Thực sự thuốc của trung tâm rất hiệu quả, tôi đã ngừng thuốc được hơn năm nay roi mà ko có biểu hiện bị lại hay tái phát. Hôm nay tôi muốn viết vài lời để cảm ơn bác sỹ Lan đã chữa giúp tôi khỏi căn bệnh oái oăm này.
Ở trung tâm thuốc dân tộc có bài thuốc chữa á sừng tốt lắm ạ, chồng cháu cũng bị bệnh này mấy năm chữa khắp nơi không khỏi thế mà đi cắt thuốc ở trung tâm về điều trị có mấy tháng đã đỡ trông thấy luôn. Mới 2 tháng thôi mà da không khô, không bị bong tróc nữa. Và dấu vân tay đã xuất hiện trở lại, nhưng đầu ngón tay vẫn còn hơi bóng bóng. Và đợt lạnh vừa rồi tay vẫn bình thường.
Bác ơi bác đang bôi thuốc gì thế ạ? trời bắt đầu hanh em cũng đang bị bong tróc mà chưa đi khám được, mới bôi vaseline với cái tuýp fucicort th mà cũng không thấy đỡ gì
Tôi giờ khỏi rồi không phải bôi thuốc gì cả, trước đấy thì điều trị ở trung tâm thuốc dân tộc, như tôi đã chia sẻ là phải điều trị kết hợp trong uống ngoài bôi rồi cả thuốc ngâm nữa, kết hợp 3 bài thuốc mới hiệu quả
Dì cho con Sđt để biết chi tiết khám và chữa được ko ạ, con cảm ơn nhiều
Chị cho số dt được không ạ
Mình bị á sừng và tổ đỉa từ khi còn nhỏ, không nhớ chính xác là bị từ bao giờ nhưng ban đầu chỉ bị rất nhẹ tưởng như là do da khô thôi nhưng bệnh cứ mỗi năm một tiến triển và lan rộng hơn. Mình đã đi chữa ở viện da liễu, từ viện nọ đến viện kia uống với bôi thập cẩm các loại thuốc rồi tiền bạc, công sức, thời gian để tìm cách chữa bệnh thật ko hề nhỏ mà vẫn ko thuyên giảm, có chăng là đỡ trong một thời gian ngắn lại bị lại ngay. Mình cũng thử các mẹo dân gian ngâm lá trà xanh, lá trầu không, xay mướp đắng rồi kinh giới, tía tô thử qua tất cả rồi nhưng chỉ đỡ được lúc đấy đến tối về lại ngứa điên đảo, từ khi mắc bệnh này mình thấy tư ti và mặc cảm vô cùng, cứ nghĩ phải sống chung với bệnh cả đời cho đến khi mình gặp đứa bạn cũng bị y hệt như mình nó còn bị trước cả mình cơ hồi đấy ko hiểu biết cứ nghĩ do chơi với nó tiếp xúc nhiều nên bị lây, nó giới thiệu cho mình đến trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc chữa, nó bảo cũng tình cờ biết đến trung tâm và chữa ở đấy 2 tháng là khỏi hoàn toàn luôn, nghe theo lời nó, mình cũng đến trung tâm và khám và mua thử 1 tháng thuốc về dùng được 3 tuần thì thấy đỡ, không ngứa nhiều nữa, mụn nước ít hơn, kiên trì bôi tiếp 3 tuần nữa thì khỏi hẳn. Giờ chân tay mình đã lên những lớp da non, hồng hào và mỏng, không ngứa ngáy và nổi mụn nữa. Mình điều trị theo chỉ định của bác sĩ đúng 3 tháng là ngưng thuốc đến nay sau 1 năm khỏi bệnh thì mình mới tự tin là thoát khỏi căn bệnh quái ác này. Đúng là có bệnh thì nên vái tứ phương các bạn ạ biết đâu hợp thầy hợp thuốc lại khỏi
Em điều trị bằng thuốc đông y của bà Vân thấy mọi người đồn thổi nhau nên cũng mua về bôi thử, mấy ngày đầu bôi thấy đỡ lắm mà ngưng thuốc nó lại bị lên, chả biết do không hợp thuốc hay bị gì nữa hic hic giá mà em cũng hợp thuốc như chị thì tốt biết bao, hay giờ em ngừng thuốc này thử mua thuốc giống chị xem có hiệu quả không nhờ
Bạn đang nói đến trung tâm ở 132 Ô Chợ Dừa đúng không ạ? Trung tâm đấy có tiếng là chữa bệnh bằng y học cổ truyền tốt lắm, tập trung toàn phó giám đốc với trưởng khoa của viện y học cổ truyền trung ương sáng lập ra trung tâm nên các bài thuốc ở đấy chữa 90% là khỏi hẳn nhưng đúng là tiền nào của nấy giá cũng cao phết em đang điều trị á sừng mỗi tháng mất hơn 2 triệu lận. Điều trị ở đây mình thấy rất an tâm từ bác sĩ cho đến thuốc men, họ còn có cả vườn dược liệu sạch luôn đúng là chữa bệnh rất có tâm.
Chị có fb cua trang chua benh nay k ak cho e voi e bị chục năm rôi ak, thấy bên trang sở y tế bắc kan cũng có bài viết về bài thuốc chữa á sừng của trung tâm này đây ạ: /trung-tam-thuoc-dan-toc-chua-a-sung-bang-thao-duoc-tu-nhien/
Đúng rồi đó bạn ở Hà Nội có mỗi trung tâm đấy là uy tín thôi, mình trước cũng khám mấy nơi rồi họ cứ bảo có bác sĩ với chuyên gia khám mà đến tận nơi thì chẳng gặp, mấy chỗ đấy mình khuyên các bạn nên cân nhắc không lại tiền mất tật mang rồi lại mất niềm tin vào thuốc đông y
tôi chỉ mong muốn có thể chữa khỏi được bệnh này chứ tôi đi viện da liễu trung ương mỗi tháng cũng mất đến hơn 3 triệu nhưng bệnh vẫn ko khỏi cho, điều trị cứ qua 1 giai đoạn nhẹ hơn thì lại liên tiếp 1 đợt khác, lây lan ra từ gan bàn chân, mắt cá, xung quanh chân và lên cả tay. Gửi cho tôi xin tên và ảnh của thuốc được không? Giờ muốn mua thuốc đấy thì mua ở đâu cho đảm bảo, tôi ở Hòa Bình.
Mình điều trị bằng bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang, mình đọc thấy có bài phân tích rất kĩ về bài thuốc này bạn đọc ở đây này https://www.cachtritrungca.com/thanh-bi-duong-can-thang-hieu-qua-trong-chua-benh-sung.html Nếu ko tiện đến tận nơi để khám thì bạn có thế liên hệ nhờ bác sĩ tư vấn qua điện thoại cho, nhớ miêu tả kĩ tất cả triệu chứng của bệnh để bác sĩ nắm được rồi có thể bác sĩ sẽ yêu cầu gửi ảnh vùng da bị á sừng với các kết quả xét nghiệm gần nhất thì bạn chụp rồi gửi qua cho bác sĩ xem. Sau đó bác sĩ sẽ tư vấn rồi gửi thuốc về tận nhà cho.
Điều trị khỏi có bị tái lại không vậy? Trong thời gian điều trị có cần phải kiêng gì không?
Mình điều trị khỏi hiện tại 1 năm rồi ko thấy j. Lúc điều trị khỏi thì da mới tại chỗ bị bệnh mỏng, mềm, mình ko thấy ngứa và nổi mình sâu bên trong da nữa bạn ạ.
Cảm ơn bạn đã chia sẻ! tôi vừa nhờ một người bạn ở Hà Nội mua hộ rồi,hy vọng sẽ tốt,có bệnh cứ vái tứ phương…
Bạn chữa tận nơi hay qua điện thoại thôi ạ
Trong chè xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc các bệnh ngoài da, trong đó có chữa bệnh á sừng. Trong lá chè chứa nhiều vitamin và các khoáng chất có khả năng thúc đẩy quá trình thay da, tránh tình trạng khô nứt nẻ. Bạn có thể dùng nước chè xanh để ngâm chân, tay hay dùng lá chè xát vào vùng da bị á sừng. Cách làm như sau: Mua chè xanh về nấu nước (pha đặc), để chè xanh sôi khoảng 15 phút, sau đó cho vào một chút muối, hòa tan và ngâm chân, tay vào đó. Trong thời gian ngâm móng chân bị chè làm cho biến màu đen. Nếu mùa đông khi nước nguội, nên hâm nóng lại rồi lại ngâm. Thời gian khoảng 1h đồng hồ/1 đêm.Mọi người cũng có thể dùng lá chè xanh xát vào những chỗ mụn nước và chỗ nứt nẻ sẽ giúp mụn nước khô miệng, không bị loét. Đây là cách chữa bệnh á sừng hiệu quả và dễ áp dụng, bạn thử kiên trì cách này trong 1-2 tháng xem sao.
Ai bị bệnh này thì tuyệt đối ko đc bia rượu.hạn chế đồ ăn cay nóng..ko ăn đồ sống như tiết canh .mn cũng nên đi xét nghiệm máu có nhiễm giun sán ko.và uống thuốc đầy đủ chúc các bạn mau khỏi bệnh
Em bị viêm da chàm ở khuỷu tay, da cứ bong tróc hết lớp này đến lớp khác rồi bị ngứa nữa, có lúc em ngứa đến gãi chảy cả máu tay. Đã dùng nhiều thuốc nhưng cứ mấy tháng lại bị lại dùng thuốc thanh bì dưỡng can thang này có điều trị được bệnh của em không ạ? Điều trị trong bao lâu mới khỏi được ạ
Thời gian còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh rồi cơ địa có đáp ứng thuốc không, có người hợp thì khỏi nhanh có người thì phải kéo dài thời gian điều trị, tốt nhất bạn cứ đến trực tiếp hỏi bác sĩ là rõ nhất
Cũng phải mất 2-3 tháng đấy phải điều trị hết liệu trình thì mới có kết quả, nghĩ lâu nhỉ mất mấy tháng giời thuốc men không biết có nên cơm cháo gì không nữa đây. Chịu khó ngâm rửa với bôi thuốc đều đặn vào cũng đỡ nhưng muốn khỏi dứt điểm không tái phát thì phải uống thuốc với ăn uống kiêng khem như bác sĩ dặn nữa
Thuốc uống có đắng lắm không ạ? Ở đấy có thuốc dạng viên hoàn không hay thuốc thang mình phải đun sắc ạ?
Tôi uống thuốc thang đun sắc, thuốc khá là đắng uống mãi mới quen, hồi đầu đắng quá tôi còn phải cho chút đường phèn vào rồi nhắm mắt nhắm mũi uống, sau 1 thời gian quen vị thì uống dễ dàng hơn
E cũng là con bệnh , e chữa vài chỗ r k khỏi, tay e giờ ổn rồi ,em chữa bs Quyên cô chữa rất có tâm vs nhiệt tình thừog xuyên thăm bệnh
A có fb ko, e muốn hỏi rõ thông tin
E viết bài này là kinh nghiệm của bản thân e.E bị á sừng tổ địa đã chữa nhiều nơi tốn rất nhiều tiền bạc công sức nhưg chưa khỏi đc.E tìm lá trầu không + rau răm về thái nhỏ nấu nước ngâm chân nhưg trước khi ngâm cố gắng châm cho mụn nước vỡ ra thì ngâm nó mới ngấm vào vết bệnh.a chị nào thấy ổn thì làm thử. Bởi vì lá cây tự nhiên dễ tìm mà an toàn cho ng bệnh .E nói thật đừng dại mà mua kem bôi Mulrose , đa năng bà Vân, Thanh mộc hương…. gì nhé.nó chỉ đỡ tạm thời sau 1 thời gian bệnh nó sẽ nặng gấp mấy lần ban đầu.
Mình trc đây tự dưng bị 2 lòng bàn tay , các ngón tay lên rất nhiều nốt li ti tròn tròn, cảm giác có nhân vs có nuoc, cậy ra có lỗ, nhìu lắm và ngứa dã man, mình k đi khám và tim hiểu và hỏi 1 sô nguoi thi bảo tổ đỉa, đợt đó mình cắt thuoc nam uôg cho mát gan, thì bà thầy lang cho luôn các rễ vs thân cây về đun nuoc xong ngâm tay vào, đc chục hôm mình khỏi. từ ngày ấy chả bị, các b thử tìm hiểu xem
M cũng bị. Và m kiêng xà phòng ,hóa chất…và bôi vasiline nhiều lần trong ngày và trước khi đi ngủ . Đỡ rất nhièu.
Chả là nhà em có người chân tay bị bong tróc da, mà mùa nào cũng thế. Đi khám người ta bảo bị á sừng, mà bôi thuốc không khỏi. mn có ai biết có phương pháp nào hay là có địa chỉ chữa nào ở hà nội thì mách em với.Em cảm ơn
Mình có đứa bạn thân cũng bị bệnh này, ở làng mình họ còn ác mồm đồn thổi là nó bị nghiệp vận vào người rồi ma ám nên mới bị bệnh lạ chữa không khỏi, đi khám khắp nơi không khỏi rồi còn mời cả thầy về làm lễ, họ hàng làng xóm xa lánh ko dám tiếp xúc vì sợ lây nhìn tội nghiệp lắm, tình cờ lên mạng mình đọc được bài này https://www.bacsivaynen.com/tuong-song-chung-voi-benh-a-sung-ca-doi-khong-ngo-khoi-benh-nho-bai-thuoc-don-gian-nay.html gửi cho nó đọc xong còn dò địa chỉ động viên nó thử đến chữa 1 lần xem sao thì đúng thật ko phụ công đường xá xa xôi lặn lội đến tận nơi khám chữa được khoảng 3 tháng thì gần như khỏi hẳn rồi, đến giờ chỉ duy trì bôi dưỡng ẩm hàng ngày thôi. Bài thuốc này rất tốt nên mình muốn chia sẻ cho mọi người
Em trai mình cũng bị á sừng, chữa ở viện da liễu mấy tháng nay rồi cứ đỡ tí ngưng thuốc nó lại bị lại, sốt ruột thật chỉ lo mỗi ngày nó cứ lan rộng ra rồi bị nặng hơn thôi, có khi mình về bảo mẹ mình thử đổi qua chữa đông y xem có tốt hơn không, cho mình hỏi em mình 11 tuổi có dùng được bài thuốc này không vậy?
Thuốc đông y thành phần toàn thảo dược nên lành tính lắm bạn, dùng được cho trẻ từ 2 tháng cơ mà, đi khám mới thấy nhiều người bị các bệnh viêm da cơ địa với á sừng nặng hơn mình rất nhiều , đủ độ tuổi từ già trẻ gái trai luôn, mà hầu hết mọi người toàn bị lâu năm, chữa bằng tây y chán chê rồi ko dứt được mới chuyển qua chữa bằng đông y, chỉ có thời bố mẹ mình là hay cắt thuốc nam uống thôi chứ từ thời mình bị làm sao toàn đi bệnh viện chữa ít người biết đến thuốc đông y, các cụ bảo có bệnh thì vái tứ phương đúng là chả sai nhỉ.
Mình cũng đang điều trị bằng bài thuốc này giờ, mới được tháng rưỡi mà tình hình ổn lắm, bị bệnh này đa phần là do da để bị khô quá, mọi người chịu khó dưỡng ẩm da thường xuyên là cũng đỡ đấy, mình bôi cái thuốc thảo dược nên bôi thường xuyên liên tục được không sợ hại da
Trong thời gian uống thuốc thì có phải kiêng khem gì nhiều không ạ? Mà thuốc đông y uống có đắng không ạ? Chỉ cần uống mỗi thuốc thôi đúng không ạ?
Ăn uống thì mình nghĩ nên hạn chế 1 số đồ ăn dễ gây dị ứng cái này tùy trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ tư vấn cho, còn muốn điều trị hiệu quả thì phải kết hợp 3 bài thuốc là thuốc uống, thuốc ngâm rửa và thuốc bôi nữa nhé, uống thì ngày 2 lần sáng tối, ngâm rửa ngày 1 lần sau đó bôi thuốc, thuốc đông y đặc điểm của nó là tác dụng từ từ nên ko thể nhìn thấy kết quả ngày 1 ngày 2 được nhưng chữa khỏi thì ít khi bị lại lắm nên các bạn cứ kiên trì nhé. Mình uống với bôi hết 2 tháng thuốc là khỏi rồi
Cho em xin địa chỉ mua thuốc được không ạ? Điều trị 1 tháng hết khoảng bao nhiêu tiền ạ?
Địa chỉ trung tâm ở cuối bài mình thấy có đầy đủ rồi đấy trung tâm có 3 chi nhanh cơ bạn ở gần đâu thì đến đó khám, khám ở Hà Nội thì mình thấy có bs Lan mình khám thấy tốt, bs nhẹ nhàng có tâm mà lại nhiệt tình nữa, còn đảm bảo chữa khỏi cho mình nữa nên điều trị yên tâm lắm. Địa chỉ với số điện thoại các chi nhánh đây nhé:
Tại Hà Nội:
Địa chỉ: Biệt thự B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: (024) 7109 5599 – 0983 059 582
Tại TP Hồ Chí Minh:
Địa chỉ: 145 Hoa Lan – Phường 12 – Quận Phú Nhuận
Hotline, Zalo: (028) 7109 5599
cho chau hoi chau đi kham bênh viên da liêu bac sy bao chau bi viêm da tiêt bã uong thuoc va bôi chi khoi môt thoi giam bây gio lai bi lai chau bi nhiêu gau o đâu va chán với hai cánh mũi ở trong tai noi trung chỗ nao có tóc la mọc nhung vảy trắng trung tâm cho chau biet xem uong loai thuôc gi a
Hai tháng trước mình có tham gia diễn đàn các bệnh da liễu để xin mọi người tư vấn thuốc chữa bệnh á sừng, đến đơn vị thuốc dân tộc gặp đúng thầy đúng thuốc nên bệnh tiến triển tốt, do nhiều hôm đi làm về mệt mình không ngâm rửa với bôi thuốc đều đặn được nếu bôi liên tục chắc đã khỏi hẳn rồi, thuốc tốt mình chia sẻ để mong ai bị giống như mình tìm được bài thuốc tốt để điều trị.
Chị ơi cho em hỏi với em cũng đang uống và bôi thuốc này được 1 tuần rồi thấy da khô và bong tróc nhiêu hơn không biết có phải do cơ chế của thuốc hay là do em không hợp thuốc nhỉ
Không phải đâu bạn ạ thuốc này có người ko bị bong nhưng có người thì da bị khô lại, đóng vảy, da bệnh bong đi, thay da non là sẽ khỏi. Có người còn bị công thuốc thời gian đầu điều trị bệnh ko thấy đỡ mà cứ nặng dần lên đấy là cơ chế phát hết độc tố ra ngoài, khi hết rồi thì bệnh lại tiến triển rất nhanh, thế nên chịu khó kiên trì điều trị nhé
Minh bi viem da co dia o tay va viem da tiep xuc o mat uong xin hoi trung tam co thuoc nao dieu tri benh triet de khong. Xin cam on!
Em năm nay 23t,e bị bệnh á sừng da đầu hơn 3-4 năm nay.em đã đi bệnh viện da liễu khám nhưng họ bảo ko điều trị hết được chỉ uống thuốc cầm lại.nhưng sau time điều trị em thấy bệnh không khuyên giảm mấy.xin cho em hỏi chữa bằng thuốc nam có chữa khỏi được bệnh này không ạ?
Tay em bi bong troc, da tay tho cung va dau rat, de bi nut chay mau dau ngon tay. The co phai a sung khong nhi? Ban dau em bi di ung nuoc rua bat Sunlight. Tay noi mun nuoc, ngua, bong rop het 1 luot da tay phai. Em boi vitamin E thay gan nhu khoi. Nhung khoang 1 thang sau thay tay thi thoang ngua. Gio thi lan ca sang thay trai.hic… em dang rat mong muon tim cach de chua, đọc bên cẩm nang bệnh dạ dày thấy cũng nhiều người giới thiệu trung tâm thuốc dân tộc đây ạ: https://camnangbenhdalieu.com/a-sung-trieu-chung-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-hieu-qua-nhat-n4360.html