Bé bị mụn nhọt ở mông: Nguyên nhân và cách trị

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Chăm sóc da không đúng cách, thời tiết nóng ẩm,… là những nguyên nhân khiến bé bị mụn nhọt ở mông. Mụn nhọt không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng có thể khiến trẻ khó chịu, sốt nhẹ, mệt mỏi và thường xuyên quấy khóc.

bé bị mụn nhọt ở mông
Bé bị mụn nhọt ở mông: Nguyên nhân và cách trị ba mẹ cần biết

Nguyên nhân khiến trẻ bị mụn nhọt ở mông

Mụn nhọt là một dạng nhiễm trùng do cấp tính khu trú ở nang lông. Tình trạng này chủ yếu là do tụ cầu khuẩn gây ra.

Mụn nhọt có phạm vi tổn thương da nhỏ hơn so với những dạng nhiễm trùng da khác. Triệu chứng đặc trưng là tình trạng da đỏ, nổi mủ trắng khu trú ở các nang lông. Đi kèm với biểu hiện trên da là các triệu chứng toàn thân như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau nhức người, trẻ biếng ăn, bứt rứt và thường xuyên quấy khóc.

Bé bị mụn nhọt ở mông có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

  • Tuyến mồ hôi chưa hoàn chỉnh: Tuyến mồ hôi của trẻ thường chưa phát triển hoàn chỉnh như người trưởng thành. Điều này sẽ khiến mồ hôi không được thoát ra bên ngoài mà ứ đọng bên trong lỗ chân lông, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và gây ra nhọt.
  • Vệ sinh kém: Làn da của trẻ nhỏ rất mỏng và nhạy cảm. Nếu vệ sinh cho trẻ không đúng cách, mồ hôi, bụi bẩn có thể ứ đọng trong nang lông và phát triển thành mụn nhọt.
  • Thời tiết nóng ẩm: Thời tiết nóng ẩm khiến thân nhiệt trẻ tăng cao. Cơ thể sẽ có xu hướng tăng tiết mồ hôi để giữ ẩm cho da và hạ thân nhiệt. Tuy nhiên lượng mồ hôi được tiết ra quá nhiều có thể tích tụ bên trong da và gây ra nhiễm trùng nang lông.
  • Ma sát: Mông là vùng da dễ ma sát với quần áo và tã lót. Nếu bạn cho trẻ mặc quần/ tã quá chật, vùng da này sẽ có xu hướng tổn thương và nổi mẩn ngứa, mụn nhọt.

Triệu chứng bé nổi mụn nhọt ở mông

Mụn nhọt có triệu chứng khá giống với những loại nhiễm trùng da cấp tính khác.

bé bị mụn nhọt ở mông
Mụn nhọt đặc trưng bởi tình trạng da đỏ, xuất hiện mụn có chứa mủ, gây nóng rát và đau nhức

Các triệu chứng của bệnh, bao gồm:

  • Da đỏ, sờ lên thấy ấm hơn các vùng da bình thường
  • Xuất hiện các mụn mủ có nhiều kích thước, sờ vào thấy ấm và đau nhức
  • Thân nhiệt trẻ tăng lên
  • Kèm theo triệu chứng đau nhức cơ, mệt mỏi, quấy khóc,…

Triệu chứng của mụn nhọt ở trẻ em còn phụ thuộc vào mức độ nhiễm trùng và khả năng chống chịu của từng trường hợp. Một số trẻ có sức đề kháng tốt thường ít xuất hiện các triệu chứng toàn thân.

Biến chứng

Mụn nhọt ở mông là dạng nhiễm trùng da có phạm vi nhỏ và hầu hết đều đáp ứng với điều trị. Tuy nhiên tình trạng chủ quan ở một số phụ huynh cộng với việc không chăm sóc đúng cách có thể khiến vi khuẩn đi vào bên trong cơ thể, gây ra nhiễm trùng máu và đe dọa đến tính mạng của trẻ.

Vì vậy ngay khi thấy con trẻ có những dấu hiệu bất thường, bạn cần chủ động đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị.

Bé bị mụn nhọt ở mông điều trị ra sao?

Điều trị mụn nhọt cho trẻ bao gồm việc sử dụng thuốc và chăm sóc tại nhà. Nếu tiến hành điều trị sớm và đúng cách, các triệu chứng trên da sẽ thuyên giảm sau khoảng 7 – 10 ngày.

1. Sử dụng thuốc trị mụn nhọt ở mông cho bé

Sử dụng thuốc có tác dụng làm giảm hiện tượng sưng viêm, cải thiện đau nhức và tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng.

Cách trị mụn nhọt ở mông cho bé
Hầu hết các trường hợp bé bị mụn nhọt ở mông đều đáp ứng tốt với các loại thuốc bôi ngoài da

Một số loại thuốc bôi trị mụn nhọt ở trẻ:

  • Eumovate cream: Loại thuốc này có chứa hoạt chất Clobetasol – tác dụng chống viêm mạnh nhờ vào hoạt động ức chế tổng hợp các thành phần trung gian trong phản ứng gây viêm.
  • Gentrisone: Chứa Clotrimazole (hoạt chất kháng khuẩn, nấm), Betamethasone (một corticoid tổng hợp có tác dụng chống viêm) và Getamicin (kháng sinh nhạy cảm với các vi khuẩn gram dương như tụ cầu và liên cầu khuẩn). Sử dụng một lượng thuốc vừa đủ lên mụn nhọt ở mông 2 lần/ ngày để ức chế vi khuẩn và giảm tổn thương da.
  • Axit salicylic: Axit salicylic có tác dụng sát khuẩn nhẹ. Hơn nữa các chế phẩm có chứa Axit salicylic còn hạn chế được sự tăng tiết mồ hôi quá mức, đồng thời làm sạch lỗ chân lông và giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Bên cạnh những loại thuốc bôi ngoài da, bác sĩ có thể đề nghị trẻ sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt nếu nhọt ở mông làm tăng thân nhiệt và gây đau nhức.

Hầu hết các trường hợp bé bị mụn nhọt ở mông đều đáp ứng tốt với điều trị tại chỗ. Rất ít trường hợp trẻ phải sử dụng thuốc kháng sinh đường uống.

2. Biện pháp chăm sóc tại nhà

Nhằm hỗ trợ quá trình điều trị và cải thiện triệu chứng đau nhức ở trẻ khi bị nổi mụn nhọt ở mông, phụ huynh cần thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà.

  • Vệ sinh cơ thể trẻ thường xuyên, mặc quần áo rộng rãi và thông thoáng để tránh ma sát lên mụn nhọt.
  • Dặn dò trẻ không được gãi lên vùng da có nhọt. Hoặc bạn có thể cắt móng và đeo bao tay cho trẻ để hạn chế tình trạng này.
  • Có thể thực hiện chườm lạnh lên vùng da có nhọt để giúp trẻ giảm đau nhức, nóng rát và khó chịu.
  • Không nặn mụn nhọt ở mông, thay vào đó nên thoa thuốc đều đặn để nhọt tự vỡ.
  • Khi đang điều trị mụn nhọt cho trẻ, bạn nên khuyến khích trẻ vui chơi trong nhà. Tránh tình trạng chạy nhảy hoặc hoạt động mạnh khiến mồ hôi tiết ra nhiều.
  • Cho trẻ uống nhiều nước và bổ sung những loại thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch như rau xanh, trứng, sữa,…. Đồng thời hạn chế các thực phẩm có khả năng gây viêm như đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, thực phẩm chế biến sẵn,…

Các biện pháp phòng ngừa mụn nhọt ở mông cho trẻ

Nổi mụn nhọt ở mông hiếm khi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên tình trạng tái phát nhiều lần có thể khiến trẻ mệt mỏi và chậm lớn, do đó phụ huynh cần thực hiện những biện pháp phòng ngừa bệnh cho con trẻ.

Phòng ngừa nổi mụn nhọt ở mông cho trẻ
Vệ sinh thường xuyên và mặc quần áo rộng rãi để phòng ngừa tình trạng mụn nhọt cho trẻ

Các biện pháp phòng ngừa mụn nhọt ở mông cho trẻ:

  • Vệ sinh thường xuyên, mặc quần áo rộng rãi, thoáng khí, thay tã cho trẻ nhiều lần trong ngày để hạn chế tích tụ mồ hôi.
  • Hạn chế để trẻ tiếp xúc với những người mắc bệnh truyền nhiễm. Đồng thời tránh đưa trẻ đến những nơi công cộng.
  • Hướng dẫn trẻ rửa tay và giữ gìn vệ sinh cá nhân. Tụ cầu khuẩn có xu hướng xâm nhập vào những vết xước trên da và gây ra một số tình trạng nhiễm trùng.
  • Khi trẻ bị sốt, tuyến mồ hôi có xu hướng hoạt động mạnh và dễ gây ra mụn nhọt. Trong trường hợp này, bạn nên lau người cho trẻ thường xuyên, đồng thời khuyến khích trẻ uống nhiều nước để làm giảm thân nhiệt.
  • Vệ sinh đồ chơi, vật dụng cá nhân của trẻ 1 lần/ tuần để tránh vi khuẩn trú ngụ và gây nhiễm trùng da.

Trẻ bị mụn nhọt ở mông là tình trạng khá phổ biến. Nếu phụ huynh phát hiện và điều trị sớm, tổn thương da sẽ thuyên giảm sau một khoảng thời gian ngắn. Trong trường hợp nhọt có kích thước to, gây đau đớn dữ dội và khiến trẻ sốt cao, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để được khắc phục kịp thời.

Tham khảo: 5 loại thuốc bôi trị mụn nhọt ở mông tốt nhất hiện nay

Xem thêm

Ngày đăng 00:15 - 25/05/2023 - Cập nhật lúc: 00:15 - 26/05/2023
Chia sẻ:
Cách trị viêm lỗ chân lông cấp tốc 2 Cách Trị Viêm Lỗ Chân Lông Cấp Tốc – Da Đẹp Nhanh

Bên cạnh điều trị chuyên sâu theo chỉ định của bác sĩ, các cách trị viêm lỗ chân lông cấp…

Bệnh chốc lở bao lâu thì khỏi?

Bệnh chốc lở bao lâu thì khỏi sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm mức độ…

Bệnh viêm da tiết bã có tự hết không? Chữa bằng cách nào?

Viêm da tiết bã đặc trưng với những tổn thương ngoài da khó chịu, mất thẩm mỹ. Vậy bệnh lý…

Cách trị mụn cóc bằng tỏi – Hết mụn cóc nhờ bí kíp đơn giản

Trị mụn cóc bằng tỏi là phương pháp tự nhiên, an toàn và mang lại hiệu quả tương đối cao.…

Nấm da đầu có lây không? Qua đường nào? Cách phòng

Nấm da đầu có lây không? Nấm da đầu là một bệnh nhiễm trùng da đầu do nấm gây ra,…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua