Bàng quang tăng hoạt: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Bàng quang tăng hoạt có liên quan đến các triệu chứng tiểu gấp, tiểu nhiều lần, tiểu đêm… Tình trạng này thường không quá nghiêm trọng và không kèm theo các tổn thương bệnh lý tại chỗ. Tuy nhiên cần có biện pháp điều trị kịp thời để tránh gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.

bàng quang tăng hoạt
Bàng quang tăng hoạt là tình trạng gây ra rất nhiều phiền toái

Bàng quang tăng hoạt là gì? Dấu hiệu thường gặp

Bàng quang là một cơ quan rỗng, chứa đựng nước tiểu do thận tiết ra trước khi đưa ra ngoài cơ thể. Khi bàng quang đầy, các tín hiệu thần kinh sẽ được gửi đến não và kích hoạt nhu cầu đi tiểu. 

Bàng quang tăng hoạt hay còn gọi là OAB – thuật ngữ đề cập đến sự co bóp không tự chủ của cơ chóp bàng quang. Từ đó gây ra cảm giác muốn đi tiểu thường xuyên, đột ngột và khó kiểm soát. Tình trạng này có thể khiến bạn bị căng thẳng, tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống.

Nghiên cứu cho thấy, OAB có thể xuất hiện ở cả nam và nữ giới, trong đó ở nữ có phần cao hơn. Tỷ lệ mắc bệnh và mức độ nghiêm trọng được ghi nhận là có sự gia tăng theo độ tuổi. Chứng bệnh này ảnh hưởng đến khoảng 50 triệu người ở Hoa Kỳ và Châu Âu.

Viêm đường tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm niệu đạo do vi khuẩn xâm nhập gây ra với các triệu chứng như tiểu rắt, tiểu buốt, đau bụng dưới. Áp dụng các cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà là một trong những phương pháp hỗ trợ điều trị mang lại những dấu hiệu tích cực mà người bệnh có thể sử dụng.

Dấu hiệu của bệnh bàng quang tăng hoạt

Thỉnh thoảng đi tiểu không kiểm soát không có nghĩa là bạn gặp phải tình trạng bàng quang tăng hoạt. Rò rỉ nước tiểu có thể xảy ra do những nguyên nhân khác, ví dụ như bạn cười quá lớn. Ngoài ra bạn cũng có thể bị mất một lượng nước tiểu nếu cố gắng nhịn tiểu quá lâu.

Bàng quang hoạt động quá mức sẽ được xác định dựa trên tần suất và mức độ khẩn cấp của việc đi tiểu. Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Tiểu gấp: Thông thường khi cơ thể phát tín hiệu cần đi tiểu thì bạn vẫn có một khoảng thời gian để hạn chế đi vệ sinh. Tuy nhiên, ở OAB bạn sẽ không thể trì hoãn được nhu cầu đi tiểu. Tình trạng này gọi là tiểu gấp.
  • Tần suất đi tiểu: Hội chứng bàng quang tăng hoạt khiến cho bạn có nhu cầu đi tiểu thường xuyên. Cụ thể là sự gia tăng số lần đi tiểu so với thời gian trải qua trước đó.
  • Són tiểu: Đề cập tới tình trạng nước tiểu bị rò rỉ khi cơ thể đã phát tín hiệu muốn đi tiểu.
  • Tiểu đêm: Triệu chứng này đặc trưng bởi việc bạn sẽ phải thức dậy và đi tiểu ít nhất là 2 lần mỗi đêm. Điều này sẽ gây gián đoạn giấc ngủ khiến bạn mệt mỏi.
dấu hiệu bàng quang tăng hoạt
Bàng quang tăng hoạt gây tiểu gấp và tăng số lần đi tiểu trong ngày

Nguyên nhân gây ra hội chứng bàng quang tăng hoạt

Bàng quang tăng hoạt có thể do một số hay thậm chí là do sự kết hợp của nhiều nguyên nhân. Tình trạng này được xác định là có liên quan đến các nguyên nhân bao gồm:

1. Cơ vùng chậu yếu

Cơ vùng chậu là các cơ và mô hỗ trợ cơ quan ở vùng bụng dưới. Trên thực tế, mang thai và sinh con là các yếu tố có thể khiến cho cơ vùng chậu căng ra và yếu đi. Điều này có thể khiến cho bàng quang bị chảy xệ ra khỏi vị trí bình thường. Từ đó gây ra rò rỉ nước tiểu bất thường.

2. Tổn thương dây thần kinh

Tổn thương dây thần kinh có thể khiến cho các tín hiệu muốn đi tiểu được gửi đến não không đúng lúc. Chấn thương và một số bệnh lý được cho là có liên quan đến tình trạng này. Chẳng hạn như:

  • Phẫu thuật vùng chậu hoặc lưng
  • Sự bức xạ
  • Bệnh đa xơ cứng
  • Bệnh Parkinson
  • Tai biến mạch máu não

3. Nhiễm trùng

Một số vấn đề nhiễm trùng có thể trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động của bàng quang. Đặc biệt là nhiễm trùng đường tiết niệu rất dễ gây kích thích các dây thần kinh và chèn ép bàng quang mà không có dấu hiệu thông báo trước.

4. Thuốc, rượu và caffeine

Nghiên cứu cho thấy, các sản phẩm này có thể khiến dây thần kinh bị tê liệt. Từ đó sẽ gây ảnh hưởng tới tín hiệu được truyền đến não. Tình trạng này được xác định là một trong những nguyên nhân dẫn tới tràn bàng quang. Trong đó, thuốc lợi tiểu và caffeine có thể khiến cho bàng quang đầy nhanh và dễ rò rỉ.

nguyên nhân khiến bàng quang tăng hoạt
Thường xuyên tiêu thụ cà phê có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng bàng quang tăng hoạt

5. Thừa cân – béo phì

Thừa cân – béo phì là tình trạng rất phổ biến hiện nay. Ngoài gây áp lực cho hệ thống xương khớp thì trọng lượng cơ thể còn gây áp lực lên bàng quang. Đây là nguyên nhân lý giải vì sao tình trạng tiểu không tự chủ dễ xảy ra ở những người bị béo phì.

6. Các yếu tố rủi ro khác

Ngoài các yếu tố nêu trên thì một số vấn đề khác cũng có thể làm tăng nguy cơ gặp phải các triệu chứng. Chẳng hạn như:

  • Bệnh tiểu đường
  • Thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mãn kinh ở nữ giới
  • Có khối u hay sỏi bàng quang
  • Táo bón
  • Tuyến tiền liệt phì đại
  • Suy giảm chức năng nhận thức do lão hóa

Bàng quang tăng hoạt có nguy hiểm không?

Chứng bàng quang tăng hoạt thường không nghiêm trọng và ít gây ra những hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên tình trạng này ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống.

Đặc biệt là làm gián đoạn cuộc sống của bạn. Các vấn đề có thể gặp phải bao gồm:

  • Đau khổ hay trầm cảm về cảm xúc
  • Luôn cảm thấy căng thẳng, lo lắng
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Chu kỳ giấc ngủ bị gián đoạn
  • Các vấn đề về tình dục

Đặc biệt, các triệu chứng bàng quang hoạt động quá mức có thể khiến bạn cảm thấy xấu hổ. Từ đó dẫn tới tự cô lập mình hay gây hạn chế công việc cũng như cuộc sống xã hội.

Chẩn đoán bàng quang tăng hoạt

Khi thường xuyên có nhu cầu đi tiểu bất thường, bạn nên chủ động thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán và hướng dẫn điều trị phù hợp. Trước hết, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra để chắc chắn rằng bạn không bị nhiễm trùng hay có máu trong nước tiểu.

chẩn đoán bàng quang tăng hoạt
Tốt nhất nên chủ động thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và hướng dẫn điều trị đúng cách

Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ tìm hiểu xem bạn có làm rỗng bàng quang hoàn toàn khi đi tiểu hay không. Việc tìm kiếm manh mối liên quan có thể bao gồm:

  • Tìm hiểu về tiền sử bệnh
  • Khám sức khỏe, bao gồm khám trực tràng và thăm khám vùng chậu ở nữ giới
  • Xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra nhiễm trùng, dấu vết của máu hay các bất thường khác
  • Khám thần kinh tập trung để xác định bất thường về cảm giác hay phản xạ

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm nhằm đánh giá mức độ hoạt động cùng khả năng làm rỗng của bàng quang. Kiểm tra niệu động học có thể bao gồm:

– Đo lượng nước tiểu còn sót lại trong bàng quang:

Đây là xét nghiệm quan trọng được thực hiện khi người bệnh lo lắng về khả năng làm rỗng bàng quang hoàn toàn khi đi tiểu. Nước tiểu sót lại trong bàng quang sau đi tiểu có thể gây ra các triệu chứng tương tự như OAB. Bác sĩ có thể yêu cầu siêu âm để đo lượng nước tiểu còn sót lại trong bàng quang.

– Đo tốc độ dòng nước tiểu:

Bác sĩ có thể yêu cầu bạn đi tiểu vào một thiết bị để đo thể thích và tốc độ dòng nước tiểu. Máy sẽ hoạt động và chuyển dữ liệu nhận được thành biểu đồ về những thay đổi trong tốc độ dòng chảy của nước tiểu.

– Kiểm tra áp lực bàng quang:

Bác sĩ sẽ sử dụng một ống mỏng để làm đầy bàng quang từ từ với chất lỏng ấm. Sau đó, một ống thông khác có cảm biến đo áp suất sẽ được đặt vào trực tràng hay âm đạo với nữ giới. Cảm biến sẽ cho biết áp lực mà bàng quang phải tạo ra để làm rỗng hoàn toàn.

Cách điều trị bàng quang tăng hoạt

Kết hợp các chiến lược điều trị chính là cách tiếp cận tốt nhất có thể làm giảm các triệu chứng bàng quang tăng hoạt. Các giải pháp điều trị bao gồm:

1. Liệu pháp hành vi

Can thiệp hành vi là lựa chọn điều trị hàng đầu để giúp kiểm soát chứng bàng quang tăng hoạt. Đây là giải pháp hiệu quả và không có tác dụng phụ. Các liệu pháp hành vi được áp dụng có thể bao gồm:

– Bài tập cơ sàn chậu:

Bài tập Kegel có tác dụng tăng cường sức mạnh cơ sàn chậu và cơ vòng tiết niệu. Các cơ này được tăng cường sẽ giúp ngăn chặn các cơn co thắt không tự chủ của bàng quang.

Bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn bạn cách thực hiện các bài tập Kegel chính xác. Tác dụng của tập luyện phụ thuộc vào việc bạn có dành thời gian rèn luyện thường xuyên hay không.

mẹo giảm triệu chứng bàng quang tăng hoạt
Thường xuyên tập Kegel giúp tăng cường sức mạnh cơ sàn chậu

– Phản hồi sinh học:

Trong quá trình phản hồi sinh học, người bệnh sẽ được kết nối với các cảm biến điện để giúp đo lường và nhận thông tin về cơ thể. Các cảm biến phản hồi sinh học sẽ giúp bạn thực hiện những thay đổi tinh tế bên trong cơ thể. Ví dụ như tăng cường cơ vùng chậu để khi có cảm giác muốn tiểu cấp bách có thể kiềm chế tốt hơn.

– Kiểm soát cân nặng phù hợp:

Trường hợp đang bị thừa cân – béo phì thì bạn nên sớm có kế hoạch giảm cân. Điều này đặc biệt hữu ích, có thể làm giảm các triệu chứng. Nhất là trong trường hợp bạn mắc chứng tiểu không tự chủ do vấn đề căng thẳng.

– Đi vệ sinh theo lịch trình:

Đặt lịch đi vệ sinh khoảng từ 2 – 4 giờ đồng hồ một lần sẽ giúp bạn đi tiểu vào cùng một thời điểm mỗi ngày thay vì chờ cho tới khi cơ thể phát tín hiệu muốn đi tiểu. Đây cũng là một giải pháp hữu ích giúp kiểm soát chứng bàng quang tăng hoạt.

– Đặt ống thông gián đoạn:

Trường hợp người bệnh không thể làm rỗng bàng quang tốt thì bác sĩ có thể yêu cầu sử dụng ống thông định kỳ để có thể làm rỗng bàng quang hoàn toàn. Ống thông này giúp nàng quang làm được những việc mà nó khó có thể tự làm.

– Tấm lót thấm nước:

Có thể mặc miếng lót thấm hút để bảo vệ quần áo của bạn. Điều này giúp tránh những sự cố đáng xấu hổ xảy ra. Đồng thời giúp bạn duy trì hoạt động bình thường.

– Huấn luyện bàng quang:

Huấn luyện bàng quang chính là việc tự rèn luyện cách trì hoãn việc đi tiểu khi cơ thể phát tín hiệu muốn tiểu. Nên bắt đầu với thời gian ngắn, lúc đầu có thể đi tiểu 30 phút/ lần. Sau đó giãn cách thời gian đi tiểu ra khoảng 3 – 4 tiếng/ lần. Việc tập luyện bàng quang chỉ có thể thực hiện được khi bạn kiểm soát được cơ sàn chậu thành công.

2. Điều trị bằng thuốc

Điều trị bằng thuốc là giải pháp cần thiết trong rất nhiều trường hợp bị bàng quang tăng hoạt. Tùy thuộc vào yếu tố nguyên nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp. Các thuốc được dùng có thể bao gồm:

– Liệu pháp estrogen âm đạo:

Thường được dùng cho nữ giới bị bàng quang tăng hoạt do thiếu hụt nội tiết tố sau mãn kinh. Liệu pháp estrogen âm đạo có thể giúp tăng cường các mô cơ ở vùng niệu đạo và âm đạo.

Estrogen âm đạo có ở dạng kem, viên nén, thuốc đạn hay vòng. Chúng đều giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng của hội chứng bàng quang hoạt động quá mức.

– Thuốc làm giãn bàng quang:

Loại thuốc này có thể giúp làm giảm các triệu chứng bàng quang tăng hoạt. Đồng thời làm giảm các cơn tiểu không tự chủ. Một số loại thuốc làm giãn bàng quang được dùng bao gồm:

  • Tolterodine (Detrol)
  • Oxybutynin, bao gồm viên uống (Ditropan XL), gel (Gelnique) hay mieesng dán da (Oxytrol)
  • Solifenacin (Vesicare)
  • Trospium
  • Mirabegron (Myrbetriq)
  • Darifenacin (Enablex)
  • Fesoterodine (Toviaz)
thuốc chữa bàng quang tăng hoạt
Bác sĩ có thể yêu cầu dùng thuốc để cải thiện nhanh các triệu chứng bàng quang tăng hoạt

Khô mắt và khô miệng là tác dụng phụ thường gặp của hầu hết các loại thuốc trên. Tuy nhiên nếu uống nước để làm dịu cơn khác thì triệu chứng bàng quang tăng hoạt có thể nghiêm trọng hơn.Ngoài ra, táo bón cũng là một tác dụng phụ tiềm ẩn khác có thể làm nghiêm trọng thêm các triệu chứng ở bàng quang.

– Thuốc tiêm bàng quang:

OnabotulinumtoxinA còn được gọi là Botox – một loại protein từ vi khuẩn gây bệnh ngộ độc thịt có thể được dùng với liều lượng nhỏ. Bác sĩ sẽ tiêm trực tiếp vào các mô bàng quang. Botox có tác dụng làm thư giãn các cơ.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, Botox thường hữu ích với các trường hợp bị tiểu không tự chủ nghiêm trọng. Các tác dụng tạm thời có thể kéo dài đến hơn 6 tháng. Tuy nhiên việc tiêm nhắc lại là cần thiết.

Nhiễm trùng đường tiết niệu và bí tiểu là các tác dụng phụ có thể gặp từ những mũi tiêm này. Nếu bạn đang xem xét phương pháp điều trị bằng Botox thì cần sẵn sàng cho việc phải tự thông tiểu nếu xảy ra tình trạng bí tiểu.

3. Kích thích thần kinh

Các chuyên gia cho biết, điều chỉnh các xung thần kinh tới bàng quang có thể giúp cải thiện các triệu chứng bàng quang tăng hoạt.

Bác sĩ sẽ dùng 1 dây mỏng đặt ở gần các dây thần kinh xương. Đây là nơi truyền tín hiệu đến bàng quang, chúng thường đi qua gần xương cụt.

Thủ thuật xâm lấn tối thiểu này sẽ được thực hiện bởi thử nghiệm từ 1 dây tạm thời cấy dưới da ở vùng lưng dưới. Đôi khi nó cũng được thực hiện như một quy trình nâng cao. Lúc này điện cực vĩnh viễn sẽ được cấy vào và một thử nghiệm dài hơn sẽ được thực hiện.

Sau đó bác sĩ sẽ dùng một thiết bị cầm tay được kết nối với dây dẫn để truyền các xung điện tới bàng quang. Trường hợp nó hữu ích với các triệu chứng thì bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để đặt 1 máy phát xung điện vĩnh viễn chạy bằng pin giúp điều chỉnh nhịp điệu thần kinh.

4. Kích thích dây thần kinh chày qua da

Với quy trình này, bác sĩ sẽ dùng một cây kim mỏng được đặt qua da ở gần mắt cá chân. Điều này giúp kích thích điện từ dây thần kinh chày tới cột sống, nơi nó kết nối với các dây thần kinh kiểm soát bàng quang.

Phương pháp kích thích dây thần kinh chảy qua da sẽ được thực hiện 1 lần/ tuần trong 12 tuần liên tục để cải thiện triệu chứng bàng quang tăng hoạt. Sau đó, bạn có thể cần được điều trị duy trì sau mỗi 3 – 4 tuần để kiểm soát các triệu chứng.

5. Phẫu thuật

Phẫu thuật chỉ được áp dụng ở bệnh nhân có triệu chứng nghiêm trọng không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác. Mục đích của phẫu thuật là giúp cải thiện khả năng dự trữ nước tiểu của bàng quang. Đồng thời làm giảm áp lực trong bàng quang.

điều trị bàng quang tăng hoạt
Phẫu thuật có thể được áp dụng trong các trường hợp nghiêm trọng, điều trị bảo tồn không đáp ứng

Các thủ thuật có thể bao gồm:

– Phẫu thuật tăng dung tích bàng quang:

Quy trình này dùng các mảnh ruột để thay thế một phần bàng quang. Phẫu thuật được áp dụng trong các trường hợp tiểu không kiểm soát nghiêm trọng không đáp ứng với bất cứ phương pháp điều trị bào tổn nào.

Nếu thực hiện phẫu thuật này thì người bệnh có thể sẽ phải sử dụng một ống thông liên tục trong suốt quãng đời còn lại. Mục đích là để có thể làm rỗng hoàn toàn bàng quang.

– Cắt bỏ bàng quang:

Thủ thuật này sẽ được dùng như một phương án cuối cùng. Nó bao gồm việc cắt bỏ bàng quang và phẫu thuật để tạo bàng quang thay thế hoặc tạo một lỗ mỡ trong cơ thể gắn với một túi trên da để lấy nước tiểu ra ngoài.

6. Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Ngoài các phương pháp điều trị thì bạn có thể thực hiện một số biện pháp khắc phục tại nhà để nâng cao hiệu quả khắc phục triệu chứng bàng quang tăng hoạt. Bao gồm:

  • Duy trì cân nặng hợp lý: Nếu bạn thừa cân, giảm cân có thể sẽ làm giảm triệu chứng. Những người có cân nặng lớn hơn cũng sẽ có nhiều nguy cơ bị tiểu không tự chủ do căng thẳng. Giảm cân sẽ giúp cải thiện tình trạng này.
  • Uống đủ nước: Hỏi bác sĩ để biết chính xác rằng bạn cần bao nhiêu chất lỏng hằng ngày. Bổ sung quá nhiều chất lỏng có thể làm nghiêm trọng thêm các triệu chứng. Tuy nhiên nếu không uống đủ nước thì nước tiểu có thể trở nên cô đặc. Điều này gây kích ứng niêm mạc bàng quang và làm tăng nhu cầu đi tiểu.
  • Hạn chế đồ ăn thức uống gây kích thích bàng quang: Cà phê, bia rượu, trà, nước cam quýt và trái cây, đồ uống có gas, socola, cà chua và thực phẩm cay có thể gây kích thích bàng quang. Cần tránh tiêu thụ chúng để không gây cản trở cho quá trình khắc phục triệu chứng.

Phòng ngừa hội chứng bàng quang tăng hoạt

Những lựa chọn lối sống lành mạnh có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc chứng bàng quang tăng hoạt. Cần chú ý đến các vấn đề sau:

  • Duy trì cân nặng hợp lý
  • Hoạt động thể chất và tập thể dục mỗi ngày
  • Hạn chế tiêu thụ rượu bia và caffeine
  • Từ bỏ việc hút thuốc lá
  • Kiểm soát các tình trạng mãn tính, nhất là bệnh tiểu đường
  • Tìm hiểu vị trí cơ sàn chậu và thực hành các bài tập làm tăng sức mạnh cho nó

Bàng quang tăng hoạt mặc dù không phải là tình trạng nghiêm trọng nhưng gây ra rất nhiều phiền toái. Nên sớm thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán và hướng dẫn khắc phục đúng cách. Duy trì lối sống lành mạnh có thể hỗ trợ làm giảm và ngăn ngừa các triệu chứng.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 07:54 - 15/01/2023 - Cập nhật lúc: 13:06 - 08/02/2023
Chia sẻ:
Các bài thuốc nam, dân gian điều trị ung thư bàng quang

Trị ung thư bàng quang bằng các bài thuốc nam lưu truyền trong dân gian có độ an toàn cao…

bị sỏi bàng quang nên ăn gì kiêng gì Bị sỏi bàng quang nên ăn gì, kiêng gì nhanh hết?

Cần nắm rõ bị sỏi bàng quang nên ăn gì, kiêng gì để chủ động điều chỉnh chế độ ăn…

U bàng quang ác tính là gì? Chữa được không?

U bàng quang ác tính (hay ung thư bàng quang) là bệnh lý xảy ra khi có sự hiện diện…

bàng quang tăng hoạt Bàng quang tăng hoạt: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

Bàng quang tăng hoạt có liên quan đến các triệu chứng tiểu gấp, tiểu nhiều lần, tiểu đêm... Tình trạng…

Viêm bàng quang cấp là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm bàng quang cấp là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ. Khi không được điều trị kịp thời, bệnh…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Từng sử dụng rất nhiều biện pháp loại bỏ sỏi nhưng không thành công, ông chú U50 đã loại bỏ hoàn toàn viên sỏi 20mm chỉ sau 1 liệu trình- KHÔNG CẦN PHẪU THUẬT. Xem Ngay!
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua