Bà bầu đi ngoài ra máu có sao không và cách xử lý an toàn

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Đi ngoài ra máu là một trong những vấn đề mà bà bầu rất dễ gặp khi mang thai. Tình trạng này cảnh báo một số vấn đề sức khỏe cần sớm quan tâm. Chỉ cần xử lý đúng cách thì mẹ bầu sẽ tránh được nhiều vấn đề nghiêm trọng phát sinh.

bà bầu đi ngoài ra máu
Bà bầu cần chú ý theo dõi sát sao khi bị đi ngoài ra máu

Bà bầu đi ngoài ra máu nguyên nhân do đâu?

Trong thời kỳ mang thai, bà bầu rất dễ gặp tình trạng đi ngoài ra máu do nhiều nguyên nhân. Thường thấy nhất là do vùng hậu môn hay trực tràng đang gặp vấn đề. Mà sức nặng của thai nhi, chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu hợp lí là những yếu tố chính kích hoạt.

Tình trạng ra máu khi đi ngoài ở bà bầu thường liên quan đến một số vấn đề sức khỏe sau đây:

1. Táo bón

Vấn đề này có thể khởi phát ở bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ. Nguyên nhân thường là do các hormone trong cơ thể phụ nữ tiết ra nhiều hơn gây cản trở hoạt động của hệ tiêu hóa.

Đồng thời chế độ dinh dưỡng thiếu chất xơ cùng với việc ăn nhiều thực phẩm khó tiêu hóa cũng khiến mẹ bầu dễ bị táo bón. Thêm vào đó, căng thẳng, stress, thói quen ít vận động hay bổ sung canxi, sắt cũng là những yếu tố liên quan.

Tình trạng táo bón khiến cho việc đẩy phân ra ngoài gặp nhiều khó khăn. Bà bầu sẽ thường xuyên phải dùng sức rặn để đại tiện dễ hơn. Cùng với đó là phân cứng có thể khiến cho niêm mạc trực tràng hay hậu môn bị tổn thương và chảy máu. Đây cũng chính là lý do khiến các mẹ bầu dễ bị đi ngoài ra máu.

>> Tìm hiểu thêm:

2. Bệnh trĩ

Khi mang thai nguy cơ mắc bệnh trĩ ở các mẹ bầu cũng sẽ tăng lên bởi những thay đổi lớn về tâm sinh lý. Đặc biệt là khi thai nhi càng lớn thì sức đè nén lên tĩnh mạch hậu môn và trực tràng sẽ càng gia tăng.

Chính điều này đã khiến cho các cấu trúc mô liên kết để nâng đỡ tĩnh mạch suy yếu dần. Từ đó tạo cơ hội cho những búi trĩ được hình thành và dần tụt ra khỏi lỗ hậu môn.

Bệnh trĩ khi mang thai cũng có thể là hệ quả của tình trạng táo bón trong thai kỳ kéo dài mà không được kiểm soát. Bệnh trĩ không chỉ khiến cho bà bầu bị chảy máu khi đại tiện mà còn gây căng tức và đau rát hậu môn.

>> Thông tin bổ sung:

3. Nứt kẽ hậu môn

Tình trạng nứt kẽ hậu môn là một hệ quả của táo bón và trĩ. Nó sẽ xuất hiện khi bà bầu cố gắng đại tiện. Việc co giãn quá mức của các cơ xung quanh ống hậu môn sẽ khiến cho niêm mạc và mạch máu bị nứt.

Đây cũng là một trong những lý do khiến bà bầu bị ra máu khi đi đại tiện. Tình trạng nứt kẽ hậu môn nếu không can thiệp sẽ khiến cho vết nứt lớn lên. Điều này tạo cơ hội cho vấn đề viêm nhiễm phát sinh gây lở loét.

4. Chảy máu trực tràng

Đây là một trong những tình trạng rất phổ biến có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào trong đó có phụ nữ mang thai. Triệu chứng đặc trưng của chảy máu trực tràng đó là mẹ bầu bị ra máu khi đại tiện.

Nguyên nhân khiến trực tràng bị chảy máu có thể là do bệnh trĩ hay biến chứng của bệnh Crohn. Ngoài ra, viêm ruột, polyp hay ung thư đại trực tràng cũng là những bệnh lý liên quan.

bà bầu đại tiện ra máu
Đi ngoài ra máu ở bà bầu có thể do trực tràng đang bị tổn thương và chảy máu

Bên cạnh việc đi ngoài ra máu, bà bầu còn gặp các triệu chứng khác đi kèm. Điển hình như trực tràng căng cứng và đau nhức, cảm thấy chóng mặt hay choáng váng. Nguy hiểm hơn, tình trạng chảy máu trực tràng trở nên nghiêm trọng có thể khiến mẹ bầu ngất xỉu.

Bà bầu đi ngoài ra máu có sao không?

Tình trạng đi ngoài ra máu ở bà bầu là vấn đề cần chú ý theo dõi sát sao. Bởi đây chính là hiện trạng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thai kỳ. 

Nếu bà bầu chỉ bị đi ngoài ra máu trong khoảng 1 – 2 ngày, sau đó tự hết thì được coi là bình thường và không đáng quan ngại. Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài sẽ khiến nhiều vấn đề phát sinh.

Máu ra nhiều và kéo dài sẽ khiến mẹ bầu gặp phải tình trạng thiếu máu, mệt mỏi… Lúc này, lượng máu sẽ không cung cấp đủ cho sự phát triển của thai nhi khiến trẻ bị còi cọc, nhẹ cân, suy dinh dưỡng khi sinh ra.

Mẹ bầu hãy thận trọng hơn khi tình trạng đi ngoài ra máu là do táo bón. Nhất là ở những tuần đầu mang thai. Bởi lúc này thai nhi chưa bám chắc vào tử cung, việc cố gắng mót rặn để đại tiện có thể khiến bà bầu đối diện với nguy cơ sảy thai.

Vấn đề sẽ càng nghiêm trọng hơn khi đi ngoài ra máu ở bà bầu là do chảy máu trực tràng. Lúc này việc thăm khám để tìm ra bệnh lý liên quan là cần thiết nhất. Để lâu mẹ bầu sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng cả mẹ và thai nhi.

Cách xử lý an toàn cho bà bầu bị đi ngoài ra máu

Thai kỳ chính là giai đoạn rất nhạy cảm, chính vì thế để khắc phục các vấn đề sức khỏe cũng sẽ khó khăn hơn. Bởi việc điều trị không đúng phương pháp không chỉ ảnh hưởng đến mẹ mà còn nguy hiểm đến thai nhi.

Khi bị đi ngoài ra máu, tốt nhất mẹ bầu nên đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám khi:

  • Tình trạng không tự cải thiện sau 1 – 2 ngày
  • Hậu môn có dấu hiệu nứt lớn, đau rát
  • Máu chảy ra quá nhiều
  • Tình trạng chóng mặt, mệt mỏi, chán ăn đi kèm
có thai đi ngoài ra máu
Việc thăm khám bác sĩ là cần thiết giúp bà bầu kiểm soát tốt hơn tình trạng đi ngoài ra máu

Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện các thủ thuật y khoa chuyên sâu để chẩn đoán chính xác bệnh. Từ đó có thể đưa ra được phác đồ chữa trị phù hợp nhất.

Ngoài ra, tình trạng đi ngoài ra máu cũng có thể được cải thiện tốt khi bà bầu chú ý đến các vấn đề sau đây:

1. Giảm áp lực cho vùng bụng

Việc giảm áp lực cho vùng bụng cũng sẽ khiến bà bầu đại tiện được dễ dàng hơn. Đồng thời còn giúp giảm tình trạng đi ngoài ra máu khi tĩnh mạch trực tràng và hậu môn bị tổn thương.

Các mẹ bầu có thể ngồi xổm khi đi vệ sinh để làm giảm áp lực cho vùng bụng. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên vận động nhẹ nhàng, tránh ngồi một chỗ quá lâu. Một số bài tập thể dục nhẹ như yoga, đi bộ… cũng rất phù hợp với mẹ bầu lúc này.

2. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Bà bầu cần điều chỉnh ngay chế độ ăn khi bị đi ngoài ra máu. Bởi chế độ ăn uống tác động rất nhiều đến hoạt động của hệ tiêu hóa.

Các loại thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp cải thiện chức năng của đại tràng để giúp bình thường hóa trạng thái phân cũng như số lần đi tiêu. Rau xanh, gạo nâu, táo lê, chuối, mâm xôi… là những thực phẩm nên được các mẹ bổ sung vào khẩu phần ăn.

Bên cạnh đó, các mẹ cần tránh các thực phẩm khiến hoạt động của hệ tiêu hóa chịu nhiều áp lực. Điển hình nhất là thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật, đồ chế biến sẵn…

mang thai đi ngoài ra máu
Mẹ bầu cần bổ sung đủ nước cho cơ thể và điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh

Việc ăn uống lành mạnh không chỉ hỗ trợ hoạt động tiêu hóa mà còn giúp bà bầu ngăn ngừa hiệu quả tình trạng táo bón.

3. Uống nhiều nước

Hoạt động của hệ tiêu hóa cũng sẽ trở nên hiệu quả hơn khi bạn bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể. Khi đang bị đi ngoài ra máu, bà bầu cần chú ý bổ sung đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày. 

Việc uống đủ nước đặc biệt quan trọng hơn khi mẹ bầu đang mắc chứng táp bón hay bị bệnh trĩ. Bù đủ nước sẽ kích thích quá trình chuyển hóa. Từ đó giúp việc đại tiện trở nên dễ dàng hơn.

4. Thiết lập thói quen đại tiện theo giờ

Đây cũng là một trong những cách giúp bà bầu hạn chế tình trạng đi ngoài ra máu. Buổi sáng khi thức dậy là thời gian được cho là phù hợp nhất để đại tiện.

Việc đại tiện theo một khung giờ nhất định được cho là có thể làm giảm áp lực cho trực tràng và hậu môn. Ngoài ra, các mẹ cũng chú ý không nên nhịn đại tiện. Bởi có thể khiến cho hệ tiêu hóa hoạt động kém đi và gây áp lực cho tĩnh mạch trực tràng cũng như hậu môn.

Xem thêm:Mẹ bầu chia sẻ về hành trình thoát khỏi bệnh trĩ – Kỳ tích nhờ phương thuốc cổ truyền

5. Vệ sinh hậu môn

Vấn đề này cần được đặc biệt quan tâm khi các bà bầu bị nứt kẽ hậu môn hay mắc bệnh trĩ. Việc vệ sinh hậu môn đúng cách có thể ngăn ngừa việc hình thành các ổ áp xe khiến hậu môn nóng rát sưng đỏ. Nặng nề hơn là có thể kèm theo các ổ mủ cùng tình trạng viêm nhiễm lan trên diện rộng.

Bà bầu có thể dùng lá diếp cá đun với nước để vệ sinh hậu môn. Thành phần Isoquercetin và Quercetin có trong diếp các sẽ giúp củng cố thành mạch, sát khuẩn cũng như kháng viêm.

Nếu tình trạng đi ngoài ra máu không thể tự hết trong vài ngày thì mẹ bầu nên đi khám bác sĩ ngay. Tuyệt đối không được chủ quan để tránh những hệ lụy nguy hiểm phát sinh ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ.

Hướng dẫn bài tập giúp đánh bay táo bón và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả nhanh

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Ngày đăng 11:22 - 13/06/2022 - Cập nhật lúc: 11:44 - 07/02/2023
Chia sẻ:
Thăng trĩ Dưỡng huyết thang được nghiên cứu và bào chế bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu về YHCT, từ 100% thành phần thảo dược thiên nhiên. Nhờ cơ chế "tác động kép" có 1 không 2, bài thuốc đã chữa khỏi cho hàng ngàn trường hợp bệnh trĩ khác nhau trên khắp cả nước.
Thuốc bơm trị táo bón loại nào tốt? Cách sử dụng và lưu ý

Thuốc bơm trị táo bón có tác dụng tăng nhu động ruột, làm mềm phân và giảm áp lực lên…

Thuốc Bôi + Đặt Trĩ Của Nhật – Đây Là 5 Loại Tốt Nhất Hiện Nay

Trĩ (lòi dom) là thuật ngữ đề cập đến tình trạng tĩnh mạch hậu môn - trực tràng bị phình…

Mô phỏng hậu môn một người bị bệnh trĩ Bà bầu bị trĩ sinh thường có an toàn cho mẹ và con không?

Đây là câu hỏi của hầu hết các mẹ bầu. Tuy nhiên, để trả lời câu hỏi bà bầu bị…

trị táo bón cho trẻ 3 tuổi Cách trị táo bón cho trẻ 3 tuổi qua ăn uống, sinh hoạt, thuốc

Làm thế nào để trị táo bón cho trẻ 3 tuổi là vấn đề luôn được nhiều bậc cha mẹ…

Thuốc Bôi Trĩ Cho Trẻ Em Loại Nào Tốt & Lưu Ý Khi Dùng

Thuốc bôi trĩ cho trẻ em có tác dụng làm giảm nhanh chóng các triệu chứng khó chịu của bệnh…

Bình luận (1)

  1. Sơn Thị Nhung
    Sơn Thị Nhung says: Trả lời

    Bà bầu đi câu ra máu có ảnh hưởng đến bé không

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua