Bà bầu đau bụng đi ngoài có sao không, làm sao điều trị?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Trong thời kỳ mang thai, bà bầu rất dễ gặp phải tình trạng đau bụng đi ngoài. Đây là vấn đề bình thường dễ khắc phục nhưng đôi khi có thể là biểu hiện của các bệnh lý cần quan tâm đúng cách. Bà bầu nên chú ý để tránh những ảnh hưởng lên sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của bé.

bà bầu bị đau bụng đi ngoài
Những thay đổi bất thường trong thai kỳ rất dễ khiến bà bầu bị đau bụng đi ngoài

Nguyên nhân khiến bà bầu bị đau bụng đi ngoài

Mang thai là thời kỳ nhạy cảm, bà bầu thường có những thay đổi nhất định trong cơ thể. Điều này có thể làm tăng nguy cơ gặp phải một số vấn đề sức khỏe bất thường, phải kể đến là tình trạng đau bụng đi ngoài.

Bà bầu bị đau bụng đi ngoài có thể gặp phải một số triệu chứng khác đi kèm như đầy bụng, cơ thể mệt mỏi. Vấn đề này có thể xuất hiện do một vài nguyên nhân sau:

1. Do thực phẩm không đảm bảo

Đây là một trong những nguyên nhân liên quan đến tình trạng đau bụng đi ngoài ở bà bầu. Dung nạp các loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, ôi thiu hay bảo quản không tốt sẽ khiến hệ tiêu hóa bị kích ứng. 

Bên cạnh đó, trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu thường có xu hướng thèm ăn nhiều thứ. Đây là nguyên nhân khiến các mẹ không kiểm soát trong việc lựa chọn đồ ăn. Các thức ăn không đảm bảo vệ sinh sẽ kéo theo vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, bà bầu dễ gặp phải tình trạng đau bụng, đi ngoài ra phân lỏng.

2. Do nhiễm trùng

Sự xâm nhập của một số loại vi khuẩn và virus vào hệ tiêu hóa cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau bụng đi ngoài ở bà bầu. Thường gặp nhất là vi khuẩn E.Coli, Rotavirus và Salmonella.

Triệu chứng dễ gặp khi bị các loại virus, vi khuẩn này tấn công là đau bụng, đi ngoài trong khoảng một vài ngày. Sốt và nôn cũng là những dấu hiệu có thể kèm theo. 

3. Không dung nạp Lactose

Rất nhiều chị em có cơ địa không dung nạp lactose. Đây là nguyên nhân khiến bà bầu gặp vấn đề về tiêu hóa khi sử dụng các thực phẩm có chữa lactose.

Đặc biệt, khi mang thai các chị em đa phần đều sử dụng sữa dành cho bà bầu. Lượng đường lactose có trong sữa sẽ không được phân hủy mà chuyển xuống ruột già. Các loại vi khuẩn có trong ruột già sẽ phân hủy lactose thành chất lỏng và khí. Từ đó, cơ thể bà bầu sẽ xuất hiện một số triệu chứng về hệ tiêu hóa, điển hình như đau bụng, đầy hơi, đi ngoài.

4. Các nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân được đề cập trên đây, bà bầu có thể bị đau bụng đi ngoài do các yếu tố khác cùng cộng hưởng kích hoạt. Chúng có thể bao gồm:

  • Sự thay đổi của các hormone trong thai kỳ, phải kể đến là hormone progesterone.
  • Cơ thể bà bầu nhạy cảm với một số loại thức ăn mới
  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng đột ngột
  • Các bệnh đường tiêu hóa: Hội chứng ruột kích thích, viêm loét đại tràng, bệnh Celiac, bệnh Crohn…
  • Uống quá nhiều nước hay ăn trái cây có nước nhiều
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị
bà bầu bị đau bụng đi ngoài có sao không
Đau bụng đi ngoài có thể là tác dụng phụ khi mẹ bầu sử dụng các loại thuốc điều trị

Bà bầu bị đau bụng đi ngoài có sao không?

Mặc dù là vấn đề phổ biến nhưng nếu kéo dài và thường xuyên diễn ra thì tình trạng đau bụng đi ngoài cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe thai kỳ. Đặc biệt, đi ngoài ra phân lỏng trên 3 lần/ngày sẽ khiến bà bầu bị mất nước và điện giải. Nếu không can thiệp kịp thời sẽ gây ra những vấn đề nghiêm trọng.

Ngoài ra, đau bụng đi ngoài còn khiến bà bầu mệt mỏi, chán ăn. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi, thai nhi có thể bị chậm phát triển, suy dinh dưỡng ngay khi còn ở trong bụng mẹ.

Bà bầu bị đau bụng đi ngoài điều trị như thế nào?

Tình trạng đau bụng đi ngoài ở bà bầu thông thường có thể cải thiện sau một vài ngày nếu xử lý đúng cách. Nếu không may gặp phải vấn đề này, các mẹ có thể áp dụng các biện pháp dưới đây:

1. Bổ sung nước

Mặc dù việc uống quá nhiều nước là nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng đi ngoài nhưng khi tình trạng này đã xuất hiện thì các mẹ lại cần chú ý bổ sung nước. Đặc biệt là khi gặp tình trạng đi ngoài ra phân lỏng hay tóe nước. Bởi lúc này cơ thể bà bầu đang bị mất đi một lượng nước và chất điện giải lớn.

Ngoài việc uống nước lọc, bà bầu có thể sử dụng nước ép trái cây hay nước trà. Có thể dùng oresol theo hướng dẫn từ nhân viên y tế để bù nước và điện giải khi cần thiết. Tuyệt đối không uống nước ngọt hay thức uống chứa cồn để thay thế.

2. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Nếu bị đau bụng đi ngoài khi đang mang thai, bà bầu cần chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống để khắc phục tình hình. Ngoài ra, chế độ ăn phù hợp còn giúp ngăn ngừa hiện tượng tái diễn của các triệu chứng.

Nên ăn các loại thực phẩm sau:

  • Thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao: gạo, khoai lang, ngũ cốc…
  • Thực phẩm giàu chất đạm: đậu nành, trứng, thịt trắng…
  • Sữa chua và các chế phẩm có chứa lợi khuẩn probiotic
  • Rau xanh, trái cây tươi

Cần tránh các thực phẩm sau:

  • Sữa và chế phẩm sữa như bơ, phô mai, kem…
  • Đường tinh luyện
  • Thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ
  • Thực phẩm chưa chín kỹ, rau sống
  • Chocolate và cafein
  • Rượu bia, nước ngọt có gas
  • Các loại thực phẩm dễ gây đầy hơi: bắp cải, súp lơ xanh, trái cây khô, đào, lê…

Xem thêm: Điều trị tiêu chảy do hội chứng ruột kích thích bằng bài thuốc bí truyền đặc hiệu của người dân tộc Tày

3. Dùng các nguyên liệu tự nhiên

Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên là biện pháp an toàn, hiệu quả có thể đáp ứng tốt khi bà bầu bị đau bụng đi ngoài. Dưới đây là những phương pháp phổ biến:

Sử dụng đọt ổi non:

Đây là cách được áp dụng từ rất lâu đời. Đọt ổi non có vị chát, tính kháng khuẩn tốt nên có thể ức chế các vấn đề tiêu hóa liên quan đến tình trạng viêm nhiễm. Bên cạnh đó, đọt ổi non còn có khả năng làm co mạch, giảm kích thích ruột. Từ đó có thể đáp ứng triệu chứng đau bụng, đi ngoài.

Thực hiện:

  • Chuẩn bị 4 – 5 đọt ổi non
  • Đem rửa sạch rồi nhai trực tiếp với chút muối hạt
  • Bà bầu chú ý chỉ nuốt phần nước và đem bỏ bã

Uống trà gừng:

Cách này cũng được rất nhiều bà bầu áp dụng khi bị đau bụng đi ngoài. Gừng có vị cay, tính ấm, tác dụng kháng khuẩn tốt. Rất phù hợp khi bạn bị đau bụng do dung nạp các loại thực phẩm không đảm bảo.

Thực hiện: 

  • Chuẩn bị 1 miếng gừng tươi
  • Đem rửa sạch rồi nướng lên
  • Cạo vỏ và rửa lại lần nữa cho sạch rồi dùng dao thái lát mỏng
  • Cho vào 150ml nước sôi hãm uống như nước trà bình thường

Uống trà hoa cúc:

Trà hoa cúc từ lâu đã được biết đến với công dụng cầm tiêu chảy tốt. Cách này rất an toàn, lành tính có thể đáp ứng với triệu chứng đau bụng đi ngoài ở bà bầu. Ngoài ra, trà hoa cúc còn có tác dụng chống co thắt, rất phù hợp với những người mắc hội chứng ruột kích thích.

chữa đau bụng đi ngoài cho bà bầu
Uống trà hoa cúc có thể giúp đẩy lùi chứng đau bụng đi ngoài khi mang thai

Thực hiện:

  • Cần có 1 muỗng cà phê hoa cúc cùng vài lá bạc hà
  • Hãm hoa cúc và bạc hà trong 150ml nước sôi khoảng 15 phút
  • Chờ cho trà ấm rồi uống trực tiếp

Sử dụng lá mơ lông:

Theo các tài liệu Đông y, lá mơ lông có tác dụng sát khuẩn chống viêm tốt. Chính vì thế mà từ lâu đã được sử dụng trong điều trị chứng đau bụng đi ngoài. Loại nguyên liệu này cũng rất an toàn khi sử dụng cho các bà bầu.

Thực hiện:

  • Cần có 1 nắm lá mơ lông và 1 quả trứng gà
  • Lá mơ lông đem rửa sạch rồi thái nhỏ
  • Cho vào bát rồi đập trứng gà vào rồi thêm chút muối và đánh đều
  • Đem chưng hoặc nướng rồi ăn sẽ thấy tác dụng nhanh chóng

Khi nào nên thăm khám bác sĩ?

Trong một số trường hợp, tình trạng đau bụng đi ngoài có thể khiến bà bầu gặp phải các vấn đề nguy hiểm. Cần chú ý thăm khám khi:

  • Đi ngoài phân lỏng trên 5 lần 1 ngày
  • Triệu chứng không được cải thiện sau vài ngày
  • Tình trạng đau bụng kích hoạt ở mức dữ dội, khó kiểm soát
  • Có triệu chứng mất nước nghiêm trọng: môi miệng khô, nước tiểu sậm màu, khát nước liên tục, đau đầu, chóng mắt…

Nếu tình trạng đau bụng đi ngoài kích hoạt do các vấn đề bệnh lý, bác sĩ sẽ thăm khám. Tùy thuộc vào mức độ bệnh mà phác đồ điều trị phù hợp sẽ được chỉ định cho bà bầu.

Bà bầu không nên quá lo lắng khi bị đau bụng đi ngoài trong khoảng thời gian mang thai. Chỉ cần can thiệp đúng cách và thăm khám kịp thời thì các vấn đề rủi ro sẽ không có cơ hội phát sinh.

VTV2 Sống khỏe mỗi ngày đồng hành cùng bệnh nhân tìm kiếm giải pháp điều trị đau bụng tiêu chảy do viêm đại tràng mãn tính

Bạn có thể tìm hiểu thêm 

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Ngày đăng 13:35 - 13/06/2022 - Cập nhật lúc: 11:23 - 07/02/2023
Chia sẻ:
Vắc xin tiêu chảy Rota giá bao nhiêu? Lịch uống & thông tin cần biết

Vacxin tiêu chảy Rota có tác dụng chống lại virus Rota gây ra bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh…

tiêu chảy cấp nên ăn gì Tiêu chảy cấp nên ăn gì tuyệt đối phải tuân thủ theo bác sĩ

Tiêu chảy cấp là bệnh đường tiêu hóa dễ gặp, vấn đề ăn uống không đảm bảo thường là tác…

Bị tiêu chảy nên ăn gì & không nên ăn gì nhanh khỏi, phục hồi?

Khi bị tiêu chảy nên ăn gì, kiêng gì là một yếu tố rất quan trọng giúp bạn nhanh chóng…

Tiêu chảy rota là bệnh thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi Tiêu chảy rota có lây không, làm sao điều trị, phòng ngừa?

Tiêu chảy rota là một bệnh thường gặp, nhất là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Theo thống kê,…

Đau bụng đi ngoài buồn nôn là bệnh gì và cách chữa dứt điểm

Trong hầu hết các trường hợp đau bụng đi ngoài buồn nôn là dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua