Bà bầu bị đau dạ dày phải làm sao để giảm đau an toàn?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Khi cơn đau dạ dày phát sinh, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau và một số loại thuốc ức chế bơm proton để cải thiện. Tuy nhiên hầu hết những loại thuốc này đều không phù hợp với phụ nữ mang thai. Vậy bà bầu bị đau dạ dày phải làm sao để giảm đau an toàn?

bà bầu bị đau dạ dày phải làm sao
Bà bầu bị đau dạ dày phải làm sao để giảm đau an toàn?

Vì sao phụ nữ mang thai dễ bị đau dạ dày?

Mang thai là thời điểm cơ thể phụ nữ có nhiều sự thay đổi. Sự thay đổi đột ngột này chính là nguyên nhân phát sinh nhiều vấn đề sức khỏe – trong đó có triệu chứng đau dạ dày.

Đau dạ dày khi mang thai còn đi kèm với một số triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, ợ chua, khó tiêu, đầy bụng, chán ăn,… Phần lớn các triệu chứng này đều có xu hướng thuyên giảm sau khi cơ thể đã thích nghi với các thay đổi sinh lý.

Tuy nhiên tình trạng tiêu hóa kém và chán ăn kéo dài có thể gây suy nhược và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

bà bầu bị đau dạ dày phải làm sao
Đau dạ dày ở phụ nữ mang thai có thể do ốm nghén, căng thẳng, sự giãn nở của tử cung,…

Các nguyên nhân phổ biến gây đau dạ dày ở sản phụ, bao gồm:

  • Ốm nghén: Ốm nghén hay còn gọi là chứng nôn nghén, buồn nôn khi mang thai. Tình trạng này thường xảy ra từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 16 thai kỳ. Khi sản phụ nôn mửa quá nhiều, lượng thức ăn tồn đọng dạ dày thường ít và kích thích quá trình sản xuất acid dịch vị. Điều này gây kích thích niêm mạc dạ dày và làm phát sinh cơn đau thượng vị.
  • Căng thẳng quá mức: Làm mẹ lần đầu tiên có thể khiến nữ giới căng thẳng và lo âu. Nếu tâm lý này kéo dài, bà bầu dễ gặp phải tình trạng đau dạ dày, khó tiêu, mệt mỏi và chán ăn.
  • Do thai nhi phát triển: Khi thai nhi phát triển, tử cung buộc phải giãn nở để có đủ không gian cho bào thai. Sự tăng trưởng nhanh chóng của thai nhi có thể khiến dạ dày bị chèn ép, dẫn đến tình trạng thức ăn ứ đọng và khó tiêu.
  • Thói quen ăn uống: Khi mang thai, phụ nữ rất dễ thèm các đồ ăn chua như xoài, cóc, ổi, mận,… Lượng acid từ những thực phẩm này có thể khiến dạ dày tăng sản xuất dịch vị và gây tổn thương niêm mạc.

Đau đạ dày kéo dài có thể khiến bà bầu khó chịu, mệt mỏi, ăn không ngon, thường xuyên buồn nôn,… và ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi. Vì vậy phụ nữ mang thai nên thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục triệu chứng này.

Bà bầu bị đau dạ dày phải làm sao?

Đau dạ dày thường được khắc phục bằng cách sử dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng acid, thuốc ức chế bơm proton,… Tuy nhiên những loại thuốc này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi và làm phát sinh một số tác dụng không mong muốn.

Vì vậy sản phụ chỉ nên áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà để làm giảm mức độ và tần suất của triệu chứng này. Các biện pháp bạn có thể áp dụng, bao gồm:

1. Dành thời gian nghỉ ngơi

Sự thay đổi nhanh chóng về nồng độ hormone và cơ quan sinh lý trong cơ thể là nguyên nhân khiến sản phụ mệt mỏi, căng thẳng và chán ăn. Vì vậy trong thời gian đầu mới mang thai, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi nhằm thư giãn, loại bỏ mệt mỏi và tạo điều kiện cho cơ thể quen dần với các thay đổi đột ngột.

bà bầu bị đau dạ dày phải làm sao
Nghỉ ngơi giúp loại bỏ căng thẳng, mệt mỏi và làm giảm triệu chứng đau dạ dày

Ngoài ra việc nghỉ ngơi hợp lý còn giúp bạn giảm căng thẳng và lo âu quá mức. Nếu không thể loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực, bạn có thể chia sẻ với bạn đời và người thân trong gia đình để cảm thấy dễ chịu hơn.

2. Tập luyện các động tác nhẹ nhàng

Thức ăn có thể ứ đọng tại dạ dày do sự giãn nở của tử cung. Nếu tình trạng này kéo dài, bà bầu có thể gặp phải tình trạng đau dạ dày, khó tiêu, đầy hơi,…

bà bầu bị đau dạ dày phải làm sao
Tập các động tác nhẹ nhàng có thể kích thích nhu động ruột và tăng cường chức năng tiêu hóa của dạ dày

Với những trường hợp, bạn có thể luyện tập các động tác nhẹ nhàng để tăng cường nhu động ruột, thúc đẩy chức năng tiêu hóa của dạ dày và hỗ trợ làm giảm các triệu chứng nói trên. Ngoài ra hoạt động thể chất hợp lý còn cải thiện độ dẻo dai, linh hoạt của xương chậu và giảm triệu chứng đau nhức xương khớp vào những tháng cuối thai kỳ.

3. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của dạ dày và đường ruột. Vì vậy bạn có thể làm giảm cơn đau dạ dày khi mang thai bằng cách xây dựng chế độ ăn hợp lý.

bà bầu bị đau dạ dày phải làm sao
Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học có thể cải thiện các triệu chứng khó chịu ở cơ quan tiêu hóa
  • Nên chia nhỏ bữa ăn để giảm áp lực lên dạ dày, từ đó cải thiện triệu chứng đau thượng vị, đầy hơi, khó tiêu,…
  • Không nên ăn quá no hoặc để bụng quá đói. Thay vào đó nên ăn một lượng thức ăn vừa đủ để dạ dày có khả năng tiêu hóa.
  • Giảm thu nạp các thực phẩm chứa acid, thực phẩm giàu chất béo bão hòa, thức ăn chế biến sẵn hoặc chứa gia vị cay nóng.
  • Nên cân bằng thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn để giúp thai nhi phát triển toàn diện.
  • Chế biến thức ăn dạng mềm, lỏng và dễ tiêu hóa để tránh kích thích dạ dày và làm phát sinh cơn đau.
  • Không sử dụng rượu bia, đồ uống chứa cồn, nước ép họ cam quýt, cà phê, bạc hà,…
  • Hạn chế sử dụng đồ ăn sống – ngay cả rau xanh. Vi khuẩn từ thức ăn có thể gây rối loạn tiêu hóa và ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
  • Nên ăn chậm nhai kĩ để hạn chế cơn đau dạ dày.
  • Bổ sung rau xanh để kiềm hóa acid dịch vị và tránh tình trạng táo bón do khó tiêu.
  • Uống đủ 2.5 – 3 lít/ ngày để thanh lọc cơ thể và kích thích nhu động ruột.
  • Có thể trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng chế độ ăn theo từng giai đoạn phát triển của bào thai.

4. Áp dụng các biện pháp giảm đau tại nhà

Các biện pháp nêu trên chỉ có tác dụng giảm đau nếu duy trì trong một thời gian nhất định. Vì vậy để giảm cơn đau dạ dày cấp tốc, bạn có thể áp dụng một số cách sau:

bà bầu bị đau dạ dày phải làm sao
Uống trà gừng ấm có thể làm giảm viêm, chống buồn nôn và khắc phục cơn đau thượng vị
  • Trà gừng: Gừng có tác dụng chống buồn nôn và giảm viêm nhanh chóng. Vì vậy bạn có thể uống trà gừng ấm để cải thiện cơn đau dạ dày và triệu chứng buồn nôn trong thời gian mang thai.
  • Sử dụng tinh bột nghệ: Hoạt chất chống oxy hóa Curcumin trong nghệ có tác dụng trung hòa dịch vị và phục hồi các niêm mạc bị viêm loét. Hơn nữa, nghệ còn có khả năng ức chế vi khuẩn Hp sinh sống trong dạ dày. Để giảm cơn đau, bạn có thể dùng 2 thìa bột nghệ hòa tan với nước ấm.
  • Ăn bánh mì: Với đặc tính khô và háo nước, bánh mì có khả năng hút dịch vị dư thừa ở bên trong dạ dày. Do đó ăn bánh mì khi cơn đau thượng vị phát sinh có thể cải thiện triệu chứng này.

Ngoài ra, bạn cũng có thể uống nước muối ấm, chườm nóng, massage bụng,… để làm giảm cơn đau dạ dày trong thời gian mang thai.

5. Chủ động tìm gặp bác sĩ

Đau dạ dày khi mang thai có thể là dấu hiệu của các vấn đề về cơ quan tiêu hóa, tiền sản giật, thai chết lưu và một số vấn đề nghiêm trọng khác. Vì vậy nếu nhận thấy triệu chứng này không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán và khắc phục kịp thời.

bà bầu bị đau dạ dày phải làm sao
Chủ động thăm khám nếu cơn đau dạ dày không có dấu hiệu thuyên giảm

Trong trường hợp đau dạ dày do các vấn đề ở cơ quan tiêu hóa, bác sĩ có thể cân nhắc và chỉ định loại thuốc điều trị an toàn với phụ nữ mang thai. Nếu triệu chứng khởi phát do những nguyên nhân nghiêm trọng, bác sĩ sẽ tiến hành khắc phục để dự phòng các biến chứng nguy hiểm.

Bài viết đã cung cấp một số thông tin có liên quan đến vấn đề “Bà bầu bị đau dạ dày phải làm sao?”. Tuy nhiên thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Để được thăm khám và tư vấn điều trị cụ thể, bạn có thể liên hệ trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa.

Thông tin hữu ích

Ngày đăng 09:13 - 02/07/2023 - Cập nhật lúc: 12:10 - 03/07/2023
Chia sẻ:
Thuốc Tumegas
Thuốc Tumegas là dược phẩm có nguồn gốc từ thực vật được bào chế và phân phối bởi Công ty Cổ phần Dược Hà Tĩnh. Thuốc thường được chỉ định cho…
Gasso Max Gasso Max Có Tác Dụng Gì? Giá Bán, Cách Dùng, Review

Gasso Max là viên uống thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng khó tiêu, ợ…

Bệnh Trào Ngược Dạ Dày Gây Đau Lưng Và Cách Xử Lý

Tình trạng trào ngược dạ dày gây đau lưng có thể trở nên nghiêm trọng và lan tỏa ra các khu vực…

Xét nghiệm vi khuẩn hp dương tính có nguy hiểm không?

Kết quả xét ngiệm dương tính vi khuẩn Hp cho biết bạn đã bị nhiễm vi khuẩn HP trong dạ…

Thuốc Maalox: Công Dụng, Cách Dùng Và Giá Bán

Thuốc Maalox thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén nhai. Nhờ thành phần…

7 Bài Thuốc Dân Gian Điều Trị Viêm Hang Vị Dạ Dày [Kinh Nghiệm Hay]

Điều trị viêm hang vị dạ dày bằng các bài thuốc dân gian là phương pháp đơn giản, lành tính,…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua