Áp Xe Răng Có Tự Khỏi Không? Biện Pháp Chữa Dứt Điểm

“Áp xe răng có tự khỏi không?” là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Bệnh lý là tình trạng nhiễm trùng cấp tính, nếu không được kiểm soát kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Theo nhận định của bác sĩ nha khoa, áp xe răng không thể tự khỏi mà cần can thiệp điều trị sớm.

Áp xe răng có nguy hiểm không?

Áp xe răng (nhiễm trùng răng) là thuật ngữ đề cập đến túi mủ chứa vi khuẩn, tế bào bạch cầu, dịch,… hình thành xung quanh chân răng hoặc nha chu. Bệnh lý xuất hiện khi vi khuẩn trong khoang miệng sinh sôi quá mức. Áp xe răng thường là hệ quả của bệnh sâu răng tiến triển, lan rộng đến tủy răng và gây viêm nhiễm ở cơ quan này.

áp xe răng
Áp xe răng là bệnh nha khoa có mức độ nặng, cần được kiểm soát sớm

Người bị áp xe răng có thể tự nhận biết qua các triệu chứng, biểu hiện lâm sàng như răng bị nhiễm trùng đau nhức đột ngột, nhạy cảm với nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, quan sát thấy cục u màu đỏ, chân răng suy yếu, nhô cao và dễ lung lay, gãy rụng. Ngoài ra, người bệnh có thể bị sốt, sưng mặt, chán ăn, cơ thể mệt mỏi, suy nhược,…

Áp xe răng là bệnh nha khoa có mức độ nặng, nếu không được kiểm soát sớm, vi khuẩn sẽ lan sang các cơ quan lân cận và cơ quan xa, thậm chí là toàn thân. Từ đó gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng.

Một số biến chứng nặng nề do áp xe răng gây ra, bao gồm:

  • Viêm mô tế bào
  • Nhiễm trùng máu
  • Viêm tủy răng
  • Mất răng
  • Huyết khối xoang hang
  • Áp xe họng
  • Viêm nội tâm mạc
  • Viêm màng não 

Bệnh áp xe răng có tự khỏi không?

Về thắc mắc “Bệnh áp xe răng có tự khỏi không?” các bác sĩ nha khoa nhận định bệnh lý không thể tự khỏi. Trong nhiều trường hợp bị vỡ áp xe răng, mủ tràn ra khoang miệng và cơn đau dần thuyên giảm khiến nhiều người bệnh nghĩ rằng bệnh đã được kiểm soát.

Tuy nhiên, vỡ áp xe răng là tình trạng khẩn cấp, cần được xử lý nhanh chóng. Bởi vi khuẩn trong ổ mủ sẽ lây lan sang các cơ quan lân cận và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm. 

áp xe răng ở mức độ nặng
Áp xe răng không thể tự khỏi mà bắt buộc can thiệp điều trị

Áp xe răng chỉ được kiểm soát khi được can thiệp y tế. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương, vị trí áp xe và tình trạng sức khỏe, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Hầu hết các trường hợp bị áp xe sẽ được xử lý khẩn cấp thông qua kỹ thuật chích rạch dẫn lưu mủ trong ổ áp xe. Sau đó, căn cứ vào nguyên nhân khởi phát, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.

Như vậy, áp xe răng không thể tự khỏi, ngược lại tình trạng nhiễm trùng răng có thể tiến triển nặng, lan rộng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, ngay khi nhận thấy các biểu hiện bệnh lý, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để được chẩn đoán và xử lý đúng cách.

Các phương pháp điều trị dứt điểm áp xe răng 

Phương pháp điều trị áp xe răng được chỉ định dựa vào kết quả chẩn đoán. Cụ thể, căn cứ vào vị trí răng áp xe, tình trạng ổ áp xe, tiền sử bệnh lý và nhiều yếu tố khác, bác sĩ sẽ lên kế hoạch điều trị phù hợp. Đối với những trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ, bệnh sẽ dễ kiểm soát và có thời gian điều trị nhanh hơn so với áp xe răng tiến triển nặng.

Điều trị bệnh ở mức độ nhẹ

Trường hợp áp xe răng mới xuất hiện, túi mủ nhỏ và các biểu hiện lâm sàng chưa quá rõ rệt, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị bảo tồn, không can thiệp xâm lấn nhằm giảm tình trạng đau đớn, đồng thời tạo điều kiện cho mô nướu phục hồi nhanh chóng. 

Súc miệng với nước muối sinh lý

nước muối sinh lý
Súc miệng với nước muối sinh lý giúp cải thiện các triệu chứng do bệnh lý gây ra

Trước tiên, người bệnh sẽ được hướng dẫn sử dụng nước muối sinh lý để làm sạch răng miệng. Nước muối sinh có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, hạn chế sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong khoang miệng. Bên cạnh đó, dung dịch này còn có tác dụng làm dịu cơn đau nhức tại răng bị áp xe, đồng thời hỗ trợ phục hồi vùng nướu bị tổn thương.

Trong thời gian điều trị bệnh, bác sĩ khuyến khích bệnh nhân súc miệng với nước muối sinh lý từ 4 – 5 lần ngày, đặc biệt là sau khi ăn. Sau khi bệnh được kiểm soát, bạn nên duy trì thói quen này từ 2 – 3 lần/ ngày sau khi chải răng để phòng ngừa áp xe răng tái phát cũng như các vấn đề răng miệng khác.

Sử dụng thuốc điều trị

Một số loại thuốc điều trị áp xe răng được bác sĩ chỉ định để cải thiện các triệu chứng lâm sàng, đồng thời kiểm soát tình trạng nhiễm trùng, ngăn ngừa vi khuẩn lan sang các cơ quan lân cận. Từ đó, hỗ trợ tích cực đến quá trình phục hồi mô nướu bị tổn thương. Thông thường, thời gian sử dụng thuốc sẽ kéo dài từ 5 – 14 ngày.

Dưới đây là các loại thuốc được dùng trong điều trị bệnh lý:

  • Thuốc giảm đau thông thường (Paracetamol)
  • Thuốc giảm đau, kháng viêm (Lysozyme Chloride, Celecoxib, Ibuprofen, Etoricoxib, Meloxicam,…)
  • Kháng sinh (Penicillin, Azithromycin, Clindamycin, Metronidazole,…)

Người bệnh tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về liều dùng và thời gian sử dụng thuốc. Việc tự ý sử dụng thuốc có thể khiến tình trạng nhiễm trùng lan rộng, gây khó khăn trong việc điều trị cũng như phát sinh tác dụng ngoại ý.

Tận dụng một số thảo dược tự nhiên

tinh dầu đinh hương
Thành phần có trong tinh dầu đinh hương tốt cho người bị áp xe răng

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng một số thảo dược tự nhiên có chứa thành phần, hoạt chất chống viêm, kháng khuẩn, lành thương để hỗ trợ điều trị áp xe răng. Mẹo này được đánh giá có độ an toàn cao, lành tính, phù hợp với nhiều đối tượng và hạn chế tác dụng phụ.

  • Súc miệng với nước sắc lá trầu không: Lá trầu không có có tác dụng giảm đau, chống viêm, sát khuẩn nhẹ, hỗ trợ tích cực vào quá trình điều trị áp xe răng. Cho vài lá trầu không tươi sau khi đã rửa sạch vào nồi cùng với lượng nước vừa đủ và đun sôi. Chờ nước nguội thì dùng súc miệng nhiều lần trong ngày.
  • Sử dụng dầu oliu: Trong dầu oliu có chứa eugenol tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và hỗ trợ phục hồi mô nướu bị tổn thương. Mẹo chữa này thường được áp dụng với bệnh áp xe răng ở trẻ em. Dùng một ít dầu oliu thoa đều lên răng bị áp xe từ 2 – 3 lần/ ngày để cải thiện triệu chứng bệnh.
  • Tinh dầu đinh hương giúp giảm đau: Tương tự với dầu oliu, trong tinh dầu đinh hương chứa hàm lượng eugenol dồi dào hỗ trợ làm giảm đau nhức, nhiễm trùng răng. Cho vài giọt tinh dầu đinh hương vào cốc nước ấm và dùng nước này để súc miệng. Mỗi ngày thực hiện đều đặn từ 2 – 3 lần.
  • Lá bạc hà cải thiện áp xe răng: Dùng nước sắc lá bạc hà súc miệng không chỉ có tác dụng làm sạch răng miệng, giảm đau nhức mà còn khắc phục hơi thở có mùi hôi do bệnh lý gây ra.

Kiểm soát áp xe răng ở mức độ nặng

Đối với bệnh áp xe răng ở mức độ nặng, túi mủ có kích thước lớn, răng bị hư hại nghiêm trọng và tủy răng bị viêm. Bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị chuyên sâu để kiểm soát tình trạng nhiễm trùng, ngăn ngừa các biến chứng phát sinh, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân.

Chích rạch áp xe răng

Trường hợp bị áp xe răng nặng đều được chỉ định chích rạch để dẫn lưu mủ trong ổ áp xe để khắc phục tình trạng đau nhức, đồng thời ngăn ngừa vi khuẩn lây lan đến các cơ quan khác. Kỹ thuật này được tiến hành bằng cách dùng dụng cụ chuyên dụng mở một đường nhỏ ở túi áp xe. Sau đó loại bỏ toàn bộ vi khuẩn, tế bào bạch cầu, dịch ra khỏi khoang miệng. Bác sĩ sẽ bơm rửa nhiều lần để đảm bảo không tồn đọng vi khuẩn trong răng bị áp xe.

Điều trị tủy

Điều trị tủy răng được chỉ định khi vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm ở cơ quan này. Tùy vào mức độ hư hại của tủy răng, bác sĩ sẽ loại bỏ một phần hoặc toàn bộ. Sau khi xử lý phần tủy bị viêm sẽ dùng vật liệu chuyên dụng hàn trám bảo vệ tủy và phục hồi chức năng sinh lý của răng.

điều trị tủy răng
Việc kiểm soát tủy răng bị tổn thương đóng vai trò quan trọng trong điều trị áp xe răng

Đối với trường hợp viêm tủy răng không hồi phục, sau khi trám bít tủy sẽ tiến hành mão sứ để bảo vệ răng thật, đồng thời đảm bảo chức năng ăn nhai. Bởi khi tủy răng chết, răng sẽ không được nuôi dưỡng. Sau một thời gian, răng sẽ suy yếu, dễ bị tổn thương, lúc này vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công và áp xe răng sẽ tái phát.

Việc kiểm soát tủy răng bị tổn thương đóng vai trò quan trọng trong điều trị áp xe răng. Trường hợp can thiệp điều trị sớm sẽ giúp bảo vệ răng thật, tủy răng có thể hồi phục và hạn chế phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Nhổ răng 

Nhổ răng được chỉ định khi răng bị áp xe bị hư hại hoàn toàn, không có khả năng phục hồi. Phương pháp này giúp loại bỏ ổ mủ trong răng, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng lan rộng sang các răng kế cận.

Đối với răng vĩnh viễn, sau khi nhổ sẽ phải can thiệp biện pháp phục hình răng để đảm bảo chức năng sinh lý và chức năng thẩm mỹ của răng. Do đó, sau khi vết thương phục hồi, bác sĩ sẽ tư vấn bệnh nhân cấy ghép Implant để có một chiếc răng mới.

Chăm sóc & Phòng ngừa áp xe răng 

Áp xe răng là bệnh lý nha khoa có mức độ nặng, khả năng tái phát cao khi gặp điều kiện thuận lợi. Do đó, trong và sau thời gian điều trị người bệnh cần thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc, phòng ngừa bệnh lý.

  • Vệ sinh răng miệng theo hướng dẫn của bác sĩ nha khoa như chải răng từ 2 – 3 lần/ ngày, sử dụng chỉ tơ nha khoa để làm sạch thức ăn thừa, đồng thời kết hợp với nước súc miệng sát khuẩn hoặc nước muối sinh lý.
  • Ưu tiên các món ăn mềm, lỏng như cháo, canh hầm, súp, hủ tiếu, bún,… trong thời gian điều trị bệnh để làm giảm áp lực lên mô nướu bị tổn thương
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, canxi, fluor,… giúp phục hồi sức khỏe, giảm suy nhược, tốt cho quá trình điều trị áp xe răng.
  • Bổ sung từ 2 – 2.5 lít nước/ ngày để cân bằng độ ẩm trong miệng, giảm sự phát triển quá mức của vi khuẩn và làm sạch răng miệng.
  • Hạn chế các món ăn chứa nhiều đường, bia rượu, thức uống chứa cồn, đồ ăn cay nóng và từ bỏ thói quen hút thuốc lá.
  • Từ bỏ các thói quen xấu ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng như nghiến răng, dùng răng cắn xé vật cứng,…
  • Tích cực điều trị dứt điểm các bệnh răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, trào ngược dạ dày,… là một trong những cách phòng ngừa áp xe răng hiệu quả.
  • Thăm khám sức khỏe răng miệng và lấy cao răng từ 3 – 6 tháng/ lần tùy vào tình trạng răng. Thói quen này giúp phát hiện sớm các bệnh nha khoa can thiệp điều trị kịp thời.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Áp xe răng có tự khỏi không?” cũng như phương pháp điều trị bệnh theo từng mức độ. Bệnh lý chỉ được kiểm soát khi can thiệp điều trị y tế. Để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần đến bệnh viện sớm để được xử lý đúng cách.

Có thể bạn quan tâm:

DỊCH VỤ NHA KHOA HOT

Ngày đăng 09:55 - 06/06/2023 - Cập nhật lúc: 17:39 - 07/06/2023
Chia sẻ:
Cách chữa áp xe răng tại nhà 10 Cách Chữa Áp Xe Răng Tại Nhà Xử Lý Nhanh Cơn Đau

Áp xe răng là một dạng nhiễm trùng khá nguy hiểm, dễ gây biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.…

Áp xe răng số 6, 7 Áp Xe Răng Số 6,7 Nên Làm Gì? Điều Trị, Khắc Phục Sao?

Răng số 6, 7 là 2 răng hàm lớn đảm nhiệm vai trò chính trong hoạt động ăn nhai. Tuy…

Chi Phí Điều Trị Áp Xe Răng Hết Bao Nhiêu? [Giá Hiện Nay] Chi Phí Điều Trị Áp Xe Răng Hết Bao Nhiêu? [Giá Hiện Nay]

“Chi phí điều trị áp xe răng hết bao nhiêu?” được nhiều người bệnh quan tâm. Hầu hết các trường…

Áp xe răng khôn Áp Xe Răng Khôn (Răng Số 8) Nguy Hiểm Không? [Giải Đáp]

Áp xe răng khôn (răng số 8) là một dạng nhiễm trùng răng khá phổ biến, xảy ra khi xung…

Vỡ Áp Xe Răng: Biểu Hiện và Các Phương Pháp Chữa Trị Vỡ Áp Xe Răng: Biểu Hiện và Các Phương Pháp Chữa Trị

Vỡ áp xe răng nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm,…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua