Ăn ổi bị táo bón thật không?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Phần lớn nhiều người quan niệm rằng, ăn ổi có thể bị táo bón, đầy hơi và chướng bụng. Tuy nhiên quan niệm này chỉ đúng khi ăn ổi xanh. Thực tế cho thấy, ăn ổi đúng cách có thể cải thiện hệ tiêu hóa, phòng ngừa táo bón và đem lại nhiều lợi ích khác.

ăn ổi bị táo bón
Ăn ổi có bị táo bón không? – Chuyên gia giải đáp!

Ăn ổi có bị táo bón không? – Chỉ đúng khi ăn ổi xanh

Ổi là loại trái cây nhiệt đới, chứa nhiều nước, khoáng chất và vitamin. Tuy nhiên ổi chứa nhiều hạt nhỏ và có kết cấu khá cứng nên nhiều người cho răng ăn loại quả này có thể gây táo bón.

Về vấn đề này, Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Trưởng khoa tiêu hóa Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng Thuốc Dân Tộc đã có giải đáp như sau: 

“Ăn ổi bị táo bón chỉ xảy ra với các trường hợp ăn ổi xanh. Ổi xanh thường cứng nên dễ gây tình trạng khó tiêu, đầy bụng và táo bón. Bên cạnh đó theo ghi chép từ Đông Y, ổi xanh có vị ngọt chát, tính bình, tác dụng thu liễm nên có thể làm co mạch, giảm tiết dịch và nhu động ruột, dẫn đến chứng táo bón.

ăn ổi bị táo bón
Hàm lượng tannin trong ổi xanh là nguyên nhân làm chậm nhu động ruột và gây ra chứng táo bón

Ngoài ra ổi xanh còn chứa hàm lượng tannin lớn. Tannin trong ổi sau khi thu nạp thường có xu hướng kết hợp với các protein trong thực phẩm, tạo ra màng se niêm mạc và làm chậm nhu động ruột kết. Với đặc tính này, ổi xanh thường được sử dụng để cầm tiêu chảy. Tuy nhiên, ăn quá nhiều ổi xanh có thể làm ngưng trệ hoạt động của đường ruột và phát sinh chứng táo bón chức năng.

Ngược lại, ổi chín có tác dụng nhuận tràng, kiện tỳ vị và lợi tiêu hóa. Nếu dùng ổi đúng cách có thể làm giảm táo bón và hỗ trợ chức năng tiêu hóa của cơ thể.”

Ăn ổi chín giúp phòng chống táo bón

Ổi chín chứa khoảng 36% chất xơ cùng với hàm lượng vitamin C dồi dào. Bên cạnh đó, loại quả này còn chứa nhiều khoáng chất (mangan, kẽm, magie), hợp chất chống oxy hóa và acid amin cần thiết. Thành phần trong ổi chín có khả năng làm mềm phân, tăng cường chức năng tiêu hóa và cung cấp vi chất dinh dưỡng cho cơ thể.

ăn ổi bị táo bón
Dùng nước ép ổi thường xuyên giúp cung cấp dinh dưỡng, giảm mệt mỏi và phòng ngừa táo bón

Để phòng ngừa chứng táo bón, bạn có thể bổ sung ổi theo các cách sau đây:

  • Nước ép ổi: Dùng từ 4 – 5 quả ổi ép lấy nước, có thể kết hợp với các loại trái cây và rau xanh khác để bổ sung thêm vitamin và khoáng chất. So với việc ăn trực tiếp, nước ép từ quả ổi dễ hấp thu và có tác dụng nhuận tràng rõ rệt.
  • Sinh tố từ ổi: Ngoài việc chế biến ổi thành nước ép, bạn cũng có thể chế biến loại quả này thành sinh tố. Sinh tố ổi không chỉ cung cấp chất lỏng cho ruột kết mà còn bổ sung chất xơ nhằm tăng thể tích và giúp phân dễ dàng được đào thải ra bên ngoài.
  • Ăn trực tiếp: Để phòng ngừa táo bón và hạn chế tình trạng khó tiêu, bạn nên chọn các quả ổi chín vừa, có độ giòn và ngọt vừa phải. Với loại ổi có quá nhiều hạt, bạn có thể bỏ ruột trước khi ăn để tránh đầy bụng.

Bên cạnh đó, ăn ổi còn hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường type 2, giảm triệu chứng chuột rút, kiểm soát tiêu chảy do nhiễm Escherichia coli, ức chế virus gây cảm cúm, điều hòa huyết áp và bảo vệ sụn khớp. Ngoài ra, ổi còn cung cấp nhiều dinh dưỡng, giúp nâng cao sức khỏe và củng cố hoạt động của hệ miễn dịch.

>> Xem thêm: Hiểu hơn về bệnh táo bón và cách điều trị hiệu quả không tái phát bằng phương pháp Đông y

Những điều cần lưu ý khi ăn ổi

Để tận dụng tối đa thành phần dinh dưỡng của quả ổi, bạn nên lưu ý những điều sau:

  • Quả ổi có tính nóng, do đó bạn chỉ nên ăn từ 2 – 3 quả cỡ vừa/ ngày. Ăn nhiều ổi có thể gây nóng người và làm phát sinh tình trạng khó tiêu, đầy bụng,…
  • Nướp ép ổi có khả năng kích thích vị giác, giảm chán ăn và buồn nôn, do đó bạn nên bổ sung khi cơ thể bị suy nhược, cảm lạnh hoặc cảm cúm.
  • Người mắc các vấn đề về dạ dày nên uống nước ép ổi và bỏ hạt ổi nếu ăn trực tiếp.
  • Hàm lượng vitamin C trong ổi tập trung nhiều ở phần vỏ. Vì vậy bạn nên ngâm rửa ổi sạch và dùng cả vỏ để tận dụng tối đa các thành phần dinh dưỡng.
  • Nên bổ sung nhiều loại trái cây để đa dạng hàm lượng dinh dưỡng. Tránh tập trung vào một hoặc vài nhóm trái cây nhất định.

Đặc biệt, khi bị táo bón, người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan. Ngoài việc tránh ổi xanh, ăn ổi chín, bệnh nhân nên tìm hiểu kỹ về các loại thực phẩm nên dung nạp và những thức ăn cần kiêng, những điều cần tránh để bệnh không nặng thêm. Đồng thời cần tham khảo và xác định phương pháp điều trị ngay từ khi mới khởi phát để có hiệu quả tốt nhất và triệt để hơn.

Để nhuận tràng tốt và đảm bảo an toàn, lành tính cho cơ thể, người bệnh có thể lựa chọn Đông y làm giải pháp điều trị chính.

Thành phần và công dụng của bài thuốc chữa táo bón tại Thuốc dân tộc
Thành phần và công dụng của bài thuốc chữa táo bón tại Thuốc dân tộc

Trên đây là một trong những giải pháp điều trị táo bón hiện đang được các chuyên gia đánh giá rất cao và nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn. Bài thuốc đã giúp hàng ngàn người thoát khỏi các chứng táo bón kinh niên. Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm rồi lựa chọn.

Xem thêm: 

Ăn ổi xanh có thể gây táo bón và đầy bụng do có chứa hàm lượng tannin lớn. Vì vậy bạn nên tránh dùng ổi xanh, thay vào đó nên bổ sung ổi chín thường xuyên nhằm kích thích vị giác và tăng cường chức năng tiêu hóa.

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Ngày đăng 08:33 - 14/06/2022 - Cập nhật lúc: 10:46 - 07/02/2023
Chia sẻ:
Thụt mật ong cho trẻ sơ sinh có tác dụng chữa táo bón tức thời nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng phương pháp này Có nên thụt mật ong cho trẻ sơ sinh? Cách thực hiện đúng

Trẻ sơ sinh không được dùng thuốc thụt. Do đó, nhiều phụ huynh dùng mật ong. Tuy nhiên việc thụt…

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh không đi ngoài được Tại sao trẻ sơ sinh không đi ngoài được? Cách khắc phục

Trẻ sơ sinh thường đi ngoài 5 - 6 lần trong 1 ngày. Khi đột nhiên cả ngày trẻ không…

Bé bị táo bón không đi ngoài được phải làm sao?

Bé bị táo bón không đi ngoài được hiện đang là nổi lo lắng của rất nhiều bậc phụ huynh.…

Tình trạng trẻ sơ sinh 1-6 tháng tuổi bị táo bón rất phổ biến. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng gây nguy hiểm Trẻ sơ sinh 1-6 tháng tuổi bị táo bón – Điều mẹ cần biết

Trong 6 tháng đầu đời, trẻ rất dễ bị táo bón. Một số trường hợp dễ dàng chữa khỏi sau…

Trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu – Cách xử lý, điều trị

Trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu là triệu chứng rối loạn tiêu hóa khá phổ biến. Tình trạng…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua