Ăn gạo lứt có tác dụng gì? Lợi ích tuyệt vời từ việc ăn gạo lứt

Gạo lứt là một trong những loại ngũ cốc lành mạnh và đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bổ sung gạo lứt thường xuyên giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, kiểm soát cân nặng, ngăn ngừa các bệnh xương khớp, nuôi dưỡng làn da từ sâu bên trong và kiểm soát nồng độ đường huyết.

Ăn gạo lứt có tác dụng gì
Ăn gạo lứt có tác dụng gì?

Gạo lứt là gì? Các loại gạo lứt

Gạo lứt (gạo lật, gạo rắn, gạo lức) là loại gạo chỉ được xát vỏ trấu bên ngoài và còn nguyên lớp cám gạo. So với gạo trắng, gạo lứt có giá trị dinh dưỡng dồi dào và đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe.

Ăn gạo lứt có tác dụng gì
Gạo lứt gồm có 4 loại chính, bao gồm gạo lứt đỏ, gạo lứt đen, gạo lứt nếp và gạo lứt tẻ

Hiện nay có 4 loại gạo lứt chính, bao gồm gạo lứt đỏ, gạo lứt đen, gạo lứt nếp và gạo lứt tẻ:

  • Gạo lứt đỏ: Gạo lứt đỏ có màu nâu đỏ hoặc đỏ hồng, được trồng bằng phương pháp hữu cơ và không sử dụng thuốc trừ sâu. Gạo lứt đỏ thường được dùng trong chế độ ăn kiêng và ăn chay vì có hàm lượng dinh dưỡng và cung cấp năng lượng vừa phải.
  • Gạo lứt đen: So với gạo lứt đỏ, gạo lứt đen ít được sử dụng hơn. Tuy nhiên thành phần dinh dưỡng trong gạo lứt đen rất dồi dào, không chỉ có tác dụng bồi bổ sức khỏe mà còn hỗ trợ điều trị các bệnh lý mãn tính.
  • Gạo lứt nếp: Gạo lứt nếp thực chất là gạo nếp chỉ mới được bỏ vỏ trấu. Khác với gạo lứt thông thường, gạo lứt nếp chứa hàm lượng tinh bột và năng lượng cao. Hơn nữa gạo lứt nếp có độ dẻo và thơm nhất định, thích hợp với những người gầy yếu và ăn uống kém.
  • Gạo lứt tẻ: Gạo lứt tẻ là gạo còn nguyên cám của gạo tẻ (gạo trắng thông thường). Với những người không có nhu cầu giảm hoặc giảm cân có thể sử dụng gạo lứt tẻ để gia tăng giá trị dinh dưỡng và bồi bổ sức khỏe.

Giá trị dinh dưỡng trong hạt lứt

Sở dĩ gạo lứt ngày càng được sử dụng rộng rãi là do hàm lượng dinh dưỡng rất dồi dào. Thông thường, gạo trắng đã qua xay xát thường mất hàm lượng khoáng chất và chất chống oxy hóa dồi dào ở cám gạo. Trong khi đó, gạo lứt không chỉ cung cấp tinh bột mà còn bổ sung vitamin, nguyên tố vi lượng và các thành phần chống oxy hóa mạnh mẽ.

Trung bình 100g gạo lứt chưa qua chế biến có thể cung cấp hàm lượng dinh dưỡng sau:

  • Năng lượng: 370kcal
  • Tinh bột: 77.24g
  • Chất xơ: 3.5g
  • Đường: 0.85g
  • Chất đạm: 7.94g
  • Chất béo: 2.92g
  • Folate (vitamin B9): 20 μg
  • Vitamin B6: 0.509mg
  • Pantothenic acid (vitamin B5): 1.493mg
  • Niacin (vitamin B3): 5.91mg
  • Riboflavin (vitamin B2): 0.093mg
  • Thiamine (vitamin B1): 0.401mg
  • Canxi: 23mg
  • Magi: 143mg
  • Sắt: 1.47mg
  • Kẽm: 2.02mg
  • Natri: 7mg
  • Kali: 223mg
  • Mangan: 0.743mg
  • Phốt pho: 333mg

Ngoài ra gạo lứt còn cung cấp một số chất chống oxy hóa như flavonoid, phenol, lignan,…

Ăn gạo lứt có tác dụng gì?

Với hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, ăn gạo lứt thường xuyên có thể đem lại cho cơ thể những lợi ích như sau:

1. Cải thiện sức khỏe và ngăn ngừa các bệnh xương khớp

Viêm xương khớp, thoái hóa khớp,… là những bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi. Nguyên nhân dẫn đến việc hình thành các bệnh lý này là do giảm tổng hợp chất dinh dưỡng và ảnh hưởng của quá trình thoái hóa.

Các chuyên gia cho biết, thường xuyên ăn gạo lứt có tác dụng cải thiện sức khỏe và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh xương khớp mãn tính. Bởi loại ngũ cốc này chứa hàm lượng mangan cao, 100g gạo lứt có thể cung cấp đến 88% nhu cầu mangan mà cơ thể cần trong một ngày.

Ăn gạo lứt có tác dụng gì
Mangan có trong gạo lứt giúp thúc đẩy sự phát triển và ức chế các enzyme gây hư hại khoáng xương

Mangan là nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển của các mô sụn, thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương và ức chế các enzyme gây hư hại khoáng xương. Bên cạnh đó mangan còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa – một trong những nguyên nhân gây ra bệnh gút, tiểu đường, cao huyết áp, mỡ trong máu,…

Hơn nữa gạo lứt còn chứa canxi, kẽm, sắt và phốt pho, các khoáng chất này có thể làm tăng mật độ xương, ngăn ngừa thoái hóa và bảo vệ mô sụn khỏi tác động tiêu cực của gốc tự do.

2. Ăn gạo lứt giúp giảm cân và kiểm soát cân nặng

Hiện nay, gạo lứt thường được bổ sung vào chế độ ăn kiêng vì chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào nhưng cung cấp ít năng lượng. So với gạo trắng và lúa mì, gạo lứt cung cấp ít calo nhưng chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất. Các thành phần sẽ tạo cảm giác no lâu và giảm số lượng thực phẩm mà bạn thu nạp mỗi ngày.

Ngoài ra gạo lức còn chứa hàm lượng đường, chất béo và tinh bột thấp, có khả năng giảm tích mô mỡ ở vòng bụng và hỗ trợ quá trình giảm cân đáng kể. Bên cạnh đó, gạo lứt không chứa gluten – một loại protein có trong nhiều loại ngũ cốc khác như lúa mì, lúa mạch.

3. Tăng cường sức khỏe tim mạch

Ngoài hàm lượng chất xơ lành mạnh, gạo lức còn chứa hợp chất lignans có tác dụng làm giảm các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim. Theo nghiên cứu, lignans giúp làm giảm độ cứng của động mạch, đảm bảo tuần hoàn máu, điều hòa huyết áp và giảm hàm lượng cholesterol trong cơ thể.

Ăn gạo lứt có tác dụng gì
Hợp chất lignans trong gạo lức giúp làm giảm các yếu tố nguy cơ gây các bệnh tim mạch

Bên cạnh đó, gạo lứt còn chứa hàm lượng kali và magie dồi dào. Kali là khoáng chất có vai trò làm giãn mạch máu và hạ áp. Trong khi đó, magie có chức năng duy trì hoạt động của tim mạch, giảm nguy cơ suy tim, đột quỵ và tử vong do các vấn đề về tim mạch và tuần hoàn máu.

4. Gạo lứt – Thực phẩm tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Người mắc bệnh tiểu đường cần phải xây dựng chế độ ăn kiêng chặt chẽ nhằm kiểm soát huyết áp và nồng độ đường huyết cho cơ thể. Các loại ngũ cốc thông thường như lúa mì, gạo trắng, lúa mạch thường có hàm lượng đường cao, có thể ảnh hưởng đến tiến triển và triệu chứng của bệnh.

Trong khi đó, gạo lứt chứa hàm lượng đường, tinh bột, chất béo thấp và gần như không ảnh hưởng đến nồng độ insulin (chất chuyển hóa đường trong cơ thể) và đường huyết. Vì vậy thay thế gạo lứt cho các loại ngũ cốc thông thường có thể hỗ trợ bệnh nhân tiểu đường kiểm soát triệu chứng và các biến chứng nguy hiểm.

Ngoài ra một nghiên cứu được thực hiện trên 50 bệnh nhân tiểu đường cho thấy, 25 bệnh nhân tiêu thụ 2 bữa ăn từ gạo lứt/ ngày có hàm lượng đường huyết giảm đáng kể so với 25 bệnh nhân sử dụng gạo trắng.

5. Giảm triệu chứng của bệnh không dung nạp/ dị ứng gluten

Không dung nạp/ dị ứng gluten (bệnh Celiac) xảy ra khi cơ thể bị dị ứng hoặc không nạp các thực phẩm chứa gluten (một loại protein có trong các loại ngũ cốc như lúa mì, lúa mạch).

Ăn gạo lứt có tác dụng gì
Gạo lức không chứa gluten nên được sử dụng thay thế cho lúa mì và lúa mạch

Bệnh Celiac thường không nguy hiểm tuy nhiên việc sử dụng thực phẩm chứa gluten có thể gây ra các triệu chứng khó chịu như nôn mửa, đầy bụng, tiêu chảy, đau dạ dày,… Ngoài ra, thực phẩm chứa gluten cũng có thể kích thích các triệu chứng của những bệnh lý tự miễn như chàm, vảy nến.

Với những trường hợp này, gạo lứt là lựa chọn “hoàn hảo” trong chế độ dinh dưỡng. Gạo lứt không chứa gluten, đồng thời cung cấp nhiều chất chống oxy hóa và khoáng chất giúp kiểm soát triệu chứng của bệnh Celiac.

6. Ăn gạo lứt giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư

Ung thư là bệnh lý nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và đe dọa trực tiếp đến tính mạng con người. Một trong những nguyên nhân gây ung thư là do các gốc tự do tấn công khiến tế bào phát triển bất thường và ác tính hóa. Mặc dù ung thư không thể ngăn chặn hoàn toàn, tuy nhiên việc bổ sung các thực phẩm lành mạnh có khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh đáng kể.

Gạo lứt rất giàu selenium – một khoáng chất cần thiết cho hoạt động trao đổi chất, đồng thời có khả năng kiểm soát số lượng gốc tự do, làm chậm quá trình lão hóa và bảo vệ các tế bào.

Ngoài ra theo một số nghiên cứu mới nhất, selenium còn có tác dụng bảo vệ mã gen DNA, tiêu diệt các tế bào gây hại và tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch. Theo thống kê từ hơn 70 cuộc nghiên cứu về tác dụng của selenium cho thấy, khoáng chất này có thể ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đại tràng, ung thư phổi và ung thư vú.

7. Hỗ trợ hoạt động tiêu hóa và giảm táo bón

Với hàm lượng chất xơ và vitamin dồi dào hơn gạo trắng, gạo lứt còn có tác dụng hỗ trợ hoạt động của đường ruột và giảm tình trạng táo bón.

Ăn gạo lứt có tác dụng gì
Ăn gạo lức thường xuyên giúp cải thiện hoạt động của đường ruột và ngăn ngừa chứng táo bón

Hơn nữa các chất chống oxy hóa trong gạo lứt còn có khả năng điều hòa nhu động ruột, làm giảm các triệu chứng do rối loạn tiêu hóa như đau bụng, táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, ăn không tiêu,…

Ngoài ra theo một số chuyên gia, gạo lứt và các thực phẩm giàu chất xơ còn có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng ruột kết. Bởi khi đi vào đường ruột, chất xơ sẽ loại bỏ các vi khuẩn gây hại ở bên trong và đào thải qua đường phân.

8. Ăn gạo lứt hỗ trợ điều trị nhiễm nấm Candida

Candida là loại vi nấm gây bệnh phổ biến ở người. Loại vi nấm này có thể gây nhiễm trùng dạ dày, đường ruột, da hoặc âm đạo. Thông thường khi điều trị nhiễm nấm, bác sĩ thường yêu cầu kiêng cử tinh bột và đường. Do vi nấm Candida thường có xu hướng phát triển mạnh khi được hấp thu các loại thực phẩm này. Tuy nhiên gạo lứt là một trong những loại ngũ cốc ngoại lệ.

Các chuyên gia cho biết, bệnh nhân nhiễm nấm Candida có thể bổ sung gạo lứt trong chế độ ăn mà không thúc đẩy hoạt động sinh trưởng của vi nấm. Hơn nữa các thành phần lành mạnh trong gạo lứt còn có tác dụng phục hồi da và niêm mạc bị tổn thương do nấm Candida gây ra.

9. Cải thiện hoạt động của hệ thần kinh bằng gạo lứt

Gạo lứt chứa nhiều khoáng chất và vitamin tốt cho hoạt động của hệ thần kinh như:

Ăn gạo lứt có tác dụng gì
Gạo lứt chứa nhiều thành phần tốt cho hệ thần kinh trung ương và não bộ
  • Vitamin E: Vitamin E là thành phần chống oxy hóa tự nhiên, có tác dụng tiêu trừ gốc tự do và bảo vệ tế bào thần kinh khỏi tác động của quá trình thoái hóa.
  • Vitamin B: Vitamin B là yếu tố cần thiết trong quá trình trao đổi chất. Mặc dù không tác động trực tiếp đến gốc tự do nhưng vitamin B có khả năng thúc đẩy chuyển hóa và tăng cường hoạt động của tế bào thần kinh.
  • Mangan: Ngoài lợi ích đối với hệ thống xương khớp, mangan còn có khả năng kích thích sản sinh hormone và các axit béo cần thiết cho não bộ.

10. Ăn gạo lứt thường xuyên giúp ngăn ngừa sỏi tiết niệu

Sỏi đường tiết niệu là khối vật chất hình thành do các tinh thể muối khoáng trong nước tiểu kết tinh lại với nhau. Sỏi tiết niệu không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động bài tiết nước tiểu mà còn tăng nguy cơ bị nhiễm trùng thận, hẹp niệu quản, ứ nước tiểu,…

Nguyên nhân dẫn đến việc hình thành sỏi trong đường tiết niệu là do thói quen uống ít nước và bổ sung thực phẩm chứa nhiều natri. Một số chuyên gia cho biết, để ngăn ngừa sỏi thận cần hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều muối (natri), bổ sung đủ 2 – 3 lít/ ngày và tập trung vào nhóm thực phẩm chứa nhiều kali.

Gạo lứt là một trong những loại ngũ cốc có hàm lượng kali. Bổ sung kali không chỉ điều hòa huyết áp, cân bằng điện giải mà còn thúc đẩy thận đào thải natri và hạn chế nguy cơ hình thành sỏi.

11. Điều hòa nồng độ acid uric và ngăn ngừa bệnh gout

Acid uric là sản phẩm sau quá trình chuyển hóa protein. Thông thường, acid uric sẽ tồn tại trong máu một lượng nhất định và được thận đào thải qua đường tiểu.

Tuy nhiên nếu bổ sung quá nhiều thực phẩm chứa protein, nồng độ acid uric trong máu sẽ tăng cao và dẫn đến bệnh gout (một bệnh viêm khớp mãn tính đặc trưng bởi triệu chứng đau cấp tính và dữ dội).

Ăn gạo lứt có tác dụng gì
Bổ sung gạo lứt thường xuyên giúp điều hòa nồng độ acid uric và giảm nguy cơ mắc bệnh gout

Gạo lức chứa nhiều khoáng chất, chất xơ và vitamin, các thành phần này đều có tác dụng điều hòa huyết áp, đường huyết và nồng độ acid uric trong máu. Do đó thường xuyên bổ sung loại ngũ cốc này có thể giảm nguy cơ mắc bệnh gout và một số bệnh lý có liên quan đến tăng acid uric máu.

12. Ăn gạo lứt giúp nuôi dưỡng làn da từ bên trong

Ăn gạo lứt hoặc sử dụng trà gạo lứt thường xuyên có thể nuôi dưỡng làn da từ sâu bên trong. Các khoáng chất, vitamin và chất chống oxy hóa trong loại ngũ cốc này có tác dụng ức chế gốc tự do – một trong những yếu tố sản sinh sắc tố melanin khiến làn da sạm đen, nám và tán nhang.

Hơn nữa, gạo lứt còn có khả năng tăng cường trao đổi chất, giúp làn da sáng mịn, căng bóng và giảm hình thành các vết nhăn.

Cách sử dụng và Món ăn bồi bổ sức khỏe từ gạo lứt

Gạo lứt là loại ngũ cốc lành mạnh và chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào. Bạn có thể dùng gạo lứt nấu cơm như bình thường và dùng kèm với các món ăn yêu thích.

Hoặc có thể dùng gạo lứt để đồ xôi, nấu cháo, cuốn sushi, nấu nước uống thay trà hay chế biến thành bánh mì, bánh quy,… tùy vào sở thích.

Ăn gạo lứt có tác dụng gì
Ngoài việc chế biến món ăn, bạn có thể sử dụng trà gạo lứt để thanh nhiệt và cải thiện sức khỏe

Dưới đây là một số món ăn bồi bổ sức khỏe và hỗ trợ điều trị từ gạo lức:

1. Cơm đậu đỏ, gạo lứt giúp kiện tỳ ích vị, tiêu thũng và lợi thủy

  • Chuẩn bị: Đậu đỏ 60g và gạo lức 500g.
  • Thực hiện: Đem rửa sạch rồi ngâm với nước trong khoảng 2 giờ. Sau đó cho vào nồi nấu cơm, đổ một lượng nước vừa phải và nấu cho gạo chín hoàn toàn. Dùng làm cơm ăn hàng ngày.

2. Chè gạo lức long nhãn giúp nhuận tràng, an thần, dưỡng huyết và kiện tỳ ích vị

  • Chuẩn bị: Lệ chi nhục 40g, long nhãn nhục 20g, gạo lức 100g và gạo nếp 50g.
  • Thực hiện: Đem gạo nếp ngâm trong 1 giờ, gạo lức ngâm trong 2 giờ, lệ chi và long nhãn đem rửa sạch. Sau đó cho 2 loại gạo vào nấu cho sôi, sau đó bỏ long nhãn và lệ chi vào nấu trong 40 phút, nêm nếm rồi múc ra ăn khi nóng.

3. Cơm gà, gạo lức và đậu hà lan giúp dưỡng huyết, bổ khí, kiện tỳ ích vị, lợi thủy tiêu thũng

  • Chuẩn bị: Hạt đậu hà lan non 50g, gạo lức 150g và gà vừa đủ.
  • Thực hiện: Đem luộc gà rồi lấy nước dùng cho vào đậu hà lan và gạo lức đã được rửa sạch và ngâm mềm. Sau khi cơm chín dùng ăn với thịt gà.

4. Cơm gạo lức hồng táo giúp an thần, dưỡng huyết và hỗ trợ tiêu hóa

  • Chuẩn bị: Hồng táo 20g, gạo lức 500g và gạo tẻ thường 200g.
  • Thực hiện: Đem gạo lức đãi sạch rồi ngâm với nước trong vòng 1 đêm, gạo tẻ đem đãi sạch rồi trộn chung với gạo lức. Cho gạo vào nồi và nấu chín, sau đó cho hồng táo vào và nấu đến khi chín là được. Dùng làm cơm ăn hàng ngày.

5. Chè bột gạo lức, vừng đen và đường đỏ giúp nhuận tràng

  • Chuẩn bị: Vừng đen 50g, gạo lức 500g, đường đỏ, lạc nhân 200g.
  • Thực hiện: Đem đãi sạch rồi sấy khô toàn bộ nguyên liệu. Sau đó rang chín thơm rồi xay thành bột mịn và bảo quản trong lọ kín. Mỗi lần dùng khoảng vài thìa bột khuấy đều với nước sôi, chế thêm đường đỏ và dùng ăn vào buổi sáng.

Những lưu ý khi bổ sung gạo lứt vào chế độ ăn

Để đảm bảo giá trị dinh dưỡng và hạn chế các tác dụng phụ khi dùng gạo lứt, bạn nên lưu ý những thông tin sau:

Ăn gạo lứt có tác dụng gì
Chỉ nên bổ sung gạo lứt từ 2 – 4 ngày/ tuần, đồng thời cần nhai kỹ để tránh đầy bụng, khó tiêu
  • Gạo lứt chứa cám gạo nên thường phải nấu lâu hơn so với gạo trắng thông thường.
  • Khi vo gạo, nên vo nhẹ tay và ngâm rửa trong thời gian ngắn để tránh làm mất giá trị dinh dưỡng.
  • Gạo lứt chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh và không thể thay thế cho các phương pháp chuyên sâu.
  • Chỉ bảo quản gạo lức tối đa trong vòng 6 tháng. Để quá lâu có thể khiến gạo mất lớp dầu tự nhiên và giảm giá trị dinh dưỡng.
  • Cần chọn mua gạo lức ở những địa chỉ kinh doanh uy tín, tránh mua gạo kém chất lượng, ẩm mốc,…
  • Chỉ nên ăn gạo lứt 2 – 4 ngày/ tuần. Bổ sung gạo lức thường xuyên có thể khiến cơ thể thiếu hụt chất béo và đạm.
  • Khi ăn gạo lứt cần nhai kỹ để tránh cảm giác đầy bụng và khó tiêu.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Ăn gạo lứt có tác dụng gì?” và đề cập đến một số lưu ý khi bổ sung loại ngũ cốc này vào chế độ dinh dưỡng. Tuy nhiên nếu có tình trạng sức khỏe đặc biệt, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Ngày đăng 10:57 - 06/06/2023 - Cập nhật lúc: 15:07 - 07/06/2023
Chia sẻ:
Đậu Hà Lan có lợi ích, tác dụng gì? Sao giá lại mắc?

Đậu Hà Lan được nhiều người ưa thích không chỉ bởi có hương vị hấp dẫn mà còn nhờ chứa…

9 tác dụng của xịt khoáng cho da và điều cần biết

Xịt khoáng là sản phẩm được nhiều người lựa chọn để chăm sóc cho làn da khô, giúp bổ sung…

Ăn bơ có tác dụng gì? Nên ăn thế nào để tốt cho sức khỏe

Ăn bơ có tác dụng gì? không phải ai cũng biết. Mặc dù, quả bơ được mệnh danh là "siêu…

Cloramin B – Hướng dẫn cách pha chế, sử dụng để khử trùng

Cloramin B chứa thành phần chính là sodium benzensulfochleramin có tác dụng tiệt trùng bề mặt và vật dụng, tiêu…

Giá trị dinh dưỡng và công dụng của Đu đủ

Với giá trị dinh dưỡng đa dạng và dồi dào, đu đủ có thể đem lại nhiều công dụng đối…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua