Amidan là gì, nằm ở đâu? Cấu tạo & tác dụng của amidan

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Amidan là cơ quan nhỏ nằm ở ngay phía sau cổ họng có nhiều chức năng quan trọng đối với cơ thể con người. Những thông tin mà bài viết cung cấp về cấu tạo và chức năng của amidan sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn cơ quan này.

amidan là gì
Amidan là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ miễn dịch

Amidan là gì? Nằm ở đâu?

Amidan là thuật ngữ để chỉ một tổ chức lympho lớn nhất của cơ thể nằm tập trung ở phía dưới niêm mạc hầu, ngay 2 bên thành họng. Chúng chính là một phần của hệ bạch huyết, đóng vai trò rất quan trọng với sức khỏe tổng thể của con người.

Mỗi amidan bao gồm các mô tương tự giống với hạch bạch huyết và được bao phủ bởi một lớp niêm mạc màu hồng. Chạy qua lớp niêm mạc này là các hố, còn được gọi là crypts.

Bạn có thể nhìn thấy một phần của cơ quan này bằng cách mở rộng miệng ra và nhìn vào trong gương. Chúng chính là mô mềm hiện diện ở hai bên thành họng, ngay sau miệng.

Giải phẫu cấu tạo của amidan

Cấu tạo của amidan bao gồm 4 khối chính nằm ở xung quanh cửa hầu, đồng thời xếp thành một vòng bạch huyết kín gọi là vòng Waldayer. Các khối ấy là amidan vòm, amidan vòi, amidan lưỡi và amidan khẩu cái.

Các amidan có cấu tạo bao gồm 3 lớp từ ngoài vào bên trong, cụ thể như sau:

  • Biểu mô phủ: Là lớp biểu mô nằm ngay phía trên bề mặt của cơ quan này. Biểu mô phủ có chức năng che chắn cũng như bảo vệ và loại bỏ các tác nhân gây hại bám ở trên bề mặt amidan.
  • Mô liên kết: Nằm liền kề phía bên dưới của lớp biểu mô phủ. Lớp mô liên kết mỏng này có rất nhiều mạch máu giúp nuôi dưỡng amidan.
  • Hạch bạch huyết: Đây là lớp bên trong cùng, cũng được cho là phần quan trọng nhất. Hạch bạch huyết sẽ giúp tiết ra các Immunoglobulin. Immunoglobulin là các kháng thể tự nhiên có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh.
cấu tạo của amidan
Amidan gồm 4 khối chính trong đó amidan khẩu cái là có thể quan sát thấy khi soi gương

1. Amidan vòm

Đây chỉ là một khối có hình tam giác nằm tại vòm họng, có thể phát triển theo thành sau của họng mũi. Amidan vòm cũng chính là hạch bạch huyết lớn nhất của cơ thể.

Nó nằm ở vị trí cửa ngõ ra vào của hầu họng và không được bảo phủ bởi một lớp biểu mô phía trên. Chính vì thế mà khối amidan này rất dễ bị các tác nhân gây hại tấn công.

2. Amidan vòi

Đây là khối amidan có ít tổ chức lympho nhất và rất khi được chú ý tới khi nhắc đến amidan. Nó gồm 2 phần chia đều cho 2 bên trái – phải ở quanh lỗ vòi tai và ngay dưới vòi Eustache.

3. Amidan khẩu cái

Bao gồm 2 khối hình ô van có màu hồng với kích thước to nhỏ khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi. Đây cũng chính là amidan lớn nhất ở trong vòng bạch huyết Waldayer. Đồng thời cũng chính là phần duy nhất của amidan mà bạn có thể quan sát trực tiếp bằng mắt thường khi dùng đèn soi.

Amidan khẩu cáu bao gồm 2 trụ chính là trụ trước và trụ sau. Bề mặt của nó gồm nhiều hốc sâu, được bao phủ bởi 1 lớp biểu mô ở phía trên.

4. Amidan lưỡi

Nó chỉ có 1 khối duy nhất, nằm ngay đáy lưỡi. Tương tự như amidan vòi, đây cũng là noi tập trung rất ít các tế bào lympho nên thường ít được chú ý trong vòng bạch huyết Waldayer.

Tác dụng của Amidan

Amidan mặc dù là cơ quan nhỏ nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì khả năng miễn dịch. Chức năng chính của amidan là tiết ra các lympho bào và kháng thể giúp cơ thể chống lại sự tấn công của các tác nhân gây hại.

Amidan có chứa tế bào B – đây là một loại tế bào bạch cầu có chức năng chống lại nhiễm trùng. Nó cũng giúp sản xuất ra các kháng thể để chống lại bệnh cúm, viêm phổi do liên cầu khuẩn, bại liệt và các bệnh nhiễm trùng khác. Kháng thể là protein sẽ giúp cơ thể có thể xác định, đồng thời tấn công các tác nhân gây hại.

Ngoài ra, amidan cũng chứa một số loại tế bào T. Đây là các loại tế bào bạch cầu có khả năng tiêu diệt các tế bào bị nhiễm virus. Từ đó sẽ giúp cơ thể xây dựng được khả năng miễn dịch với một số tác nhân truyền nhiễm.

Khối amidan vòm được cho là có chức năng chính trong việc nhận diện vi khuẩn, đồng thời tạo kháng thể để tiêu diệt vi khuẩn trong trường hợp chúng tái xâm nhập.

Khi bạn hít vào, trước khi đi vào phổi thì không khí sẽ tiếp xúc với amidan vòm. Vi khuẩn tồn tại trong không khí sẽ bám vào bề mặt tiếp xúc tương đối rộng của cơ quan này. Các tế bào bạch cầu tại đây sẽ bắt giữ, đồng thời nhận diện vi khuẩn nhằm tạo ra kháng thể.

Kháng thể được tạo ra tại amidan vòm sẽ được nhân lê và đưa đi khắp nơi, tuy nhiên tập trung nhiều nhất là ở vùng mũi họng. Điều này giúp tạo miễn dịch tại chỗ để chống lại sự tái nhiễm của vi khuẩn.

Có thể thấy rằng, amidan đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng ở đường hô hấp trên.

Vấn đề bệnh lý thường gặp ở amidan

Sau đây là thông tin về một số vấn đề rất dễ gặp ở amidan, bạn cần nắm rõ để luôn chủ động trong ngăn ngừa cũng như điều trị:

1. Viêm amidan

Viêm amidan là tình trạng các khối amidan bị phản ứng viêm tấn công gây sưng, phì đại, thường là do nhiễm trùng gây ra. Đau họng là một trong những triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh lý này.

bệnh về amidan
Viêm amidan là vấn đề phổ biến có thể phát sinh biến chứng nếu không khắc phục kịp thời

Ngoài ra, bạn còn có thể gặp các biểu hiện khác đi kèm như:

  • Ho
  • Sốt cao trên 39°C
  • Đau đầu
  • Đau khi nuốt
  • Mệt mỏi
  • Buồn nôn

Bên cạnh đó, mủ có thể xuất hiện dưới dạng các đốm trắng ở phía trên amidan mở rộng. Các triệu chứng thường sẽ trở nên tồi tệ hơn sau khoảng 2 – 3 ngày và sau đó sẽ từ từ biến mất, thường trong vòng 1 tuần. Bệnh viêm amidan nếu không can thiệp sớm cũng có thể sẽ phát sinh các biến chứng nguy hiểm.

2. Áp xe peritonsillar

Hay còn được gọi với tên khác là Quinsy. Đây là một tình trạng không phổ biến xuất hiện khi có khối áp xe phát triển bên cạnh amidan, thường là do nhiễm khuẩn.

Tình trạng này thường chỉ phát triển một bên, có thể theo sau một đợt viêm nhưng trong nhiều trường hợp có thể tự phát sinh. Amidan ở bên bị ảnh hưởng thường sẽ sưng to lên và có nhiều bất thường.

Quinsy thường sẽ bị đẩy về đường giữa khi khối áp xe bên cạnh amidan ngày càng lớn kên và có mủ hình thành. Tình trạng này thường rất đau đớn và gây mệt mỏi toàn thân. Thông thường, Quinsy sẽ được điều trị bằng kháng sinh, tuy nhiên cần kết hợp dẫn lưu mủ ra ngoài bằng các thủ thuật y tế khác.

3. Ung thư amidan

Mặc dù không phải là một loại ung thư thường gặp nhưng bạn hãy cẩn trọng với tình trạng này. Bởi nó có thể đe dọa đến cả tính mạng nếu không được can thiệp kịp thời và đúng cách. Ung thư amidan thường phổ biến hơn ở những người uống nhiều rượu hay thường xuyên hút thuốc.

Bảo vệ amidan khỏi sự tấn công của tác nhân gây hại

Để tránh những bệnh về amidan khởi phát, bạn cần chú ý đến một số vấn đề sau đây:

  • Tránh hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, chất kích thích. Đồng thời giảm ăn các loại đồ ăn cay nóng, dễ kích ứng niêm mạc amidan.
  • Chú ý đeo khẩu trang, che chắn và bảo vệ cổ họng cẩn thận khi ra đường.
  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, nên dùng nước muối loãng để súc miệng hằng ngày. Điều này sẽ giúp loại bỏ các loại vi khuẩn gây hại trú ngụ trong vòm họng hiệu quả.
  • Tăng cường đề kháng cho cơ thể bằng cách cân bằng chế độ dinh dưỡng. Nên chú trọng đến việc bổ sung nhiều vitamin C từ các nhóm thực phẩm lành mạnh.
  • Thăm khám, kiểm tra răng miệng và tai mũi họng định kỳ.

Amidan là cơ quan nằm trong vòm họng có vai trò rất quan trọng giúp bảo vệ hệ hô hấp và đường tiêu hóa. Cần chú ý chăm sóc tốt để tránh các tác nhân gây hại tấn công và gây bệnh ở amidan.

Ngày đăng 09:58 - 16/06/2022 - Cập nhật lúc: 15:56 - 08/02/2023
Chia sẻ:
Bị Sỏi Amidan có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?
Sỏi amidan là bệnh lý về đường hô hấp khá phổ biến. Tuy nhiên “Bị sỏi Amidan có nguy hiểm không” vẫn là một trong những thắc mắc thường gặp…
Chữa viêm amidan bằng diện chẩn có thực sự hiệu quả?

Chữa viêm amidan bằng diện chẩn được rất nhiều bệnh nhân áp dụng để hỗ trợ điều trị bệnh cho…

Cách chữa sỏi amidan tại nhà đơn giản nhanh chóng, hiệu quả

Cách chữa sỏi amidan tại nhà với chanh, gừng, nước muối, và tinh dầu sả giúp thu nhỏ sỏi và…

Viêm amidan gây khó thở chỉ xuất hiện khi amidan sưng to Viêm amidan gây khó thở có nguy hiểm không? Nên xử lý như thế nào?

Viêm amidan gây khó thở là một triệu chứng ít gặp nhưng lại vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm…

Phương pháp Coblator tiên tiến nhất về mặt kỹ thuật và có thời gian phục hồi sau phẫu thuật ngắn nhất Sau cắt amidan tĩnh dưỡng bao lâu, mấy ngày thì khỏi?

Người được phẫu thuật cắt amidan phải thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt đặc biệt nếu muốn…

7 Cách Chữa Viêm Amidan Bằng Thảo Dược Hiệu Quả Tại Nhà

Chữa viêm amidan bằng thảo dược là một phương pháp được nhiều người áp dụng. Các thảo dược có tác…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua