Tổng hợp 10 bí quyết SỐNG TRƯỜNG THỌ của các đại danh y Trung y

Đông y không chỉ có Y thuật, mà còn có Y đạo – là toàn bộ kinh nghiệm được rút ra từ đấu tranh với bệnh tật trải qua hàng ngàn năm lịch sử, là những báu vật được truyền từ đời này qua đời khác.

Quốc y đại sư là danh hiệu dành cho những bậc danh y nổi bật nhất, người mà biết vận dụng và kế thừa đúng đắn những kiến thức y học ưu việt, từ đó ứng dụng và mở rộng phục vụ cộng đồng, làm cho ngành đông y phát triển.

Sau đây là 10 bí quyết quan trọng nhất của 10 danh y được đánh giá cao nhất, giúp thế hệ sau có thể kế thừa kinh nghiệm sống của các thế hệ đi trước, để luôn khỏe mạnh.

1. Đại sư Đặng Thiết Đào, 95 tuổi, Giáo sư Đại học Trung y dược Quảng Châu

Muốn sống khỏe thì đừng quá mưu cầu danh lợi, sự nổi tiếng chớp nhoáng, tâm trạng phải thuận theo tự nhiên. Ăn uống điều độ, sinh hoạt có giờ giấc. Việc vận động, tập thể dục là thói quen không thể thiếu, cá nhân ông mỗi ngày đều tập khí công “Bát đoạn cẩm” để duy trì sức khỏe.

Ông áp dụng phương pháp tắm nóng lạnh đan xen. Đây được xem là bí quyết quan trọng nhất. Việc vừa tắm nước lạnh rồi lại tắm nước nóng trong quá trình vệ sinh thân thể một cách xen kẽ giúp cho huyết quản được giãn nở và co thắt một cách nhịp nhàng, mỗi lần tắm là một lần mát xa huyết quản.

Theo giáo sư Đào, người có huyết quản tốt, thông suốt thì không lo bị bệnh tim mạch, huyết áp.

2. Đại sư Chu Lương Xuân, 94 tuổi, danh y tỉnh Giang Tô, chuyên chữa bệnh ung thư bằng trùng dược.

10 danh y đại sư Trung Quốc tiết lộ công thức sống khỏe: Xem một lần, ứng dụng cả đời - Ảnh 2.

Đại sư Chu Lương Xuân

Bí mật sống thọ của ông là ăn một loại “cháo trường thọ” đều đặn trong 60 năm.

Nguyên liệu nấu cháo cho 5 ngày ăn gồm: Đậu xanh 50g, ý dĩ hoặc bo bo 50g, hạt sen 50g, đậu lăng 50g, táo tàu 30g, kỷ tử 10g, hoàng kỳ 250g (người bình thường thì dùng 30g).

Cách nấu cháo: Hoàng kỳ đun lấy nước, bỏ bã. Các loại hạt rửa sạch, dùng nước hoàng kỳ để nấu với lửa to cho đến khi sôi, giảm lửa nhỏ đun tiếp 40 phút để hỗn hợp chín thành cháo, cho kỷ tử vào đun thêm 10 phút.

Chia nồi cháo ra thành 5 phần (cất tủ lạnh), mỗi ngày ăn 1 phần. Phần này chia đôi để ăn 2 lần, trước bữa sáng và cuối bữa tối.

3. Đại sư Nhan Đức Hinh , 91 tuổi, Đại diện Hội Trung Y Thượng Hải với bí quyết “hằng pháp” khí huyết

Bí quyết của Đại sư Hinh chính là cân bằng khí huyết bằng các bài tập dưỡng sinh. Theo ông, tuổi thọ của con người có sự liên quan chặt chẽ đến quá trình lão hóa của mạch máu và sự thông suốt của các huyết mạch bé nhỏ.

Khi khí huyết lưu thông toàn thân thì nội tạng sẽ được điều hòa, cơ thể mới có thể khỏe mạnh.

Ông cho biết, loại thuốc bổ tốt nhất của ông là những thứ có tác dụng kiện tì vị, bổ khí, hoạt huyết. Ví dụng như trà hoa hồng, đào nhân. Mỗi sáng ngủ dậy đều uống nước lọc khi bụng rỗng để thực hiện liệu trình rửa ruột.

4. Đại sư Lục Quảng Tân, 84 tuổi, giáo sư Học viện Trung y khoa Trung Quốc, chuyên gia lý luận Trung y.

Bí quyết sống thọ của ông là ăn chậm nhai kỹ, ăn một quả trứng cũng cần thật chậm. Nên mang theo một cảm giác hưởng thụ khi ăn bất kỳ một món nào. Mỗi ngày ông đều ăn 2 quả trứng gà. Ông tin rằng trứng chứa chứa một số lượng lớn lecithin, có thể chống lão hóa.

Ông duy trì thói quen dậy sớm, dùng tay xoa bóp vùng tai, xoa bụng, làm cho kinh mạch và huyết quản lưu thông, hỗ trợ dạ dày tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng, đào thải chất cặn bã.

Mỗi buổi tối trước khi đi ngủ thì ngâm chân nước ấm, thúc đẩy tuần hoàn và duy trì giấc ngủ chất lượng nhất.

5. Đại sư Lộ Chí Chính, 96 tuổi, Giáo sư học viện Trung y khoa Trung Quốc

10 danh y đại sư Trung Quốc tiết lộ công thức sống khỏe: Xem một lần, ứng dụng cả đời - Ảnh 3.

Đại sư Lộ Chí Chính

Bí quyết sống thọ của giáo sư Chính là ăn gừng vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy. Nếu kết hợp gừng với táo tàu, đường nâu để làm thành món đồ uống dưỡng sinh thì vô cùng tuyệt vời.

Lưu ý là chỉ uống gừng vào buổi sáng, tuyệt đối không nên uống vào buổi tối.

Ông cũng duy trì thói quen buổi sáng ngủ dậy mát xa mặt, xoa bóp cơ thể.

Trước khi đi ngủ thì ngâm chân nước ấm hoặc thảo dược để duy trì sức khỏe, làm cho máu chạy xuống chân nhiều hơn, giúp não thư giãn và nhanh chóng đi vào giấc ngủ sâu, chất lượng.

6. Đại sư Chu Trọng Anh, 84 tuổi, Nguyên Giám đốc Đại học Trung y dược Nam Kinh

Giáo sư Anh chia sẻ bí quyết sống thọ là yêu công việc. Ông duy trì việc khám bệnh nửa ngày trong tuần, mỗi tuần 5 ngày. Ông coi việc khám bệnh là niềm vui của đời người. Ngoài ra, ông tuân thủ cách sống có nguyên tắc, không thức khuya.

Ông thích phương châm sống giản dị, không mưu cầu danh lợi sẽ không nảy sinh lòng tham. Tính tình dĩ hòa vi quý, thái độ sống vui vẻ, tích cực và khoan dung.

7. Đại sư Đường Do Chi, 85 tuổi, bác sĩ chuyên khoa Mắt, Bệnh viện Trung y Bắc Kinh, chuyên châm cứu cho Chủ tịch Mao Trạch Đông

Quan điểm sống thọ của giáo sư Chi là muốn dưỡng sinh, phải dưỡng tâm. Tâm trí và đầu óc phải cởi mở, biết đủ là đủ, vui vẻ, hòa đồng, duy trì cảm giác nhẹ nhàng, thư thái.

Dù đã cao tuổi nhưng mỗi tuần ông tiến hành châm cứu 2 lần cho các bệnh nhân. Duy trì sự vui vẻ và tiếp nhận những điều mới mẻ, không ngừng tư duy, thúc đẩy não làm việc đều đặn để không bị lão hóa.

Ngoài ra, ông luôn đảm bảo giấc ngủ đủ, ít nhất 7 giờ mỗi ngày, buổi trưa cũng lên lịch ngủ nghỉ cố định.

8. Đại sư Lý Chân Hoa, 87 tuổi, nguyên Giám đốc Học viện Trung y Hà Nam

Bí quyết sống khỏe của ông là chú trọng việc điều hòa và cân bằng tì vị, ăn uống thanh nhạt, đảm bảo tính điều độ, không ăn tạp ăn nhiều.

Ngoài ra, ông đặc biệt chú ý đến việc tập thể dục, đi bộ vào buổi tối. Nếu thời tiết không tốt thì ông cũng sẽ vận động tại nhà, trong phòng khách hoặc bất kỳ chỗ nào thuận tiện ít nhất 15 phút. Ông thường luyện viết thư pháp để rèn luyện tính cách, tâm thái.

9. Đại sư Trương Kỳ, 90 tuổi, Chuyên gia khoa thận, Chủ tịch hội bệnh thận Trung Quốc

10 danh y đại sư Trung Quốc tiết lộ công thức sống khỏe: Xem một lần, ứng dụng cả đời - Ảnh 4.

Đại sư Trương Kỳ

Bí quyết sống thọ của ông là giữ cho tinh thần luôn vui vẻ lạc quan, tâm thế thư giãn nhẹ nhàng. Dù có gặp phải bất kỳ chuyện gì hay lời nói không vui thì cũng chỉ cười trừ cho qua.

Ăn uống và bổ sung dinh dưỡng thuận theo tự nhiên, không ăn quá nhiều, quá no, cũng không quá kiềm chế, kiêng khem.

Không phải cứ nghe nói thực phẩm này không tốt, thực phẩm kia có hại là cắt đứt không ăn, mà cần phải nghiên cứu, ăn với lượng vừa phải, cân bằng.

10. Đại sư Trương Học Văn, 76 tuổi, Giám đốc Học viện Trung y Thiểm Tây, là một trong những người được phong danh hiệu Quốc y đại sư trẻ nhất Trung Quốc

Bí quyết của ông là đối xử tốt với tất cả bệnh nhân. Có rất nhiều bệnh nhân coi ông như là ân nhân, nhờ giúp đỡ và chữa bệnh.

Đa số họ đều được không nhận lời, không bao giờ từ chối ai.

Ông quan niệm, muốn sống thọ thì phải cởi mở, có trái tim rộng lượng, chăm chỉ làm việc và ăn uống đơn giản.

*Theo Health/Sina

Ngày đăng 01:55 - 04/06/2017 - Cập nhật lúc: 01:55 - 04/06/2017
Chia sẻ:
6 bí quyết VÀNG chăm sóc sức khoẻ AI CŨNG NÊN BIẾT
MỌI BỆNH TẬT CỦA CƠ THỂ đa phần đều do ĂN UỐNG SINH HOẠT không khoa học gây ra. Chỉ…
Top những mẹo nhỏ cho đôi mắt luôn khỏe đẹp
Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn, đôi mắt là ánh sáng của cuộc đời, vậy bạn đã đã…
GAN NHIỄM MỠ – Sát thủ thầm lặng từ những thói quen xấu
Xã hội phát triển, chất lượng cuộc sống ngày càng tăng cao, con người được ăn ngon, mặc đẹp hơn.…
CHÓNG MẶT – Biểu hiện của hàng loạt căn bệnh nguy hiểm
Chóng mặt là một kiểu trở ngại về chức năng của não thường gặp, cũng là một trong những triệu…
6 nhóm đối tượng dễ mắc ung thư dạ dày nhất tại Việt Nam

Là căn bệnh gây tử vong cao nhưng lại khó phát hiện, ung thư dạ dày đang là nỗi ám…

7 sai lầm tuyệt đối phải tránh sau khi uống rượu

Mỗi năm trên thế giới có 180 vạn người chết vì uống rượu, ngoài nguyên nhân lái xe khi đang…

Nhận biết những dấu hiệu này trước một tháng để tránh đột quỵ

Nếu nhận thấy người thân mình có những dấu hiệu dưới đây, có lẽ bạn nên đưa họ đi khám…

Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn nhịn ăn sáng?

Nhiều người có thói quen ngủ nướng vào cuối tuần, và tất nhiên bỏ luôn bữa sáng. Nhiều người, nhất…

Chị em nội trợ phải biết những mẹo này để có thể trữ thực phẩm tươi ngon cực lâu

Trước vấn nạn thực phẩm bẩn như hiện nay, nhiều gia đình trên thành phố không giám mua rau quả…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua