Thuốc kháng sinh và những nguyên tắc cơ bản khi sử dụng

Kháng sinh (antibiotic) là tên gọi chung của các loại thuốc có tác dụng tiêu diệt hoặc ức chế sự sinh sản, phát triển của vi khuẩn. 

Kháng sinh đầu tiên chính thức được Alexander Fleming phát hiện năm 1928 và đặt tên là penicillin.

Cho đến nay, nhiều nhóm kháng sinh đã được phát hiện và sản xuất phục vụ cho công tác chữa bệnh như nhóm beta lactam, aminoglycoside, tetracyclin, macrolid, chloramphenicol, sulfonamide và quinolone.

Các loại thuốc kháng sinh

Khi nào không nên sử dụng kháng sinh?

Bên cạnh sự tồn tại của vi khuẩn, thế giới vi sinh vật còn có các virus. Về bản chất, virus đơn giản chỉ là một cấu trúc gồm một sợi DNA hoặc RNA được bao phủ bởi một số loại protein.

Virus có kích thước rất nhỏ và có khả năng bám rồi xâm nhập vào tế bào đích để lợi dụng tế bào đích tổng hợp nên nhiều phẩn tử DNR hoặc RNA của virus. Sau khi tổng hợp ra các virus mới, các virus này lại thoát ra khỏi tế bào và xâm nhập vào các tế bào khác.

Trong quá trình xâm nhập và điều khiển hoạt đọng của tế bào, các virus có thể gây tổn thương hoạt động của tế bào, sản xuất ra các chất gây kích ứng hệ thống miễn dịch của cơ thể, biến tế bào bị tổn thương thành tế bào lạ để tế bào bạch cầu tiêu diệt. Phản ứng viêm xuất hiện và các triệu chứng gần giống với triệu chứng của nhiễm khuẩn.

Điều đặc biệt cần quan tâm chính là virus hoàn toàn không bị tiêu diệt bởi kháng sinh. Điều đó có nghĩa là khi bị nhiễm virus, việc sử dụng kháng sinh là không có hiệu quả.

Như vậy, nếu bị nhiễm virus, không cần phải sử dụng kháng sinh.

Tuy nhiên làm thế nào phân biệt được nhiễm khuẩn với nhiễm virus đặc biệt là đối với trẻ nhỏ?

Theo PGS. TS. Nguyễn Tiến Dũng, khoa Nhi, bệnh viện Bạch Mai, sốt vi rút và nhiễm trùng hô hấp là hai căn bệnh hay gặp nhất trong thời điểm này. Bệnh đều do vit rút gây ra, thường chỉ sau 5 – 7 ngày là khỏi, mà không cần phải dùng kháng sinh, chỉ cần điều trị triệu chứng giảm sốt, giảm ho nếu ho quá nhiều.

PGS Dũng cho biết không chỉ ở trẻ nhỏ, có những gia đình cả nhà bị sốt và ho. Khi bị nhiễm trùng đường hô hấp, dấu hiệu đặc trưng là người bệnh ho rất nhiều, thậm chí có những người ho cả đêm, ho đến chảy nước mũi, nước mắt.

Nhiễm trùng hô hấp cũng có thể gây sốt nhưng thường sốt không cao và sốt cũng không phải dấu hiệu đặc trưng của bệnh.

Sốt vi rút có biểu hiện trẻ đột ngột sốt cao 39 – 40 độ C, đôi khi không có triệu chứng gì khác ngoài sốt. Khi bé sốt cao rất mệt mỏi, tuy nhiên khi hạ sốt bé lại trở nên linh hoạt. Bé thường bị sổ mũi sau 2 – 3 ngày bị sốt, nước mũi trong.

Khác với các thể sốt khác, sốt vi rút khi đã hết thể trạng của trẻ trở lại như bình thường. Trong trường hợp trẻ vẫn mệt li bì dù đã hạ sốt, cần đưa ngay đến bệnh viện vì lúc này, sốt có thể là dấu hiệu của một bệnh lý khác.

Nguyên tắc sử dụng kháng sinh để giảm nguy cơ gây ra các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh

– Chỉ sử dụng kháng sinh khi thật sự bị bệnh nhiễm khuẩn. Chỉ có thầy thuốc điều trị dựa vào kinh nghiệm chữa bệnh, dựa vào xét nghiệm, làm kháng sinh đồ mới xác định được có nhiễm khuẩn hay không?

– Phải chọn đúng loại kháng sinh. Nếu chọn dùng kháng sinh không đúng loại bệnh thuốc sẽ không có hiệu quả

– Phải có sự hiểu biết về thể trạng người bệnh. Ðặc biệt đối với các phụ nữ có thai, người già, người bị suy gan, suy thận, chỉ có thầy thuốc điều trị mới có đủ thẩm quyền cho sử dụng kháng sinh

– Phải dùng kháng sinh đúng liều đúng cách. (Kháng sinh đường tiêm không được dùng cho đường uống chẳng hạn).

– Phải dùng kháng sinh đủ thời gian. Tùy theo loại bệnh và tình trạng bệnh thời gian dùng kháng sinh có khi dài khi ngắn nhưng thông thường là không dưới 5 ngày

– Chỉ phối hợp nhiều loại kháng sinh khi thật cần thiết

– Phòng ngừa bằng thuốc kháng sinh phải thật hợp lý. Chỉ có những trường hợp đặc biệt thầy thuốc mới cho dùng thuốc kháng sinh gọi là phòng ngừa.

Ví dụ, dùng kháng sinh phòng ngừa trong phẫu thuật do nguy cơ nhiễm khuẩn hậu phẫu. Hoặc người bị viêm nội mạc tim đã chữa khỏi vẫn phải dùng kháng sinh để ngừa tái nhiễm

– Chỉ nên sử dụng thuốc kháng sinh theo sự chỉ định của bác sĩ và theo sự hướng dẫn của dược sĩ có kiến thức về sử dụng kháng sinh.

– Lựa chọn thực phẩm để tránh ăn phải thực phẩm có dư lượng kháng sinh.

Theo Y học và đời sống

Ngày đăng 17:54 - 02/03/2017 - Cập nhật lúc: 17:54 - 02/03/2017
Chia sẻ:
Không có nhân sâm, chỉ cần mua 6 loại “thần dược” vừa bổ vừa rẻ này ở ngay ngoài chợ
Sở hữu giá thành rẻ và công dụng không thua kém nhân sâm, 6 loại thần dược giá bình dân…
Đừng uống thuốc an thần, đây mới là loại thực phẩm trị mất ngủ hiệu quả
Mất ngủ kinh niên sẽ không còn là vấn đề nếu bạn biết tận dụng những loại thực phẩm có…
Giật mình tác hại của “ma-men”: Nguyên nhân gây hàng loạt căn bệnh ung thư hiện nay
Khoa học đã chứng minh đồ uống chứa cồn gồm rượu, bia, sake… là nguyên nhân gây ra một số…
Đã có kết luận chính xác hộp xốp, đồ nhựa dùng một lần có thể phá hủy gan và gây ung thư nghiêm trọng
Thói quen sử dụng hộp xốp, đồ nhựa dùng 1 lần để đựng thức ăn gây ảnh hưởng rất lớn…
Sâu răng tự hết nhờ loại nước này, đảm bảo 10 năm sau không bị sâu nữa

Công dụng chữa bệnh răng miệng của lá bàng non từng được đề cập trong cuốn sách Những cây thuốc…

DrVitamin cung cấp đa dạng các giải pháp chăm sóc sức khỏe TOÀN DIỆN cho người Việt DrVitamin là gì? Hướng dẫn mua hàng trên Nền tảng DrVitamin

Nếu bạn là người thường xuyên mua sắm các sản phẩm chăm sóc sức khỏe online chắc chắn không còn…

Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn nhịn ăn sáng?

Nhiều người có thói quen ngủ nướng vào cuối tuần, và tất nhiên bỏ luôn bữa sáng. Nhiều người, nhất…

6 cách phòng tránh ung thư dạ dày hiệu quả ai cũng nên thực hiện

Qua những nghiên cứu cho thấy, nguyên nhân gây ung thư dạ dày phần nhiều là có liên quan đến…

Gần 100 tấn mỡ bẩn suýt được “phù phép” để chế biến bánh kẹo Tết

Theo những tin tức mới nhất trên báo Dân Việt, vào ngày 31/12/2015, Đội Kinh tế thương mại, Phòng Cảnh…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua