Báo động số ca mắc sốt xuất huyết tăng vọt gấp 4 lần ở Hà Nội

Theo sức khoẻ đời sống đưa tin số ca mắc sốt xuất huyết tăng vọt gấp 4 lần ở Hà Nội. Ông Hoàng Đức Hạnh- Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, tính đến ngày 22/6, Hà Nội đã có trên 2.000 người bệnh sốt xuất huyết, tăng hơn 4 lần so với cùng kỳ 2016. Việc không hiểu rõ về bệnh sốt xuất huyết, cũng như không phân biệt được bệnh sốt xuất huyết với sốt virus hay cảm sốt thông thường, nên khi phát hiện ra bệnh sốt xuất huyết bệnh thường đã ở giai đoạn rất nặng, nhiều trường hợp dẫn đến tử vong. Dưới đây là cách phân biệt bệnh sốt xuất huyết và cách phòng ngừa hiệu quả căn bệnh nguy hiểm này.

Các quận nội thành, dân cư tập trung đông như Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Hoàn Kiếm đang là những khu vực trọng điểm sốt xuất huyết.

Theo ông Hạnh, thông thường mùa dịch sốt xuất huyết ở Hà Nội là tháng 9-11 hằng năm, nhưng năm nay mùa dịch bắt đầu từ rất sớm – từ đầu tháng 5, đã có một nữ sinh viên 19 tuổi tử vong sau nhiều năm Hà Nội không có người sốt xuất huyết tử vong.

Báo động số ca mắc sốt xuất huyết tăng vọt gấp 4 lần ở Hà Nội - Ảnh 1.

Bệnh nhân mắc bệnh sốt xuất huyết dang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW

“Diễn biến dịch bệnh sốt xuất huyết tại Hà Nội trong năm nay phức tạp do chu kỳ dịch có sự thay đổi bất thường, không theo chu kỳ dịch những năm trước thể hiện ở số ca mắc tăng nhanh và cao sớm so với chu kỳ dịch những năm trước từ 2-3 tháng.

Dịch được ghi nhận trên diện rộng và xuất hiện nhiều ổ dịch phức tạp có quy mô xã, phường với số bệnh nhân cao”- ông Hạnh nói.

Thống kê của khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương trong 6 tháng đầu năm 2017 cho thấy, trong số 27 trường hợp nhập viện do sốt xuất huyết, riêng tháng 6 đã chiếm 13 ca.

Tiến trình của bệnh sốt xuất huyết

Chia sẻ trên báo Gia đình và Xã hội, bác sĩ Nguyễn Thành Úc – phó khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang cho biết, thông thường sốt xuất huyết cần phải được xác định trong 3 ngày đầu tiên kể từ khi khởi sốt.

Ngày thứ 1:  Bệnh nhân sốt cao, đột ngột, liên tục, sốt không ớn lạnh, mặt ửng đỏ, họng đỏ không đau. 

Ngày thứ 2: Bệnh nhân tiếp tục sốt cao, liên tục. Hãy cố gắng tìm các dấu hiệu xuất huyết trên cơ thể như xuất huyết dưới da trên bụng, tay chân, mí mắt, cổ. 

Ngày thứ 3:  Dấu hiệu sốt xuất huyết trở nên rõ ràng hơn rất nhiều. Bệnh nhân vẫn còn sốt cao, có thể xuất huyết da niêm mạc như chảy máu mũi, máu răng. Nếu trẻ trên tuổi dậy thì hỏi thêm về kinh nguyệt có ra huyết bất thường không? Bệnh nhân có thể cảm giác khó chịu, đau bụng nhợn ói. Hãy làm xét nghiệm máu, kết quả máu nếu có Hct tăng 39-40%, tiểu cầu giảm dưới 150.000 tế bào/mm3 là chẩn đoán SXH chính xác đến trên 90%. 

Sang ngày thứ 4, thứ 5 các triệu chứng rõ ràng nhất.

Phòng bệnh sốt xuất huyết trong cộng đồng

Báo động số ca mắc sốt xuất huyết tăng vọt gấp 4 lần ở Hà Nội - Ảnh 2.

Tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết cho người dân tại Hà Nội

Theo Bộ Y tế, bệnh sốt xuất huyết đến nay chưa có vắc-xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Ðể tích cực phòng bệnh, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân thực hiện các biện pháp sau:

– Ðậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng. Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy;

– Thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.

– Loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ…

– Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.

– Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

– Khi bị sốt, đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

Theo Sức khoẻ đời sống

Ngày đăng 15:20 - 27/06/2017 - Cập nhật lúc: 15:32 - 27/06/2017
Chia sẻ:
Những “thủ phạm” khiến trẻ lớn trước tuổi, dậy thì sớm: Cha mẹ nên biết để tránh ngay!
Trẻ bị dậy thì sớm, phổng phao trước tuổi là nguyên nhân dẫn đến nhiều hệ lụy khiến cha mẹ…
10 LỜI KHUYÊN SỨC KHOẺ – ai cũng nên khắc cốt ghi tâm
Những lời cảnh báo này đã thức tỉnh nhận thức của rất nhiều người nghe, bạn hãy dành thời gian…
Những thực phẩm “khắc tinh” với mỡ thừa: Nếu muốn giảm cân bạn đừng bỏ lỡ!
Muốn giảm cân không chỉ là tập thể dục, mà còn phải điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp.…
Hướng dẫn làm món trứng ngâm giấm chữa bệnh “thần kỳ” nổi tiếng từ 1800 năm trước
Món trứng ngâm giấm vì sao nổi tiếng và tồn tại được hơn 1800 năm chỉ với cách làm đơn…
Những phát hiện thực phẩm bẩn gây “kinh hoàng” năm 2015

Dùng chất tẩy trắng, bột tinh luyện, thậm chí là chất diệt cỏ để chế biến thực phẩm, sản xuất…

Sự kết hợp kì diệu giữa nền y học cổ truyền và hiện đại

Cách đây đúng 60 năm, vào ngày 27/2/1955, nhân dịp Hội nghị Cán bộ y tế được tổ chức tại…

Đỗ đen: Loại hạt bổ thận, giải độc đặc biệt dành cho mùa hè

Theo đông y, đỗ đen là thực phẩm bổ thận đặc biệt. Khi sử dụng đỗ đen vào thực đơn…

Sự thật kinh hoàng bên trong bệnh viện về rác thải y tế

Hàng chục tấn rác thải y tế độc hại lẽ ra phải bị tiêu hủy theo đúng quy trình nghiêm…

8 loại rau xanh giúp thải độc cơ thể bạn biết chưa

Cải bắp, xà lách, súp lơ xanh hay cải xoong, măng tây... là những loại rau xanh giàu dưỡng chất…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua